|
CHƯƠNG XXVIII HỘI AN NAM PHẬT HỌC Ở TRUNG KỲ - 2 - |
Thiền
sư Huệ Pháp(66),
giáo thọ của Giác Tiên, là tọa chủ chùa Thiên Hưng. Năm
1920, khi ông khai giảng lớp Phật pháp cao học tại đây, thiền
sư Giác Tiên, không những đã tới tham học mà lại còn đem
các vị đệ tử của mình tới dự tính nữa. Thiền sư Huệ
Pháp, người họ Đinh, sinh năm 1871 tại làng Trung Kiên phủ
Triệu Phong tỉnh Quảng Trị. Ông xuất gia tại chùa Từ Hiếu,
làm đệ tử của thiền sư Cương Kỷ. Năm 21 tuổi, thụ Sa
di giới, ông được thiền sư đặt pháp danh là Thanh Tú, pháp
tự là Phong Nhiêu. Ông thụ giới Cụ Túc tại Giới Đàn tổ
chức tại chùa Báo Quốc năm 1894 do thiền sư Lương Duyên
tổ chức. Năm sau, ông được đắc pháp với thiền sư Lương
Duyên, hiệu là Huệ Pháp. Năm 1896, môn đồ chùa Thiên Hưng
đến Từ Hiếu đảnh lễ thiền sư Cương Kỷ để xin rước
Huệ Pháp về trú trì chùa Thiên Hưng.
Ông
hành đạo rất tinh tấn. Mỗi năm ông an cư hai lần, vào mùa
Hạ và mùa Đông. Ông thường mở những lớp giảng kinh cho
những tăng sĩ tới cầu học: kinh Pháp Hoa, kinh Lăng
Nghiêm, kinh Phạm Võng, luật Tứ Phần v.v…
Năm 1910, ông được mời làm đệ tam tôn chứng trong giới
đàn chùa Phúc Lâm ở Quảng Nam do thiền sư Vĩnh Gia làm chủ
tọa. Năm 1911 ông khởi công trùng tu chùa Thiên Hưng. Vua Khải
Định ban giới đao độ điệp cho ông vào năm 1919 và sắc
cho ông làm trú trì chùa Diệu Đế. Năm 1924, ông được mời
làm giáo thọ cho toàn thể giới tử đại giới đàn Từ Hiếu.
Năm 1926 ông được ban chức Tăng Cương chùa Diệu Đế. Ông
tự thiêu năm 1927 tại chùa Thiên Hưng, hưởng thọ 56 tuổi.
Tháp ông được xây tại chùa Từ Hiếu và đệ tử của ông
là thiền sư Quảng Tu kế thế trú trì chùa Thiên Hưng. Bài
văn khắc trong bia dựng ở tháp ông là do thiền sư Viên Thành
thảo. Viên Thành đã viết:
"Đại sư thiệp
liệp giáo pháp; tông chỉ và lý thuyết đều tinh, chuyên tâm
nghiên cứu nghĩa lý chỉ quán phái Thiên Thai, lại thường
khuyên người tu Tịnh độ để làm con đường giải thoát
mau chóng… Đại sư tùy cơ ứng đối thích hợp như sữa
và nước hòa nhau, cơ duyên hóa độ rất nhiều không sao thuật
hết…"
Đối với Huệ
Pháp, Viên Thành làm một pháp điệt. Ông xem Huệ Pháp như
thầy của ông và giao tình giữa hai người suốt mời mấy
năm rất là mật thiết. Lúc Huệ Pháp viên tịch, Viên Thành
rất thương tiếc. Ông đi một đôi câu đối như sau:
Bất
tuệ nhẫn vị nhân vị nhẫn xả thiên tiên, tri kỷ lệ thành
Hồng hạnh vũ;
Đại
khai sĩ hữu duyên quy Phật tảo, cố sơn mộng đoạn Bích
đào thiên.
Dịch:
Kẻ
hậu sinh chưa nỡ bỏ thân ngay, tri kỷ khóc thành mưa Hồng
hạnh:
Bực khai sĩ có duyên về Phật sớm, non xưa mộng thấy chốn Đào hoa. Bài minh của Viên Thành viết ở cuối bia như sau: Giác Hoàng
ứng thế thủy vi ngôn
Bàng
bạc nhật nguyệt, châu kiền khôn
Trí
giả tài biện cùng hóa nguyên
Thì
vi diễn thuyết khai mê hôn.
Hằng
sa giáo điển tuy vân vân,
Diệu
nhập Thiên Thai Chỉ Quán môn.
Đại
sư cận xuất dương thanh phân
Chí
kiên, khí trực, mạo thả ôn.
Thiếu
nhi mẫn ngộ, lão ích cần.
Hoặc
sám hoặc giảng vong bô hân
Trung hưng giáo quản chân điệt quần Tung hoành ngôn luận diệu nhập thần. Di văn xán nhượckhả ngôn lân. Từ thuần lý chính đạo bất phiền, Hà nhĩ học đồ nhật tuấn bôn. Ký tư chính giác tiêu ba tuần. Hạnh cao danh vọng thượng quốc văn. Thiên tử khiển sứ lai trung hôn. Triều dã huân thích cố sở hân. Điệp mông cung tứ hồi thiên ân Tri thân biến điệt như phù vân Thệ dũng khí xả cam xu phần. Tông thuyết kiêm thông, thùy kỳ nhân Sư tâm liễu liễu sở túc đôn, Pháp thân vô tướng, ninh phi chân? Kim tuy vân vong, ninh phi tồn? Hậu thế tử tôn kỳ phồn phồn. Khâm sư đạo hạnh quan tư văn. Dịch: Giác hoằng ứng thế mở lời mầuBàng
bạc trăng sao nghĩa thẳm sâu
Kẻ
trí biện tài đem giáo hóa
Thuyết
pháp cứu độ đời thương đau
Giáo
điển tuy nhiều đến vô lượng
Thiên
Thai Chỉ Quán riêng tâm đầu
Đại
sư xuất thân dòng cao khiết
Chí
bền, lòng thẳng, dáng thanh tao
Tuổi
thơ nhanh nhẹn, lớn cần mẫn
Thiền
sàng pháp tọa không hề xao.
Trùng hưng giáo quán trong thiên hạ Ngôin luận tung hoành như trời cao Văn từ sáng rỡ không khúc mắc Giản lược lời ngay ý nghĩa sâu Học đồ bốn phương về tụ hội Đuốc tuệ soi đường, ma chạy mau. Nhà vua tôn sùng sai sứ thỉnh Trong triều ngoài quận thảy mong cầu Biết thân bèo bọt như mây nổi Phó thác hình hài ngọn lửa cao. Thiền giáo hai bên đều nắm vững Tâm tư sáng rỡ bậc anh hào Pháp thân không tướng mà chân thực Nói mất mà còn muôn đời sau Cháu con sau này như có nhớ Tìm
tới bia này đọc mấy câu.
Thiền sư Phước
Huệ tên là Nguyễn Tấn Giao, sinh năm 1869 tại làng Nhơn Thành,
Bình Định, xuất gia năm 1881 tại chùa Thập Tháp dưới sự
hướng dẫn của thiền sư Chí Tịnh. Ông lại được theo
học với thiền sư Châu Long chùa Tịnh Lâm, Phù Cát, và thiền
sư Luật Truyền tại chùa Từ Quang ở Đá Trắng. Ông thọ
đại giới năm 1889 và đắc pháp năm 1892 với thiền sư Luật
Truyền. Năm 1894, ông làm trú trì chùa Phổ Quang ở huyện
Tuy Phước. Năm 1901 ông được triều đình ban cho giới đao
độ điệp làm Tăng Cương cho chùa Thập Tháp. Năm 1908 ông
được mời ra hoàng cung giảng đạo đồng thời cũng để
khai một khóa giảng kinh tại chùa Trúc Lâm. Các vua Thành Thái,
Duy Tân và Khải Định đều có mời ông vào cung giảng đạo.
Vì vậy ông được tôn xưng là quốc sư.
Năm
1920 ông tổ chức các lớp tăng học tại hai chùa Thập Tháp
và Long Khánh. Từ năm 1930 trở đi, theo lời thỉnh cầu của
thiền sư Giác Tiên, năm nào ông cũng ra Huế giảng dạy. Năm
1938 ông lại được mời làm chủ giảng Phật học đường
Long Khánh ở Quy Nhơn.
Tại
huế, ngoài các lớp cao học tại Trúc Lâm, ông còn dạy những
lớp cấp trung học tại Tường Vân và Tây Thiên. Phần lớn
những giáo sư và giảng sư hoạt động từ năm 1938 trở đi
đều có thụ giáo với ông trong số đó có nhiều vụ gốc
từ Nam Kỳ.
Năm
1934, ông có đề tựa cho sách Việt Nam Phật Giáo Sử Lược
của thiền sư Mật Thể. Bài tựa này được viết bằng Hán
văn tại chùa Thập Tháp. Khả năng giáo hóa của Phước Huệ
rất vĩ đại, vì vậy người đương thời đã tặng ông mỹ
hiệu "Phật pháp thiên lý câu" nghĩa là con ngựa ngàn dặm
của Phật pháp". Ông là tổ khai sinh chùa Phước Long tại
Phú Phong; thiền sư Trí Diệu, đệ tử của ông là trú trì
chùa này. Ông tịch năm 1945 tại chùa Thập Tháp. Đệ tử
xuất sắc nhất của ông là thiền sư Huệ Chiếu, được
ông ủy nhiệm kế thế trú trì chùa Thập Tháp. Thiền sư
Huệ Chiếu tịch năm 1965 và trao trách nhiệm cho thiền sư
Kế Châu.
Thiền
sư Phổ Huệ(68)
trú trì chùa Tịnh Lâm ở Bình Định cũng là một ngôi sao
rất sáng của Phật giáo thời ấy. Thiền sư là người họ
Trần, sinh năm 1870 tại làng Nhơn Thành tỉnh Bình Định. Ông
xuất gia năm 1882 tại chùa Châu Long và tu học dưới sự hướng
dẫn của thiền sư Từ Mẫn. Ông cũng đã được học Phật
với thiền sư Luật Truyền (Pháp Chuyên), chùa Từ Quang, ở
Phú Yên. Cũng như thiền sư Phước Huệ, ông đã từng được
triệu vào hoàng cung thuyết pháp. Ông là khai tổ chùa Bảo
Phong. Ông tịch năm 1931. Cao đệ của ông là thiền sư Huyền
Giác kế trú trì tổ đình Tịnh Lâm rất thịnh vượng, tiếng
tăm vang cả Trung Kỳ. Năm 1901 thiền sư Viên Thành, hồi ấy
còn nhỏ tuổivà còn ở chùa Ba La Mật, đã được gặp thiền
sư Phổ Huệ tại đại giới đàn Phú Yên và rát lấy làm
cảm phục về kiên trúc và đức độ của vị cao tăng này.
Ước ao được thân cận mà không thỏa nguyện, Viên thành
có làm một bài kệ sau đây, gửi cho Phổ Huệ:
Bình
bát truy tùy dĩ hữu niên
Đạo
năng thâm khế diệc tiền duyên
Vân
quang thuyết pháp hoa ưng trụy
Quý
phạp Tô Tuân chí học kiên.
Dịch:
Y bát bên mình trọn mấy niên Đạo tinh thâm áo cũng tiền duyên Vân
Quang thuyết pháp hoa rơi rụng
Thẹn
với Tô Tuân chí học bền.
Khoảng
năm 1926, thiền sư Phổ Huệ có viết thư khen ngợi thiền
sư Viên Thành về bài bạt này mà ông này đề trong ấn bản
kinh Pháp Bảo Đàn ấn hành tại Huế năm 1925. Cảm động
vì lá thư này, Viên Thành liền gửi vào hai bài kệ do ông
sáng tác để trình bày kiến giải mình, để cầu thiền sư
Phổ Huệ ấn chứng. Hai bài như sau:
Tham
thiền trực hạ liễu căn nguyên
Thánh
giải phàm tình lưỡng bất tồn
Đại
đạo khởi tùng tâm ngoại đắc?
Yếu
giao nhất niệm tuyệt phan viên.
Sơn
cùng thủy tận chuyển Thân lai
Bức
đắc kim cương chính nhãn khai
Vạn
tượng từng trung thân độc lộ
Niết
bàn sinh tử tuyệt an bài.
Dịch:
Tham cứu cho lên tột cội nguồnCòn
đâu ai thánh với ai phàm?
Ngòai
tâm, đạo lớn tìm đâu thấy?
Nhất
niệm chuyên trì dứt vạn duyên.
Cùng
non tột nước gửi thân về
Miễn
được kim cương mở mắt kia
Vạn
tượng bao la thân hiển lộ
Niết bàn sinh tử có hề chi? Phổ
Huệ có làm nhiều thơ nhưng hiện nay chỉ mới sưu tập được
bài ông là để tặng thiền sư Chí Thành. Xin xem bài này ở
phần nói về thiền sư Chí Thành ở Chương XXVII
Thiền
sư Viên Thành như đã nói trên là một thi sĩ nổi tiếng.
Ông là bạn thiết của thiền sư Giác Tiên, tên là Công Tôn
Hoài Trấp, sinh năm 1879 ở Thừa Thiên, Ông xuất gia năm 1895
hồi 16 tuổi, tại chùa Ba La Mật và học với Thiền sư Viên
Giác cho đến khi thiền sư mất vào năm 1900(69).
Năm 1901, ông thọ đại giới đàn tại giới đàn Phú Yên.
Tại giới đàn này ông được đậu đầu trong các giới tử.
Ông làm một bài văn tạ ơn hội đồng giám khảo bằng Hán
văn, được các vị trong hội đồng khen ngợi và thưởng
cho một bộ kinh Lăng Già Tâm Ấn, một số y và một
bình bác.
Chùa
Ba La Mật là của gia đình Nguyễn Khoa lập nên, cảm thấy
không được thoải mái ở đây, năm 1923 ông lên lập chùa
Tra Am gần tháp thiền sư Viên Giác, thuộc về thôn An Cựu.
Chùa chỉ là một thảo am vách đất nhưng rất đẹp và biểu
hiện được tâm hồn yêu nghệ thuật của Viên Thành. Những
cội mai và khóm trúc ông trồng được phối hợp với những
tảng đá gánh từ trên núi Ngự Phong về. Ông đặt tên dòng
suối nhỏ chảy qua trước chùa là Tẩy Bát Lưu và chiếc
cầu nhỏ bắc qua suối là Lược Ước Kiều. Tên chùa là
Tra Am và là nơi đọc sách là Ngọa Vân Khối. Chùa đẹp và
giản dị khiến cho thượng thư bộ kinh tế là Nguyễn Khoa
Kỳ một hôm đến thăm đã để lại một bài thơ sau đây:
Nhịp cầu Lược Ước bắc sang kheMột
mái am tranh gió bốn bề
Cúc
nở xuê xoang tuồng nệm gấm
Dây
leo dỏng dảnh bức màn the
Ngồi
xem nước chảy đôi ghềnh đá
Đứng
đợi trăng lên mấy cụm tre.
Cảnh
có, người vui, càng rốn lại
Mặt
trời khuất núi vẫn chưa về.
Tiêu
dấu Nguyễn Bá Trác, hồi đó đang trông nom phần Hán văn
cho tạp chí Nam Phong, cũng đã viết bài thơ sau đây
về Tra Am:
Lộ
chuyển thôn khê tăng viện thâm
Ngọ
chung thanh đậu trúc kiều âm
Chủ
nhân tọa định tây song lý
Ly
điểu đình hoa chứng đạo tâm.
Vũ
Hoàng Chương dịch như sau:
Bóng gợn cầu tre nhịp ngọ chung Âm
u tăng viện lối đi vòng
Chủ
nhân ngồi nhập thiền bên cửa
Hoa
nở chim kêu chứng tỏ lòng
Ông
thường giao thiệp thân mật với các thiền sư Tâm Tịnh,
Huệ Pháp, Tịnh Hạnh, Giác Tiên, cùng các văn thi sĩ như Nguyễn
Bá Trạc, Nguyễn Cao Tiêu, Nguyễn Thượng Hiền, Phan Khôi,
Lê Thiện Trai, Ưng Bình, Nguyễn Khoa Tân v.v…(70)
Năm 1918, Phan Khôi có đưa Phạm Quỳnh lên chùa Ba La Mật để
thăm Viên Thành.
Sau
đó Phạm Quỳnh đã viết trong báo Nam Phong:
"Cao
Tăng hiệu là Viên Thành Thượng Nhân, trú trì chùa Ba La Mật,
làng Nam Phổ, cách Huế bốn năm mươi cây lô mét. Nhờ có
ông bạn giới thiệu tôi mới biết được là thượng nhân,
thực là cảm phục tư cách phong nhã, tư tưởng cao thượng
của người… Bước chân vào trong tinh xá, tưởng như nơi
văn phòng của nhà thi nhân tao khách nào. Không phải do bày
biện đẹp không phải là cách trang sức khéo, nhưng bởi cái
khí vị riêng của nó phảng phất ở trong cái phòng ấy, khiến
người khách chơi biết ngay ông chủ nhân là người phong nhã
tài tình. Mà thượng nhân quả là người tài tình phong nhã
thật.
"Cái
tài tình của Viên Thành Thượng Nhân thì không phải tìm đâu
xa; cứ nghe ngay câu chuyện người nói cũng đủ biết; mỗi
nhời như nhả ngọc phun châu, mà tưởng cứ tự nhiên thành
bài thơ ứng khẩu vậy, người thơ chữ đã tuyệt bút mà
thơ nôm cũng rất hay".
Thơ
văn chữ Hán của thiền sư Viên Thành một phần được giữ
lại trong tác phẩm Lược Ước Tùng Sao của ông. Tác
phẩm này chỉ giữ được hai bài thơ Nôm. Ông Nguyễn Văn
Thoa cho biết đã sưu tầm lại được khoảng ba mươi bài
dưới các thể lục bát, song thất lục bát, hát nói và Đường
luật(71).
Lược Ước Tùng Sao sao chép thơ từ, câu đối, bi ký do Viên Thành và các thân hữu sáng tác từ lúc ông còn ở Ba La Mật cho đến Tra Am. Riêng về thơ có gần bảy mươi bài bằng chữ Hán. Tác phẩm này, tuy chưa được in lần nào, nhưng đã được chính tác giả duyệt lại và chữa những chỗ viết sai. Sau đây ta duyệt qua ít bài thơ của ông. Trước hết là ba bài thơ chữ Hán: 1- Sơ lâm vũ quá tịch dương thì Khê
bạn hoành tương trúc dịch xuy
Nhất
khúc tự ngu sơn thủy lục
Thử
tình bất dữ bạch vân tri.
Bửu
Cầm dịch:
Mưa tạnh rừng thưa lúc bóng tà Bên
khe tiếng sáo vẳng đưa xa
Vui
thay một khúc cùng non nước
Tình
nọ mây kia dễ biết ta.
2.
Tọa ủng quần phong phú bạch vân
Oanh
đề thâm cốc bất tri xuân
Nham
tiền hoa vũ tân phân lạc
Ngọ
mộng sơ hồi thúc cổ nhân
Dịch:
Nơi chốn non cao phủ bạch vân Tiếng
oanh hang vắng nhắc mùa Xuân
Hoa
trên sườn núi thi nhau rụng
3.
Tạc
tiêu thanh tại thụ gian đa
Hạc
lãnh sơn không nại nhĩ hà
Nhật
mộ tiêu diêu vu giáp vũ
Thụ
phong niễu niễu Động Đinh ba
Chi
dư cổ bách tam phân thúy
Vô
phục sương phong nhị nguyệt hoa
Quái
để Lan Đài bi Tống Ngọc
Bất
như lưu khứ nhậm thùy tha
Vũ Hoàng Chương
dịch:
Rì rào cây vẳng tiếng đêm qua Nghe
lạnh đồi không chiếc hạc già
Vu
Giáp chiều buông mưa lất phất
Động
Đình thu gợn sóng bao la
Tùng
khô chỉ sót đôi phần lá
Bàng
rợp đâu tìm một tán hoa
Lạ
nỗi đau lòng chi Tống Ngọc,
Còn
hay mất hãy mặc trời xa.
Sau
đây là một vài bài thơ Nôm:
1- Mai tĩnh, song thanh, lúc ngớt mưa Mành
tương phảng phất án sen đưa
Tiếng
chuông Thiên Mụ canh hầu sáng
Giấc
mộng hoàng lương đã tỉnh chưa?
2-
Lững
thững bên trời ngọn ráng thưa
Dặng
bờ thu thảo ngớt cơn mưa
Rêu
xanh đá mọc nhìn đường cũ,
Khói
biếc thành xây tưởng dấu xưa
Mây
phủ nhịp cầu sen ẩn ước
Cây
lồng bóng nước cảnh thừa ưa
Khách
quen năm trước bây giờ đến
Thử
hỏi non sông đã biết chưa?
3-
Thuyền
từ một lá vơi vơi
Biển
trần chở biết mấy người trầm luân.
Nhất
thiết vô hữu như Phật giả
Phật
là người hỉ xả từ bi
Xem
trong đời hư huyễn có ra chi
Đến
thê tử quốc thành cũng bỏ
Non
tuyết lãnh sáu năm tu khổ hạnh
Mành
hình hài xem có cũng như không.
Miễn
tu hành đạo quả cho xong
Xem
nhân thế ví bằng như dép rách
Vì
ngài thấy chúng sanh trong hỏa trạch
Những
lao đao khổ ách nghiệt nghèo.
Trải
kiếp xưa gây nghiệp chướng đã nhiều
Nên
luân chuyển chịu điều báo ứng.
Vậy
ngài mới ra tay bạc chửng
Vớt
loài mê cho khỏi chốn trầm luân
Trên
thì báo đáp đấng quân thân
Dưới
đến mỗi loài đều tế độ
Chuyển
xe pháp rra đời dạy dỗ
Dấu
tiên phong thiên cổ hãy còn truyền,
Đem
lòng về phản bàn hoàn nguyên
Thời
muôn kiếp được siêu nhiên trên cõi tịnh
Tường quang thước phá thiên sinh bịnhCam
lộ năng trừ vạn kiếp tai.
Hãy
khuyên người thay mắt đổi tai,
Để
cho ai nấy lâu dài kim thân
Vui
chi thứ một mảnh trần,
4-
Người đời há đặng bao lâu
Trắng
răng phút đã bạc đầu như chơi
Thế
giới như không hoa,
Nhân
sinh như mộng huyễn,
Ví
bằng chẳng kiếm phương tu luyện
Chi
khỏi đâu huyễn cảnh buộc vào mình?
Trong
trăm năm đặng mấy lúc an bình
Rồi
đã thấy tóc xanh thành tóc bạc.
Hà
tu đãi linh lạc
Nhiên
hậu thủy tri không?
Những
nâng niu sớm lục tối hồng
Những
xạ ướp hương xông nức nở.
Non
sông còn khi bồi khi lở
Huống
thân người như bóng đổ phù du
Vui
sướng chi mà đeo đuổi chốn diêm phù,
Trong
ba cõi ngó đường như hỏa trạch
Chiếc
thuyền từ sớm khuya đưa khách
Nước
thanh lương rửa sạch trần ai
Hỡi
xin người thay mắt đổi tai
Thì
chín phẩm liên đài lên có lúc
Đạo
thụ bất tài viên quả thục
Linh
căn vị chủng giác hoa hương
Trên
mây rủ tấm lòng thương
Vậy
nên xuống bước mở đường ngu mông,
Phật
tiên vốn cũng một lòng.
Văn
chữ Hán của thiền sư Viên Thành rất trang nhã và có nhiều
khí lực. Bài bạt ông viết cho kinh Pháp Bảo Đàn được
rất nhiều bậc thức giả đương thời ca ngợi.
Thiền sư Viên Thành mất năm 1928, thọ 49 tuổi. Ông tu được ba mươi hai năm, ở Ba La Mật 27 năm và lên Tra Am được có năm năm. Đệ tử có bốn người: Trí Uyên, Trí Hiển, Trí Giải và Trí Thủ. Thiền sư Trí Thủ là người duy nhất xuất gia ở Tra Am. Ông đã trở thành một trong những cột trụ của Phật giáo Việt Nam cận đại. Bây
giờ, ta hãy tìm hiểu sơ lược sơ lược về cuộc đời các
vị chứng minh đạo sư của hội An Nam Phật Học là Đắc
Ân, Phước Hậu, Tịnh Hạnh và Giác Nhiên.
Thiền sư Đắc
Ân tên Đặng Kỳ Đinh, sinh năm 1873 ở Quảng Bình. Năm mười
tuổi được lên ở chùa Linh Mụ. Năm 22 tuổi ông được
thụ cụ túc giới đàn Báo Quốc do thiền sư Lương Duyên
chủ tọa. Năm ba mươi chín tuổi ông về chùa Quốc Ân và
đắc pháp với thiền sư Thanh Hy trú trì chùa này và được
pháp hiệu là Đắc Ân. Năm ông bốn mươi hai tuổi thì thiền
sư Thanh Hy tịch; ông được cử làm tọa chủ chùa Quốc Ân.
Năm sau ông trùng tu chánh điện Quốc Ân. Và năm bốn mươi
bốn tuổi ông được cử làm trú trì chùa Linh Mụ. Năm năm
mươi hai tuổi, ông được mời làm đệ tam tôn chứng trong
giới đàn chùa Từ Hiếu. Ông tịch năm 1935, thọ 62 tuổi.
Vị trú trì chùa Vạn Phước đi câu đối như sau:
Hoàng diệp không hoa tinh thế mộng
Thiền
sư Phước Hậu sinh năm 1866 tại làng An Tuyền, tỉnh Thái
Bình ở Bắc Kỳ. Ông xuất gia hồi còn bé thơ. Năm 1884 ông
thụ giới làm đệ tử của thiền sư Tâm Truyền, và theo
học ba năm với thiền sư này. Năm 1909, ông được đắc pháp
với thiền sư, hiệu là Phước Hậu. Bài kệ đắc pháp như
sau:
Thuần thành bản tính thể như trung
Đức
thịnh từ năng mông Phước Hậu
Chân
truyền y bát chấn tông phong
Dịch: Thể vốn thuần thành tính sáng trong Trần
tâm rửa sạch lý bao dung
Đức
lớn từ bi nên phước hậu
Chân
truyền y bát rạng tông phong.
Năm 1916, bộ
Lễ mời ông làm trú trì chùa Trường Xuân. Năm 1920 ông giữ
chức trú trì chùa Linh Quang, và đến năm 1939 ông sung chức
tăng cương và trú trì chùa Báo Quốc. Ông tịch năm 1953 tại
chùa Báo Quốc, thọ 87 tuổi, có tới sáu mươi tuổi hạ.
Ông cũng là một thiền sư ưa ngâm vịnh. Thơ của ông có
gần tới trăm bài mà chưa thu góp lại được. Sau đây là
một vài bài được người biết đến nhiều nhất:
1-
Tâm
thanh thiên nguyệt hữu
Tánh tịnh hải vô ba Viên
minh tận nhất điểm
Phóng
xuất mãn sơn hà
Dịch:
Tâm
lặng vầng trăng tỏ
Tính
yên sóng chẳng xao
Chỉ
một điểm tròn sáng
Mà
rạng cả sơn hà
2-
Kinh
điển lưu truyền tám vạn tư
học
hành không thiếu cũng không dư
hôm
nay tính lại chừng quênhết
chỉ
nhớ trên đầu một chữ như
3-
Úi
chà chà, tháp cao
Trèo
lên thử thế nào
Chùa
Vua, thầy chúc tụng
Cửa
Phật, chúng ra vào
Chuông
trống vang lừng núi
Đuốc
đèn rạng tựa sao
Của
tiền làm thế ấy
Công
đức biết là bao!
(Đám Chay Chùa Thiên Mụ)
Thiền
sư Tịnh Hạnh sinh năm 1889 tại làng Dưỡng Mông Thượng,
quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên, xuất gia lúc mười sáu tuổi
với người em ruột là thiền sư Tịnh Khiết, tại chùa Tường
Vân, làm đệ tử của thiền sư Thanh Thái. Năm hai mươi bốn
tuổi, ông thụ Cụ Túc giới tại giới đàn Phúc Lâm ở Quảng
Nam do thiền sư Vĩnh Gia làm chủ tọa. Năm hai mươi tám tuổi,
ông được theo học tập lớp Phật pháp của thiền sư Huệ
Pháp mở tại chùa Thiên Hưng. Năm ba mươi hai tuổi, ông được
cử làm tọa chủ chùa Tường Vân. Ông cũng từng đến nghe
thiền sư Phước Huệ giảng dạy tại chùa Trúc Lâm. Ông tich
năm 1933, thọ bốn mươi lăm tuổi. Sơn môn đi câu đối như
sau:
Niết
bàn chân cứu cánh, phương năng tán thủ nhân hoàn, thập dư
niên đại chuyển pháp luân, tùng kim khứ hướng Quang Minh
quốc;
Sắc
tướng bản lai không, chỉ hợp thê tâm tịnh độ, tam thiên
bố vi trần võng,nhượng ngã dư ư Tự Tại Thiên.
(Niết Bàn đã
chứng, giải thoát giữa nhân hòa, mười mấy năm xe Pháp xoay
tròn, nay mới thẳng đường về cực lạc;
Sắc
tướng vẫn không, nhật dụng trong tịnh độ, ba ngàn cõi
lưới bủa khắp, riêng ai vui thú cảnh Chân Như)
Như
chúng ta thấy, những vị tăng sĩ đã đóng góp vào phong trào
phục hưng của Phật giáo tại Trung kỳ phần lớn thuộc về
hai trung tâm lớn: trung tâm Thừa Thiên và Trung tâm bình Định.
Về trung tâm Bình Định ta chỉ mới nói đến thiền sư Phước
Huệ chùa Tịnh Lâm. Hội Phật học Bình Định là một trong
những hội hoạt động khá nhất ở Trung Kỳ. Tại chùa Long
Khánh, một Phật học đường cấp trung đẳng được hội
thiết lập đầu năm 1937 do thiền sư Phước Huệ đứng làm
đốc giáo. Thiền sư Phước Huệ vì lý do sức khỏe, từ
đây chỉ ở lại Bình Định và dạy Phật học đường Long
Khánh, chứ không ra Huế nữa. Vì lý do đó, nhiều học tăng
lớp đại học tại Huế, trong số đó có nhiều vị được
gửi từ Phật học đường Lưỡng Xuyên ra, đã theo về Bình
Định và tiếp tục học nơi Phật học đường Long Khánh.
Trong số đó ta có thể kể thiền sư Thiện Hòa, Thiện Hoa,
Hiển Thụy, Hiển Không và Bửu Ngọc.
Các
thiền sư Bích Liên (ở Nam về), Bạch Sa, Minh Tịnh và Thiên
Đức đều được mời làm giảng sư của trường trung đẳng
chùa Long Khánh. Các cư sĩ hữu tâm hộ đạo như Nguyễn Mạnh
Trừng, Phan Thanh Khuyến và Lê Tư Oanh đều ở trong số những
người hoạt động nhất của hội. Các thiền sư Chí Bảo
(chùa Hưng Khánh), Viên Minh (chùa Linh Phong), Chí Thanh (chùa
Thiên Thọ), Chí Mẫn (chùa Nhạn Sơn), Cao Minh (chùa Tịnh Liên),
và Tường Quang (chùa Phước Sơn) đều đã đóng góp nhiều
cho Phật sự địa phương.
Ngoài
hai trung tâm Thừa Thiên và Bình định, còn có trung tâm Đà
Nẵng cũng rất hoạt động. Với sự yểm trợ của các thiền
sư Tôn Nguyên (chùa Linh Ứng), Tôn Bảo (chùa Vu Lan), Tôn Thắng
(chùa Phổ Thiên), Thiện quả (chùa Tam Thai), Phổ Trí (chùa
Phước Lâm) vàPhổ Thoại (chùa Long Tuyền), hội Đà Thành
Phật Học được thành lập và một tạp chí được xuất
bản lấy tên là Tam Bảo. Thiền sư Bích Liên ở Bình
Định làm chủ bút tạp chí này. Một Phật học đường được
khai giảng tại chùa Phổ Đà cho hai cấp tiểu học và trung
học do thiền sư Giác Phong làm giám đốc và thiền sư Giác
Viên (trú trì chùa Hồng Khê) chủ giảng.
Tạp
chí Tam Bảo xuất bản năm 1937 đã bị đình bản vào
giữa năm 1938. Tạp chí này thường đề cập đến nhu yếu
thống nhất các đoàn thể Phật giáo trong xứ thành một hội
Phật Giáo Liên Hiệp. Bản ý và chủ đích hành động của
hội Đà Thành Phật Học, theo Tam Bảo, là:
1)
Phò khởi tăng giới, nguyện cùng chư Sơn Nam Bắc liên đoàn,
để bảo tồn Tăng Bảo.
2)
Nguyện cùng chư Sơn chấn chỉnh tôn phong, chung một điều
lệ thi hành, cần nhất là phải giữ cho được hoàn toàn
giới hạnh(73).
Về
một hội Phật giáo liên hiệp thống nhất, Tam Bảo
đề nghị tổ chức hai cơ quan: cơ quan Hoằng Pháp và cơ quan
Hộ Pháp. Cơ quan Hoằng Pháp do chư tăng chủ động, gồm có
các trách vụ nghi lễ, tổ chức, truyền bá và giáo dục.
Cơ quan Hộ Pháp, do cư sĩ phụ trách gồm có các trách vụ
cứu tế, ngoại giao, kiểm sát, kiến trúc, điều độ và
kinh tế(74).
Để
chấm dứt chương này, ta hãy nói đến vị ni sư tiên phong
cho ni giới ở Trung Kỳ: Ni sư Diên Trường, người đã khai
sáng chùa Trúc Lâm, nơi khởi điểm của phong trào chấn hưng
Phật học.
Ni
Sư Diên Trường họ Hồ Đắc, sinh năm 1863 tại làng An Truyền
huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên. Mẹ của bà là Công Nữ Thúc
Huấn, con gái của Tùng Thiện Vương. Bà xuất gia tại chùa
Từ Hiếu năm 1898, hồi bà ba mươi sáu tuổi, sau khi nhận
thấy cuộc đời là vô thường và khổ đau: chồng và con
trai bà đã mất bà chỉ còn lại một cô con gái(75).
Thiền sư Hải Thiệu (Cương Kỷ) cho bà Pháp danh Thanh Ninh,
pháp tự Diên Trường.
Bà
tu hành rất tinh tiến. Năm 1910, bà được đi thọ giới cụ
túc ở đại giới đàn Quảng Nam do thiền sư Vĩnh Gia làm
chủ tọa, sau một thời gian thực tập tại Từ Hiếu, bà
được thiền sư Cương Kỷ ủy thác ra trùng tu chùa Phổ Quang
ở gần dốc Bến Ngự để trú trì và làm cơ sở tu học
cho một ni chúng.
Chùa
Phổ Quang vừa được trùng tu xong thì đường xe lửa thiết
kế chạy ngang trước cổng chùa. Thất vọng, bà tìm vào một
ngọn đồi ở gần Cầu Lim, thuộc thôn Thuận Hòa ở làng
Dương Xuân Thượng và lập chùa Trúc Lâm.
Chùa
Trúc Lâm lập xong, bà vào chùa Tây Thiên xin với sư huynh là
thiền sư Tâm Tịnh cho phép thiền sư Giác Tiên ra trú trì.
Bà lập ni xá riêng tại chùa và quy tụ một số các vị ni
sư khác tới tu học, trong đó có các ni cô Chơn Hương, Diệu
Hương, Giác Hải v.v… sau này sẽ đóng những vai trò quan
trọng trong sự lãnh đạo ni giới. Năm 1924, các vị này được
thụ giới tại giới đàn Từ Hiếu do bà làm y-chỉ-sư. Năm
1925, đúng vào ngày Phật Đản, bà rước các thiền sư Tâm
Tịnh (chùa Tây Thiên) và Huệ Pháp (chùa Thiên Hưng) đến
Trúc Lâm tụng kinh Pháp Hoa. Đến trưa, sau khi bộ Pháp
Hoa được tụng xong, bà làm lễ tạ ơn hai vị và tất
cả đại chúng, rồi vào thiền phòng ngồi kiết già mà thị
tịch. Bà thọ được sáu mươi bốn tuổi.
Thiền
sư Viên Thành có làm bài kệ tán sau đây:
Thiện tai nữ đạo sư!Giải
thoát nhân trung kiệt
Thịnh
niên xả thế vinh
Phỏng
đạo ngộ Thiền Duyệt
Bát
kính thị căn trì
Trường
trai thủ tố tiết
Uản
giới phù vân không
Phiền
não hải thủy kiệt
Giác
mộng cảnh từ chung
Độ
mê tháo bảo phiệt
Công
đức mãn chiên lâm
Thanh
lương đẳng tuế nguyệt
An
ổn tọa bồ đoàn
Liễu
chứng vô sinh quyết
Sơn
sắc thanh tịnh thân,
Khê
thanh quảng trường thiệt
Tích
lai bản bất sinh
Kim
khứ hà tằng diệt
Siêu
nhiên bỉ ngạn đăng
Liên
đài diệu hương khiết
Dịch:
Lành thay nữ đạo sưBậc
giải thoát hào kiệt!
Bỏ
vinh hoa cuộc đời
Tìm
vui nơi thiền duyệt.
Pháp
bát kỉnh hành trì
Nếp
trường trai tinh khiết
Uẩn.,
giới như mây bay
Biển
não phìên khô diệt
Lời
kia là suối reo
Thân
kia là núi biếc
Xưa
chưa hề có sinh
Nay
cũng không từng diệ
Bờ
bên kia bước lên
Đài
sen hương diệu khiết.
(69)Thiền
sư Viên Giác tên là Nguyễn Khoa Luận, sinh năm 1834 tại Thừa
Thiên. Ông đỗ cử nhân khoa Tân Dậu (1861) dưới triều vua
Tự Đức. Ông từng làm án sát Quảng Bình, bố chính Quảng
Ngãi và Thanh Hóa. Sau khi triều đình đề nghị hòa với quân
Pháp, ông thất vọng từ quan. Năm 1886 ông xuất gia tại chùa
Từ Hiếu, làm đệ tử thiền sư Cương Kỷ, được pháp danh
là Thanh Chân, rồi về chùa Ba La Mật tu hành, năm 1891 ông
thụ tỳ kheo giới tại giới đàn Báo Quốc, cũng do thiền
sư Cương Kỷ truyền giới. Ông tịch năm 1900, thọ 67 tuổi.
(70)Nguyễn
Khoa Tân tự là Tứ Phương. Hiệu là Bình Nam, đã từng lmà
hội trưởng hội An Nam Phật Học. Ông là con thứ tư của
Nguyễn Khoa Luận (án sát Thanh Hóa, sau này di tu thành thiền
sư Viên Giác chùa Ba La Mật). Đậu cử nhân năm 1894, ông giữ
chức tổng đốc Quảng Nam, sau được thăng thượng thư bộ
hộ, hiệp tá đại học sĩ sung cơ mật viện đại thần dưới
triều vua Khải Định. Ông chơi rất thân với thiền sư Viên
Thành. Ông học Phật bằng nhiều cách đọc Hải Triều
Âm văn khố, và cũng nghiên cứu Duy Thức Học chung
với Viên Thành. Có lần ông gửi tặng Viên Thành một bức
ảnh có bốn câu:
Mang
mang đại địa trung
Hà
chân nhi hà giả?
Chư
Phật thị chúng sanh
Bình
Nam diệc phi ngã
Dịch:
Mênh
mông trên cõi đất
Biết
gì chân gì giả
Chư
Phật là chúng sinh
Bình
Nam cũng phi ngã
Ông có làm bài thơ sau đây tặng Viên
Thành:
Thúy trúc hoàng hoa đại nhã phong Cao
nhân tể sắc tịch dương hồng
Tân
thi ngâm biến hồn vô trước
Tâm
cộng nhàn vân quá thái thông
Dịch:
Trúc biếc hoa vàng trang nhã phong Cao
nhân chiều ngâm giải mây hồng
Thơ
tiên ngâm mãi không vướng
Lòng
tợ mây bay giữa hư không
Năm
1924, ong có gửi thỉnh một Đại Tạng Kinh gồm hơn
8.000 cuốn để biếu vua Khải Định. Kinh này được vua cất
ở cung An Định để làm tài liệu học tập. Ông làm hội
trưởng hội An Nam Phật Học năm 1935. lễ Phật Đản năm
ấy vĩ đại một phần quan trọng là do ông.
(75)Con
gái bà tên Nguyễn Thị Kim Đính, sau này là bà bác sĩ Trương
Xướng, một trong những người có công với công cuộc phục
hưng Phật học sau này.
---o0o--- |