|
CHƯƠNG XV NHỮNG KHUÔN MẶT PHẬT TỬ KHÁC TRONG ÐỜI TRẦN Như ta đã thấy, những ghi chép về Phật Giáo đời Trần chỉ chú trọng về các nhà vua Phật tử và ba vị tổ Trúc Lâm. Những ghi chép này tuy vậy vẫn còn rất nhiều thiếu sót và một số đã bị thất lạc. Chắc chắn đời Trần còn có những cao tăng và Phật tử xuất sắc mà tên tuổi không còn được ghi lại. Sau đây
ta hãy ghi nhận tên tuổi của một số người đã được
nhắc qua trong những tài liệu Phật Giáo đời Trần, mong rằng
sau này có dịp tìm ra được những tài liệu khác nói thêm
về họ.
Ðây
là một người bạn của Tuệ Trung. Trong Tuệ Trung Thượng
Sĩ Ngữ Lục, Tuệ Trung có làm một bài thơ trêu đùa Trí
Viễn thiền sư về việc rất chăm nghiên cứu kinh chú thích
kinh điển. Có thể Trí Viễn thiền sư để nhiều thì giờ
để dịch các kinh chữ Hán ra Nôm, bởi vì đầu đề của
bài thơ mà Tuệ Trung viết để trêu Trí Viễn là "Trêu Thiền
Sư Trí Viễn Ðọc Kinh Viết Nghĩa"(Hí Trí Viễn Thiền Sư
Khán Kinh Tả Nghĩa). Bài thơ ấy như sau :
Mực thơm: mồi tốt; bút: cần câu
Ðây là một vị cao tăng sống đồng thời với Tuệ Trung. Tuệ Trung có hai bài thơ sau đây để tặng ông, chép trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục:
Ðây
cũng là một vị cao tăng sống đồng thời với Tuệ Trung.
Tuệ Trung đã đặt với ông ta một câu hỏi về Thiền học
trong hình thức bài thơ sau đây, nhan đề Vấn Tăng Ðiền
đại sư:
Dầu ở cung môn hoặc núi rừng
Ðây
là một vị đệ tử của Trúc Lâm được vua Anh Tông tặng
phong danh hiệu quốc sư sau khi Trúc Lâm qua đời. Trong thời
gian Trúc Lâm còn sống, ông thường tùy tùng để tham học
và tiếp tay Trúc Lâm trong việc xây dựng giáo hội mới. Sau
ông về tu tại núi Vũ Ninh. Năm 1322 ông được Pháp Loa vời
về mở lớp dạy Tứ Phần Luật cho tăng sĩ ở chùa
Báo Ân và các chùa khác thuộc giáo hội Trúc Lâm. Ông có
làm bài kệ sau đây để tán thán Tuệ Trung, được chép vào
sách Thượng Sĩ Ngữ Lục.
Tay níu tai Linh Sơn
Ðây
là một vị đệ tử của Tuệ Trung, và cũng được vua Anh
Tông tặng phong danh hiệu quốc sư sau khi Trúc Lâm qua đời.
Ông cư trú ở Tiên Du, và cũng đã thể theo lời mời của
Pháp Loa để về giảng Tứ Phần Luật cho tăng sĩ năm
1322. Ông cũng có để lại một bài kệ tán tụng đạo đức
của Tuệ Trung, được giữ lại trong Tuệ Trung Thượng
Sĩ Ngữ Lục.
Thiền đạo thầy ta: con Quỳ (77)một cẳng
Pháp
Cổ thiền sư là đệ tử của Trúc Lâm. Ông cũng có lưu lại
một bài kệ tán dương Tuệ Trung, có trích trong chương 11
nói về Tuệ Trung. Ta không biết ông cư trú tại đâu.
Cũng
là đệ tử của Trúc Lâm và cũng đã để lại một kệ tán
dương Tuệ Trung, được giữ nhờ sách Tuệ Trung Thượng
Sĩ Ngữ Lục:
Tuyết trên hỏa lò hồng
Bảo
Sát thiền sư là đệ tử đầu tiên của Trúc Lâm. Tháng bảy
năm 1308, trước khi Trúc Lâm cho tất cả đệ tử hạ sơn
hành đạo và ở lại núi Yên Tử, thì chỉ có Bảo Sát ở
lại bên mình. Tháng chín, Trúc Lâm cùng Bảo Sát đi du hành
khắp miền núi Yên Tử. Có lẽ Bảo Sát là đệ tử yêu mến
nhất của Trúc Lâm. Ngày Trúc Lâm sắp viên tịch ông đã
cho mời Bảo Sát về. Khi Bảo Sát tới, Trúc Lâm cười và
hỏi Bảo Sát có còn điều gì muốn hỏi về đạo pháp nữa
không? Cuộc đàm đạo cuối cùng giữa Trúc Lâm và Bảo Sát
được chép trong Tam Tổ Thực Lục. Tại sao Trúc Lâm
không ủy Bảo Sát làm tổ thứ hai Trúc Lâm thay vì Pháp Loa,
trong khi Bảo Sát là đệ tử đầu và được ông yêu mến
nhất? Có lẽ Bảo Sát không thuộc hạng người có khả năng
và tổ chức lãnh đạo giáo hội như Pháp Loa(Về cuộc đàm
luận cuối cùng giữa Trúc Lâm và Bảo Sát, xin xem Chương
XII nói về Trúc Lâm). Bảo Sát là người có công lớn
trong việc coi sóc ấn hành Ðại Tạng Kinh triều trần.
Năm 1311, chính ông đã được Pháp Loa ủy nhiệm quản đốc
việc tục san Ðại Tạng Kinh. Ðứng về thứ bực pháp
tử, ông là Pháp huynh của Pháp Loa, bởi ông là đệ tử đầu
của Trúc Lâm. Nhưng đứng về phương diện lãnh đạo giáo
hội, trách nhiệm của Pháp Loa lại lớn hơn ông.
Ta
không biết chữ đầu của pháp danh Viên thiền sư là chữ
gì, vì khi Minh Tông nhắc tới tên vị cao tăng này, vua chỉ
gọi là Viên công. Theo Minh Tông trong bài thơ Ðông Sơn Tự
thì Viên thiền sư là một vị lão tăng đạo cao đức trọng
thế gian ít có. Viên thiền sư ở tại chùa Ðông Sơn. Bài
thơ sau đây Minh Tông trong lúc viếng thăm Ðông Sơn Tự lúc
vị cao tăng đã tịch, được giữ lại trong Toàn Việt
Thi Lục:
Mây dáng non xanh, núi dáng mây Núi mây thân cận lão tăng hoài Từ độ Viên công lìa cõi thế Khắp nơi Phật tử chẳng còn ai. (Vân tự thanh sơn, sơn tự vân Vân sơn trường dữ lão tăng thân Tự tòng Viên công khứ thế hậu Thiên hạ thích tử không vô nhân). Ðông Sơn không biết có phải là núi Ðông Cứu gần Yên Tử Sơn hay không. Vua Nghệ tông cũng đã từng đi thăm am Liễu Xá trên núi Ðông Sơn và khi về có làm một bài thơ đầu đề là "Vọng Về Am Liễu Xá Trên Ðông Sơn"(Vọng Ðông Sơn Liễu Xá Am). Có thể Viên thiền sư ngày xưa ở tại am Liễu Xá này. Theo vua Anh Tông, chùa Ðông Sơn rất đẹp, không thua gì Ngũ Ðài Sơn. Vua có làm bài thơ Ðông Sơn Tự như sau, có chép trong Toàn Việt Thi Lục: Tiếng thu theo gió qua cành lá
Trí
Thông thiền sư là thiền sư trú trì chùa Siêu Loại từ thời
Nhân Tông chưa xuất gia. Ngày Nhân Tông xuất gia, thiền sư
đốt cánh tay mình, cháy từ bàn tay đến khủy tay, sắc mặt
vẫn an nhiên không thay đổi. Nghe nói, Nhân Tông có đến chùa
Siêu Loại để nhìn tận mắt. Trí Thông sai dọn chỗ ngồi
mời vua xuất gia ngồi và nói: "Ðó là thần tăng đốt đèn
{cúng dường} mà thôi. Ðốt đèn xong, rồi về thiền viện
ngủ kỹ, thức dậy vết thương lại khỏi". Sau khi Trúc
Lâm tịch, xá lợi an trí tại bảo tháp núi Yên Tử, Trí Thông
liền lên Yên Tử để gần gũi bảo tháp. Thiền sư tự thiêu
dười thời vua Minh Tông (1314-1329) không biết là năm nào.
Chuyện thiền sư Trí Không có được chép trong sách Ðại
Việt Sử Ký Toàn Thư. Ta có thể nói rằng thiền sư Trí
Không đã hiến chùa Siêu Loại để Trúc Lâm làm một trong
những trụ sở lớn của giáo hội Trúc Lâm. Sau này Trúc Lâm
trao lại chức trú trì Siêu Loại cho Pháp Loa.
Vô
Sơn Ông tức hiệu của Tư đồ Văn Huệ Vương Trần Quang
Triều. Không biết đây là bút hiệu hay pháp hiệu của ông
bởi vì ông cũng đã xuất gia. Ông là con của Hưng Nhượng
Vương Trần Quốc Tuấn, tước Văn Huệ Vương là do vua Anh
Tông ban. Ông lấy công chúa Thượng Trân, và sau khi công chúa
mất thì ông xuất gia học đạo. Hồi chưa xuất gia ông từng
xây một thảo am tên Bích Ðộng tại núi Quỳnh Lâm; văn nghệ
sĩ thường hay lui tới ngâm vịnh. Ông lấy bút hiệu Cúc Ðường.
Ông là một thi sĩ có tài, nổi tiếng một thời. Vua Anh Tông
đã từng chỉ định ông làm nhập nội tư đồ phụ chính.
Ông xuất gia dưới sự hướng dẫn của thiền sư Pháp Loa.
Sách
Tam
Tổ Thực Lục cho biết ông xuất gia năm Nhâm tuất (1322).
Trong năm 1322 trước khi xuất gia, ông đã cúng dường hỗ
trợ việc đúc 1.000 tượng Phật do Pháp Loa chủ trương. Ông
lại đã mời Pháp Loa tới chùa An Long giảng kinh Lăng Nghiêm,
sau đó lại nhờ Pháp Loa duyệt lại sách Tứ Phần Luật
rồi thêm những lời chú thích, rồi sau đó cúng tiền in ra
5.000 bản để cúng dường tăng sĩ học tập. Sách Ðại
Việt Sử Ký Toàn Thư cho biết ông mất năm 1325, thọ 39
tuổi. Như vậy ông xuất gia hồi 36 tuổi.
Sách
Tam
Tổ Thực Lục nói sau khi xuất gia, ông "thờ Pháp Loa thiền
sư theo lễ đệ tử". Năm 1323, ông cùng Uy Huệ Vương thỉnh
Pháp Loa tới chùa Siêu Loại để trao Bồ Ðề Giới cho hai
người và làm pháp quán đỉnh. Sau đó ông lại cùng Bảo
Từ hoàng thái hậu thỉnh Pháp Loa đến Quỳnh Lâm viện để
giảng kinh Pháp Hoa. Ông được nhiều bạn văn sĩ và thi sĩ
luyến mộ, trong đó có Nguyễn Xưởng, Nguyễn Ức, những
người đã từng xướng họa với ông và đã làm những bài
thơ khóc ông khi nghe tin ông mất.
Trần
Quang Triều có để lại Cúc Ðường Di Tập mà Phan Huy
Chú cho là "thanh thoát khá khen". Ðây là một vài bài của
ông, có thể viết sau khi ông xuất gia, được giữ lại trong
Toàn
Việt Thi Lục:
Chùa Gia Lâm:
Minh
Ðức chân nhân trú trì chùa Tiên Lữ, cũng gọi là chùa Quãng
Nghiêm hay là chùa So ở huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Ðông.
Ông tên Nguyễn Bình An, người sáng lập ra chùa này vào thế
kỷ thứ mười ba. Tại chùa này có khán thờ Minh Ðức đại
sư, vốn người làng Bối Khê, đã từng được vua Nhân Tông
vời đến tiếp kiến tại triều đình. Chính danh hiệu Minh
Ðức chân nhân đã được vua Nhân Tông ban tặng cho ông. Nguyễn
Bá Lăng trong Kiến Trúc Phật Giáo Việt Nam có nói về
chùa Tiên Lữ như sau: "Chùa nổi tiếng vì phong cảnh đẹp,
bên trong có những tấm tranh Thập Bát La Hán và Thập Ðiện
Diêm Vương khắc trên gỗ và phủ sơn mài nhiều màu. Chùa
còn có tên nữa là chùa Trăm Gian vì đây là một quy mô kiến
trúc rộng lớn gồm nhiều lớp nhà ngang dãy dọc. Chùa đã
được hai quan triều Lê (hiện còn tượng thờ trong chùa)
đại trùng tu khoảng thế kỷ thứ mười bảy và mười tám.
Nhưng xét về quy mô cơ cấu ta có thể thấy ở đây phần
nào đường nét kiến trúc Phật Giáo đời Trần.
Ðức
Sơn thiền sư trú trì am Thanh Phong. Vua Trần Thái Tông từng
lên ở lại am Thanh Phong với ông. Vua có làm một bài thơ
"Gửi Ðức Sơn Ở Am Thanh Phong"(Ký Thanh Phong Am Tăng Ðức
Sơn - xem Chương X về Trần Thái Tông).
Ðây
là một vị cư sĩ, đệ tử của Tuệ Trung. Ông cũng được
gọi là Thiên Nhiên cư sĩ. Ông có làm một bài kệ tán thán
Tuệ Trung, còn giữ trong Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục:
Kỳ diệu thật! Kỳ diệu thật!
Hoàng
hậu của Thánh Tông là em gái Tuệ Trung thượng sĩ. Thánh
Tông rất tôn kính Tuệ Trung gọi Tuệ Trung là sư huynh và
giao con mình là Nhân Tông cho Tuệ Trung dạy dỗ. Bài kệ mà
Thánh Tông làm để đáp lại bài kệ Trình Kiến Giải
của Tuệ Trung cho thấy sức học Phật khá uyên thâm của
vua(xem Chương XI về Tuệ Trung thượng sĩ). Tuệ trung
có làm một bài thơ ca tụng đạo học của Thánh Tông như
sau:
Thánh học cao minh tột cổ kim
Trần
Minh Tông là con thứ tư của vua Anh Tông, ngồi trên ngôi vua
15 năm. Vua học Phật, ăn chay, đọc Kinh Dịch khuyến
khích Nho học. Nho thần xuất hiện rất nhiều trong thời gian
vua tại vị. Vua thường lui tới ủng hộ công việc Phật
sự của Pháp Loa thiền sư. Sau đây là một bài thơ theo lối
cổ thể gọi là Giới Am Ngâm trong đó vua quán tưởng
thân thể con người làm một chiếc am nhỏ đủ để con người
cư trú trong an lạc. Chữ "giới am"có nghĩa là "am hạt cải".
Bài ngâm được chép trong sách Toàn Việt Thi Lục:
Nửa gian Giới Am vừa duỗi gối
Vị
này sống đồng với Pháp Loa. Sách Tam Tổ Thực Lục
chép năm 1330, khi Pháp Loa sức yếu không thể tiếp tục khóa
giảng về Kinh Hoa Nghiêm tại An Lạc Tàng Viện được,
Bích Phong trưởng lão đã được ông ủy thác giảng tọa
để tiếp tục giảng khóa. Như vậy Bích Phong trưởng lão
phải là một vị cao tăng sức học rất vững vàng về Phật
Giáo và hệ thống Hoa Nghiêm.
Không
biế Sa Môn Thu Tử là đệ tử của ai và thuộc về pháp hệ
nào. Sách Tam Tổ Thực Lục cho biết ông trú trì chùa
Hiển Linh Diên Quang. Ông có mời Pháp Loa tới đây để giảng
phẩm Thập Ðịa Kinh Hoa Nghiêm. Pháp Loa đã hai lần
ủy ông làm chủ lễ cầu mưa cho triều đình tổ chức năm
1319 và năm 1326. Cả hai lần đều hiệu nghiệm.
Lãm
Sơn Quốc Sư sống vào thời vua Duệ Tông (1372 -1377). Trong
các bản danh sách các vị tổ sư chùa Vân Yên không có tên
ông, vì vậy ta biết vị quốc sư n ày không cư trú ở Yên
Tử. Thi sĩ Phạm Nhân Khanh, hiệu Cổ Nhân, có làm một bài
thơ tiễn quốc sư về núi, nhan đè là Tống Lãm Sơn Quốc
Sư Hoàn Sơn, nhờ đó mà ta biết được sự có mặt của
vị cao tăng này trong hạ bán thế kỷ thứ mười bốn. Bài
thơ như sau:
Xuống núi vài hôm, lại trở lên Bài thơ cho biết
Lãm Sơn quốc sư là một ẩn sĩ, có thiền phong cao, và lại
có tài thi văn, không biết ông cư trú ở đâu. Chỉ biết
tác giả bài thơ trên, Phạm Nhân Khanh, đã từng làm quan và
dự vao việc tu chính quốc sử, lại từng làm an phủ ở lộ
Lương Sơn. Có lẽ chính lúc ông cư trú ở Lương Sơn, nghe
đạo phong và thi tài của quốc sư nên đã thỉnh cầu quốc
sư hạ sơn mấy ngày để thù tiếp. Có lẽ Lãm Sơn là tên
một ngôi chùa ở làng Lãm Sơn, huyện Quế Dương tỉnh Bắc
Ninh ngày nay, được xây dựng từ năm 1086; và có lẽ vị
quốc sư này đã từng làm tọa chủ ở đây nên đã mang danh
là Lãm Sơn quốc sư. Danh hiệu quốc sư có lẽ đã được
vua Nghệ Tông ban tặng.
Thạch
Ðầu là một vị thiền sư đệ tử của thiền sư Tiêu Dao(*)
và đồng sư với Tuệ Trung. Mật Tạng là đệ tử của Trúc
Lâm, đồng thế hệ với Pháp Loa. Huệ Nguyên, trong bài "Lược
Dẫn Thiền Phái Ðồ"in ở đầu sách Tuệ Trung Thượng
Sĩ Ngữ Lục có ghi là hai vị này đều tự thiêu sau khi
đắc pháp. Như vậy, ta biết trong đời Trần có ít ra là
ba vị tăng sĩ tự thiêu: Thạch Ðầu, Mật Tạng và Trí Thông.
Trí Thông vốn là trú trì chùa Siêu Loại, người đã cúng
chùa cho Trúc Lâm đê hoằng dương giáo pháp.
Hai
vị này xuất gia năm 1329 dưới sự chứng minh của Pháp Loa.
Tuyên Chân công chúa là con của quốc phụ thượng tể Quốc
Chẩn, và Lệ Bảo công chúa là con của Chiêu Huân Vương.
Ta không biết pháp danh của hai người này, và cũng không biết
họ trú trì ở chùa nào. Năm 1330, chính Lệ Bảo công chúa
đã cùng với một thiền sư tên là Kiên Ðức tổ chức mời
Pháp Loa giảng kinh Hoa Nghiêm tại An Lạc Tàng Viện
Huệ
Nguyên, trong bài "Lược Dẫn Thiền Phái Ðồ", có kể tên
một số đệ tử của Ứng Thuận, Tiêu Dao, còn có Chân Giám,
Ðạo Sĩ, Quốc Nhất và Quế Sâm. Sách Thuyền Uyển Tập
Anh cho biết các vị Nhất Tông, Giới Minh và Giới Viên
cũng là đệ tử của Ứng Thuận.
Theo
Huệ Nguyên, thì ngoài Tuệ Trung, Tiêu Dao còn có các đệ tử
sau đây: Thôn Tăng, Thạch Lâu, Lại Toản, Thần Tán, Thạch
Ðầu, Vị Hải, Ðạo Tiềm, Thủ Nhân, Ngu Ông và Vô Sở.
Nhưng Huệ Nguyên không nhắc tới thiền sư Huệ Tuệ, người
kế thế của Tiêu Dao làm tổ Yên Tử thứ năm chùa Vân Yên.
Theo
Huệ Nguyên, ngoài Trúc Lâm,Tuệ Trung còn có những đệ tử
sau đây: An Nhiên, Thiên Nhiên, Thạch Kính, Thoại Bà. Cuối
sách Tuệ Trung Thượng Sĩ ta còn thấy có quốc sư Tông
Cảnh và cư sĩ Thiên Nhiên (Vương Như Pháp) là đệ tử của
Tuệ Trung.
Theo
Huệ Nguyên, ngoài Pháp Loa, Trúc Lâm còn có những đệ tử
sau đây: Pháp Tràng, Hương Tràng, Hương Sơn, Mật Tạng và
Pháp Cổ. Sách Tam Tổ Thực Lục cho biết những vị
sau đây là đệ tử của Trúc Lâm: Bảo Sát, Bão Phác, Pháp
Không và Huệ Nghiêm.
Huệ
Nguyên cũng cho biết tên hai vị đệ tử của Pháp Loa là Cảnh
Huy và Quế Ðường. Tam Tổ Thực Lục có chép tên một
số đệ tử xuất sắc khác của Pháp Loa: Tuệ Nhiên, Tuệ
Chúc, Hải Ấn, Hoàng Tế, Huyền Giác, Cảnh Nguy, Cảnh Trưng
và Tuệ Quán.
Sau
đây là 23 vị tổ truyền thừa chùa Yên Tử từ Hiện Quang
tổ sư đến Vô Phiền đại sư, thấy trong sách Ðại Nam
Thiền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục quyển hai của Phúc
Ðiền hòa thượng đính bản:
1)Hiện Quang Tổ Sư 2)Viên Chứng Quốc Sư 3)Ðại Ðăng Quốc Sư 4)Tiêu Dao Tổ Sư 5)Huệ Tuệ Tổ Sư 6)Nhân Tông Tổ Sư 7)Pháp Loa Tổ Sư 8)Huyền Quang Tổ Sư An Tâm Quốc Sư 9) An Tâm Quốc Sư 10) Phù Vân (hiệu Tĩnh Lự) Quốc Sư 11) Vô Trước Quốc Sư 12) Quốc Nhất Quốc Sư 13) Viên Minh Tổ Sư 14) Ðạo Huệ Tổ Sư 15) Viên Ngộ Tổ Sư 16) Tổng Trì Tổ Sư 17) Khuê Thám Quốc Sư 18) Sơn Ðẳng Quốc Sư 19) Hương Sơn Ðại Sư 20) Trí Dung Ðại Sư 21) Tuệ Quang Tổ Sư 22) Chân Trú Tổ Sư 23) Vô Phiền Ðại Sư (78)
Lập lại câu "Nhân trước y tiền hoàn bất thị" (chấp
theo lối cũ là sai lạc) mà Trúc Lâm thường dùng để đáp
nhiều câu hỏi của thiền giả đặt ra.
|