|
CHƯƠNG XII TRẦN NHÂN TÔNG VÀ THIỀN PHÁI TRÚC LÂM
Năm
1299, vua Nhân Tông xuất gia tại chùa Hoa Yên núi Yên Tử, lấy
hiệu là Hương Vân Ðầu Ðà (sau này vua đổi hiệu là Trúc
Lâm Ðầu Ðà). Vua được nhận là người truyền thừa chính
thức của phái Yên Tử, thế hệ thứ sáu, tiếp nối vị
tổ thứ năm là thiền sư Huệ Tuệ. Từ đó trở đi,
phái Yên Tử trở thành nổi tiếng, thế lực lan rộng trong
triều đình và giữa nhân gian. Một ông vua đã từng đánh
bại cuộc xâm lăng của nhà Nguyên, một ông vua đã đem hòa
bình và thịnh trị về cho dân, một ông vua như thế khi đi
xuất gia chắc chắn đã gây nên một tiếng vang lớn và khiến
tất cả mọi người trong nước hướng nhìn về ngọn núi
Yên Tử. đạo Phật trở thành yếu tố tâm lý liên kết toàn
dân lại trong mục đích xây dựng và bảo vệ quốc gia. Nhân
Tông và Anh Tông là những nhà chính trị giỏi, nhưng đồng
thời cũng là những Phật tử thật sự. Nhà phê bình lịch
sử có thể nói họ lợi dụng đạo Phật cho chính trị nhưng
nhà phê bình văn hóa cũng có thể nói họ là những người
Phật tử sùng đạo.
Phong
trào Phật Giáo nhập thế gọi là Trúc Lâm Yên Tử chỉ
hưng thịnh cho đến giữa khoảng thế kỷ thứ mười bốn.
Sau đó, phong trào yếu dần. Từ đây thiếu sự nâng đỡ
của những ông vua Phật tử, đạo Phật rút lui về căn cứ
của mình ở chùa trên núi và nơi thôn quê. Các chùa ở thủ
đô Thăng Long thôi đóng vai trò quan trọng về chính trị.
Một
thời gian sau ngày xuất gia, vua Nhân Tông đổi pháp hiệu là
Trúc Lâm. Ta biết rằng vị tổ thứ hai của thiền phái Yên
Tử, thiền sư Ðạo Viên (hay Viên Chứng) ngày xưa đã được
ban hiệu là Trúc Lâm quốc sư. Nhân Tông đã xuất gia và đã
trở nên một vị cao tăng, tổ thứ sáu của phái Yên Tử
và là tổ thứ nhất của phái Trúc Lâm: ta gọi vua bằng pháp
hiệu Trúc Lâm của vua, trong khi không quên rằng Trúc Lâm quốc
sư Ðạo Viên là vị tiền bối của vua.
Trúc
Lâm Ðầu Ðà tên tục là Trần Khâm, con của vua Trần Thánh
Tông, sinh năm 1258, lê ngôi vua năm 20 tuổi, xuất gia năm 41
tuổi và tịch năm 1308 vào lúc 51 tuổi. Tác giả Sách Ðại
Việt Sử Ký Toàn Thư viết: "Vua được tinh anh của thánh
nhân, đạo mạo thuần túy, nhan sắc như vàng, thể chất hoàn
toàn, thần khí tươi sáng, hai cung đều cho là lạ, gọi là
Kim Tiên Ðồng Tử [1]
; ở vai bên tả có nốt ruồi đen, cho nên có thể cáng đáng
được việc lớn; ở ngôi 14 năm, nhường ngôi 5 năm, xuất
gia 8 năm, thọ 51 tuổi, băng hà ở am Ngọa Vân núi Yên Tử.
Hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp phục hưng làm vẻ
vang đời trước, thực là vua hiền đời Trần. Song vui lòng
ở kinh Phật, tuy bảo là đến siêu thoát, nhưng không phải
là đạo trung dung của thánh nhân". Sử thần Ngô Sĩ Liên còn
nói: "Nhân Tông trên thờ Từ Cung tỏ rõ đạo hiếu, dười
dùng người hiền lập nên võ công, nếu không phải là bậc
nhân minh anh vũ thì làm sao được như thế? Duy có việc xuất
gia là không hợp với đạo trung dung". Ðó là những lời phê
bình về vua Nhân Tông của các sử thần theo Nho Giáo.
Hồi
còn nhỏ tuổi, Trúc Lâm đã có ý không mu;ón làm vua. Và muốn
nhường địa vị đông cung thái tử cho em. Sách Tam Tổ
Thực Lục nói: "Một đêm vào giờ Tý, vua vượt thành
mà đi, muốn vào núi Yên Tử. đến chùa ở núi Ðông Cứu
thì trời sáng, liền vào ẩn trong tháp. Vị tăng trụ trì
thấy tướng mạo dị thường liền đem thức ăn khoản đãi.
Hôm ấy thái hậu và vua Thánh Tông sai quần thần tìm tứ
tán, bất đắc dĩ vua phải về. Khi lên ngôi, tuy ngồi lên
chín bệ vinh quang nhưng sinh hoạt rất thanh tịnh. Một hôm
ngủ trưa tại chùa Tư Phúc trong đại nội vua mộng thấy
trên rốn mình nở ra một hoa sen lớn như bánh xe, trên đó
có một đức Phật vàng. Bên cạnh, có người chỉ vào vua
mà hỏi: Biết đức Phật này không? Ðó là đức Biến Chiếu
Tôn đấy! Vua tỉnh thức, đem giấc mộng nói lại cho Thánh
Tông nghe, ai cũng lấy làm lạ. Từ đó thường ăn chay tránh
thịt cá, long nhan gầy mòn. Thánh Tông thấy thế làm lạ,
hỏi. Ðiều Ngự (tức Nhân Tông) cứ thực trình bày. Thánh
Tông khóc nói: Ta đã già, cậy vào một mình ngươi, nếu người
như thế làm sao nối được thịnh nghiệp của tổ tông? Ðiều
Ngự cũng khóc. Ðiều Ngự thánh tính thông minh, hiếu học,
nhiều tài, đọc khắp các loại sách thông suốt cả đến
nội điển, thường mời các vị thiền khách tới cùng giảng
cứu Thiền học. Ðiều Ngự cũng tìm tới tham khảo với Tuệ
Trung thượng sĩ, và do đó thâm nhập được cốt tủy của
Thiền học, cho nên thường lấy tư cách đệ tử để đối
đãi với Tuệ Trung.
Ðã
đành Trúc Lâm thờ Tuệ Trung làm thầy, nhưng khi xuất gia
thọ 250 giới của một vị tỳ khưu vì Tuệ Trung vốn là
cư sĩ, không thể truyền giới cho vua được. Ai là hòa thượng
trao truyền giới pháp cho Trúc Lâm, và vua thọ giới ở đâu?
Hẳn người làm hòa thượng đường đầu truyền giới là
thiền sư Huệ Tuệ, lúc ấy đang lãnh đạo sơn môn Yên Tử,
tổ sư thứ 5 của thiền phái. Và lễ thọ giới xuất gia
của Trúc Lâm chắc chắn được tổ chức trên núi Yên Tử.
Trúc
Lâm tuy học với Tuệ Trung nhưng khác với Tuệ Trung ở chỗ
vua rất chú trọng về mặt hình tướng của sự việc. Trúc
Lâm xứng đáng là vị sáng tổ của một tông phái, người
lãnh đạo của một giáo hội. Vua có ý định xuất gia rất
sớm, nhưng ý định này chỉ được thực hiện vào năm 1299.
Trước đó vua đã ăn chay học Phật một cách kính cẩn[2].Năm
gần đi xuất gia, vua mời Văn Túc Vương Ðạo Tái (con của
Trần Quang Khải) đến chơi ăn cơm. Vốn rất yêu mến Văn
Túc Vương Ðạo Tái, vua mời Ðạo Tái vào chơi ở Dưỡng
Ðức điện trong cung Thánh Từ và sai người làm các thức
hải vị mời Ðạo Tái. Vua vốn đã ăn chay rồi, nên chỉ
ngồi nhìn Ðạo Tái ăn. Vua có làm bài thơ như sau:
Món
quy cước đỏ thắm
Món mã yên vàng thơm Sơn tăng giữ tịnh giới Cùng ngồi không cùng ăn[3] Chưa đi xuất gia nhưng tự xem mình như một vị "sơn tăng" rồi, thì biết vua đã chuẩn bị kỹ lưỡng biết bao cho việc xuất gia của mình! Tháng Bảy năm 1299, vua xây một thiền am trên núi Yên Tử gọi là Ngự Dược Am. Xây dựng chỉ sơ sài thôi, bởi vì sang tháng Tám vua đã đi xuất gia. Vốn rất cẩn thận về mặt thể thức, vua không thể không tổ chức lễ này cho long trọng. Chỉ tiếc sử sách không ghi chép lại những chi tiết của ngày xuất gia ấy. Ta cũng không biết 10 vị trong hội đồng truyền giới là những vị nào. Ðể đánh dấu ngày xuất gia của vua, trong toàn quốc đã phát hành cuốn Phật Giáo Pháp Sự Ðạo Tràng Công Văn Cách Thức, một cuốn sách nói về thể thức và các bài văn sớ, tấu, điệp, dùng trong các nghi lễ thọ giới, chẩn tế, cầu an, cầu siêu, khánh thành, v.v... Cuốn sách này nhắm đến việc thống nhất các hình thức nghi lễ của Phật Giáo đương thời. Nó được chính quyền ấn hành khắp nước thay vì được một chùa ấn hành trong phạm vi một khu vực.
Tháng
Ba năm 1301, Trúc Lâm đi Chiêm Thành để quan sát Phật Giáo
tại đây. Vua đi với tư cách một du tăng, có một số tăng
sĩ tùy tùng. Vua đã lưu lại đây cho đến tháng mười một
mới về. Trong thời gian lưu trú tại Chiêm Thành, vua đã đàm
đạo với vua nước Chiêm Thành là Chế Mân. Cuộc tiếp xúc
này chắc hẵn là một cuộc tiếp xúc rất thân mật; vua Chế
Mân tiếp một vị du tăng Việt Nam nhưng đồng thời cũng
tiếp một người có thế lực tinh thần rất lớn trong triều
đình và ngoài dân chúng. Trong mục đích xây dựng tình hòa
hữu giữa hai nước làm nền tảng cho hòa binh lâu dài, Trúc
Lâm đã hứa sẽ gã công chúa Huyền Trân cho vua Chàm. Tháng
hai năm 1305, tức là bốn năm sau đó, Chế Mân sai Chế Bồ
Ðài và bộ đảng hơn 100 người đem vàng bạc, hương trầm
và các bảo vật sang để cầu hôn. Lúc này Trúc Lâm đang
tu ở Kỳ Lâm viện và đang bận làm lễ thọ giới tỳ khưu
và Bồ Tát cho vị đệ tử là Pháp Loa. Các quan trong triều
nhiều người khuyên vua Anh Tông nên từ chối. Nhưng Văn Trúc
Vương Ðạo Tái và thượng tướng Trần Khắc Chung bàn với
vua nên làm theo lời hứa gã của Thượng Hoàng. Vua Anh Tông
liền nhận lễ. Tháng sau năm sau 1306, công chúa Huyền Trân
về nhà chồng. Vua Chiêm Thành dâng hai châu Ô và Lý làm sính
lễ. Ðến năm 1307 hai châu này được đổi tên là Thuận
và Hóa. Ta không rõ sự dâng đất này xuất từ thâm ý của
vua Chiêm Thành hay là điều kiện của do vua Anh Tông đặt
ra. Chỉ biết là khi đất hai châu trở thành đất Việt Nam
thì cư dân các thôn La Thủy, Tác Hồng và Ðà Bồng không
chịu theo về quốc tịch Việt. Vua Anh Tông phải sai Ðoàn
Nhữ Hài, một người tâm phúc của vua, đến các thôn này
tuyên dụ đức ý của triều đình, chọn người bản xứ
bổ làm quan, cấp đất cho dân, miễn thuế trong ba năm để
vỗ về họ.
Cuộc
tình duyên giữa vua Chiêm Thành và công chúa Huyền Trân tiếc
thay lại rất ngắn ngủi. Bà về với vua Chiêm Thành tháng
sáu năm 1306 đến tháng năm năm 1307 vua Chiêm mất. Theo tục
lệ Chiêm Thành, hễ vua băng hà thì hoàng hậu phải lên đàn
thiêu chết theo. Vua Anh Tông sợ công chúa bị hại, liền sai
Trần Khắc Chung sang, lấy cớ làm lễ viếng rồi tìm cách
cứu công chúa về. Trần Khắc Chung qua Chiêm Thành vào tháng
mười mà mãi đến tháng tám năm sau mới đưa được công
chúa Huyền Trân về tới kinh đô. Trúc Lâm nghe tin con về
mừng rỡ xuống núi đón. Sợ triều đình Chiêm giận, Trúc
Lâm liền bảo trại chủ Châu Hóa lấy thuyền đưa 300 người
Chiêm lưu vong về nước, mong chuộc lỗi Trần Khắc Chung đã
đánh lừa Chiêm để đem công chúa về[4].
Chủ ý của Trúc Lâm xây dựng tình huynh đệ giữa hai nước
Chiêm Việt để bảo vệ hòa bình đã không được triều
đinh đeo đuổi thực hiện. Tháng chạp năm 1311, nghĩa là đúng
ba năm sau ngày Trúc Lâm mất, vua Anh Tông đi đánh Chiêm Thành.
Sách Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư nói rằng sở dĩ có
cuộc chinh phạt Chiêm Thành như thế là vì "vua nước ấy
là Chế Chí phản trắc".
Vua
nước ấy phản trắc như thế nào? Sách không hề nói. Ta
chỉ biết rằng vua Chế chí sai trại chủ Câu Chiêm sang triều
cống nước ta. Ðoàn Nhữ Hài liền mật ước với người
này hẹn nếu đánh thắng được Chiêm Thành thì sẽ hậu
đãi. Quân Việt chia làm ba đạo: Huệ Võ Vương Quốc Chẩn
tiến tới đường núi, Nhân Huệ Vương Khánh Dư tiến vào
bằng đường biển, vua Anh Tông cầm quân đi đường bộ.
Cuộc xâm lăng này có sự đồng tình của trại chủ Câu Chiêm.
Khi quân đội do vua Anh Tông đến đất Câu Chiêm, Ðoàn Nhữ
Hài sai người đến trại chủ cho biết ý vua Việt Nam muốn
dụ vua Chiêm ra đầu hàng. Trại chủ báo tin cho vua Chế Chí,
vua này nghe theo liền đem gia thuộc đi bằng hải đạo ra hàng.
Ðó là vào tháng năm: vua Chế Chí bị bắt đem về, em vua
là Chế Ðà A Bà Niêm được đưa lên trấn giữ đất Chiêm
Thành. Sau này mối thù Chiêm Việt bùng nổ; chiến tranh giữa
hai nước kéo dài và cuộc chiến đã làm suy yếu cả cơ nghiệp
nhà Trần. Ý kiến và sự sắp đặt của Ðoàn Nhữ Hài trong
cuộc chiến tranh xâm lăng Chiêm Thành đã là một yếu tố
rất quan trọng.
Cuộc
đời xuất gia của Trúc Lâm là một cuộc đời hoạt động
tích cực. Ngoài những mùa kết hạ (ba tháng tĩnh tu) tại
các am Tử Tiêu, Ngọa Vân, Thạch Thất, Tri Kiến hay tại các
chùa Vĩnh Nghiêm và Siêu Loại, Trúc Lâm thường đi vân du
hoằng đạo đây đó. sách Tam Tổ Thực Lục nói nanm
1304, "Ðiều Ngự (tức Trúc Lâm) đi khắp mọi nẽo thôn quê,
khuyên dân phá bỏ các dâm từ và thực hành giáo lý
Thập Thiện". Hồi đó trong dân gian còn có những nơi thờ
tự những tượng thần lõa thể và sinh thực khí, những đền
thờ này chính là những dâm từ nói tới trong
Tam
Tổ Thực Lục. Cố nhiên một vị thiền sư như Trúc Lâm
đến đâu cũng được dân chúng ái mộ, khâm phục, và lời
khuyên của vua có tác dụng rất lớn. Thập Thiện chính là
giáo lý nhập thế căn bản của đạo Phật; lấy giáo lý
Thập Thiện làm cơ bản cho đạo đức xã hội, Trúc Lâm đã
có ý muốn xây dựng một xã hội trên nền tảng luân lý
đạo Phật. Một ông vua còn ngồi trên ngôi ủng hộ Phật
Giáo, một ông vua cha làm thiền sư chu du trong quần chúng:
sự kiện này thật đặc biệt chưa từng có. Dù có ý thức
hay không, Trúc Lâm cũng đã góp phần vào việc củng cố triều
đại chế độ bằng những công tác hành đạo tích cực trong
dân gian.
Cuối
năm 1304, vua Anh Tông thỉnh Trúc Lâm vào Ðại Nội và xin thọ
Tại
Gia Bồ Tát Tâm Giới. Những bậc quốc vương thọ giới
Bồ Tát Tại Gia là những người phát nguyện dùng khả năng
và quyền hạn của ngôi vị mình để phục vụ cho nhân sinh
của Bồ tát. Ngày Trúc Lâm vào thành, vương công bách quan
đều theo vua đi đón. Thấy vua phát nguyện thọ giới Bồ
tát, mọi người cũng xin phát nguyện thọ tam quy ngũ giới.
Trên phương diện hình thức, ta thấy cả một triều đình
trở thành Phật tử, nhưng đứng về phía nội dung mà xét,
ta phải biết chắc có nhiều người thọ giới chỉ vì thấy
vua thọ giới và không muốn làm mất ân sủng triều đình.
Những người theo chủ nghĩa cơ hội thời nào cũng có.
Phật
Trúc Lâm là một nền Phật Giáo nhập thế, liên hệ mất
thiết tới chính trị, phong hóa của xã hội. Con người của
Trúc Lâm rất thích hợp với một phong trào như thế và đó
là lý do chính khiến thiền phái này được thành lập. Truyền
thống Phật Giáo Yên Tử đến đời của Trúc Lâm đã mang
nặng tích cách xã hội nhập thế cho nên việc dùng một danh
từ mới cho tông phái cũng là một việc đưong nhiên hợp
lý.
Trúc
Lâm có phong độ của một người lãnh đạo giáo hội, một
vị tăng thống, và điều này cố nhiên là vang bóng của sự
nghiệp làm vua trước kia. Vua rất thao thức muốn tìm một
pháp tử, tức là một người nối tiếp được sự nghiệp
hoằng đạo nhập thế của mình. Trong thời gian du hành trong
nhân gian, Trúc Lâm cũng có ý định tìm một người như thế.
Ðến năm 1304 đến thôn Nam Sách, Trúc Lâm gặp một người
trai trẻ, tuổi hai mươi mốt, muốn xuất gia, tên là Ðồng
Kiên Cương. Thấy dung mạo khác thường, Trúc Lâm tự bảo:
"Người trai trẻ này có đạo nhãn, sau này chắc sẽ trở
thành pháp khí". Vui vì sự gặp gỡ này, Trúc Lâm đặt tên
cho chàng là Thiện Lai, cho thọ giới Sa Di, và gửi đi tham
học với Tính Giác Hòa thượng. Thiện Lại sau này là Pháp
Loa, vị tổ thứ hai của thiền phái Trúc Lâm. Pháp Loa chỉ
làm sa di được trên một năm; sang năm 1305, thì Trúc Lâm đã
cho ông thọ giới Tỳ Khưu và Bồ tát. Sang năm 1306 thì ông
đã được lập làm giảng sư ở chùa Siêu Loại. Cố nhiên,
một người có căn trí linh lợi như Pháp Loa có thể đi những
bước nhanh như thế, nhưng trong truyền thống thiền viện,
ít ai vội vã đưa một người mới xuất gia lên địa vị
giảng chủ của một thiền viện khi ông này chưa đầy ba
tuổi tu. Ta cũng hiểu rằng Trúc Lâm tự biết không còn sống
được nhiều năm nữa nên đã chuẩn bị kỹ lưỡng như vậy,
như đã chuẩn bị kỹ lưỡng cho việc xuất gia của mình.
Vua tự mình dạy Phật Pháp cho Pháp Loa: các bộ Truyền
Ðăng Lục, Ðại Tuệ Ngữ Lục đều chính do vua
dạy riêng cho Pháp Loa học. Năm 1307, hồi Pháp Loa mới lên
24 tuổi; Trúc Lâm đã viết tâm kệ và lấy y bát truyền cho
Pháp Loa ngày mồng một tết năm Mậu Thân (1308) - Trúc Lâm
sẽ tịch vào tháng mười một năm này - Trúc Lâm chính thức
ủy Pháp Loa kế thế trụ trì chùa Siêu Loại, làm tổ thứ
hai của Thiền phái Trúc Lâm. Việc này xảy ra trong sự chứng
giám của vua Anh Tông. Ta đã đọc đoạn nói về việc này
trong sách Tam Tổ Thực Lục.
"Năm Mậu thân,
niên hiệu Hưng Long thứ 16, vào ngày mồng một tháng giêng,
Pháp Loa phụng mệnh làm người nối pháp trù trì chùa Siêu
Loại ở giảng đường Cam Lộ. Bắt đầu buổi lễ, mọi
người làm lễ ở tổ đường; đại nhạc được tấu lên,
các loại danh hương được xông đốt... Ðiều Ngự đưa Pháp
Loa vào lạy ở tổ đường xong, cùng xuống thực đường
để ăn cháo sáng. Sau buổi triêu thực. Nhạc tấu lên, trống
lớn nổi dậy, đại chúng chư tăng được triệu tập cùng
lên pháp đường; lúc đó vua Anh Tông đã ngự giá tới chùa;
ngôi chủ khách đã phân xong, mọi người cùng ngồi. Anh Tông
lúc đó đóng vai một vị đàn việt lớn của Phật Pháp,
ngồi vào ghế khách của pháp đường, quốc phụ thượng
tể [5]
cùng với các quan cùng đứng dưới sân. Ðiều ngự thăng
đường thuyết pháp. Thuyết pháp xong điều ngự rời pháp
tòa, dắt Pháp Loa cho ngồi trên pháp tòa ấy, rồi đứng đối
diện Pháp Loa làm lễ thăm hỏi. Sau đó Pháp Loa đáp bái lại.
Ðiều ngự trao pháp y cho Pháp Loa khoác vào. Bấy giờ Ðiều
Ngự ngồi xuống ghế khúc lục một bên để nghe Pháp Loa
thuyết pháp. Xong rồi, Ðiều ngự đem Sơn Môn (Giáo Hội)
Yên Tử và chùa Siêu Loại ủy cho Pháp Loa kế thế trụ trì,
làm tổ thứ hai phái Trúc Lâm".
Trúc Lâm đã
sắp đặt mọi việc rất vén khéo và đúng lúc. Cả triều
đình có mặt tại buổi lễ hôm đó cùng với vua Anh Tông
đều chứng kiến sự kiện truyền y pháp giữa thầy trò Trúc
Lâm và Pháp Loa, sau này không ai có thể phủ nhận giá trị
lãnh đạo của Pháp Loa nữa. Tất cả những điều này cho
ta thấy chủ ý của Trúc Lâm muốn đặt cơ sở vững chãi
cho một nền Phật Giáo thống nhất và nhập thế tại Việt
Nam. Pháp Loa sau này đã thi hành được dễ dàng nhiệm vụ
lãnh đạo giáo hội của mình, và Anh Tông cung kính vâng theo
di chúc của Trúc Lâm, đối với Pháp Loa luôn xưng là đệ
tử, hết lòng ủng hộ việc hành đạo của Pháp Loa.
Phong trào phát
triển nhập thế do Trúc Lâm xây dựng đã được đông đảo
quần chúng tham dự. Ngày mười sáu tháng chín năm Canh tuất
(1310) triều đình làm lễ rước linh cữu đựng tro xương
Trúc Lâm về chôn ở lăng Quy Ðức phủ Long Hưng. Một ít
tro xương này thì được an trí tại bảo tháp ở am Ngọa
Vân trên núi Yên Tử (*). Linh cửu, trước khi rước
về lăn Quy Ðức, được tạm quàn ở điện Diên Hiền trong
thành. Sắp đến giờ phát dẫn linh cữu rồi mà quan liêu
và dân chúng đứng đầy khắp cung điện, trong ngoài như nêm,
không có cách gì mà rước linh cữu ra cho được. Binh lính
cầm roi xua đuổi dân chúng cũng không giải tán được. Rốt
cuộc vua Anh Tông phải cho gọi chi hậu chánh chưởng là Trịnh
Trọng Tử tới vấn kế. Trọng Tử liền tổ chức quân đội
dưới quyền mình, bày ra đây đó những nhóm hát điệu long
ngâm, trên thềm, ngoài sân. Quần chúng thấy lạ, bèn kéo
nhau ra vây quanh những nhóm trình diễn này, nhờ đó mà cung
điện mới giảm người, đám rước mới thực hiện được.
Chi tiết này trong sách Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư cho
ta thấy lòng ái mộ của dân chúng đối với Trúc Lâm, và
cũng cho ta thấy không khí thân mật, đơn giản, đượm sắc
thái hòa bình của thời đại.
(*) Am
Ngọa Vân thực ra ở trên một ngọn thuộc về dãy Yên Sinh,
phía tây dãy Yên Tử và thấp hơn Yên Tử, nhưng đường lên
có phần khó khăn hơn. Ở đó, ngoài Ngọa Vân Am còn có Phật
Hoàng bảo tháp song đã bị phá phách nghiêm trọng vì sự
lơ là của người có trách nhiệm từ sau 1945 (N.H.C.).
Trúc Lâm đã
để lại những tác phẩm sau đây, mà hiện chúng ta chỉ còn
những đoạn trích in lại trong sách Tam Tổ Thực Lục
và Thánh Ðăng Lục:
1)
Thiền Lâm Thuyết Chủy Ngữ Lục
2)
Trúc Lâm Hậu Lục
3)
Thạch Thất Mỵ Ngữ
4)
Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập
5)
Tăng Già Toái Sự
Ba tác phẩm đầu,
Thiền
Lâm Thuyết Chủy Ngữ Lục, Trúc Lâm Hậu Lục và Thạch
Thất Mỵ Ngữ là những sách tập hợp các bài kệ tụng,
những lời thiền ngữ và những đoạn vấn đáp giữa Trúc
Lâm và môn đệ. Ðại Hương Hải Ấn Thi Tập tập hợp
những bài thơ của Trúc Lâm, một số bài còn được giữ
lại trong các tuyển tập như Việt Âm Thi Tập, và Toàn
Việt Thi Lục nhờ tính cách ít từ ngữ Phật Giáo của
chúng. Tăng Già Soái Sự chắc là một tập văn xuôi
có tính cách thực dụng trong giới thiền giả.
Ngoài những tác
phẩm chữ Hán kể trên, Trúc Lâm còn sáng tác bằng chữ Nôm
nữa. Hiện chúng ta còn được một bài phú và một bài ca
của Trúc Lâm viết bằng chữ Nôm(Cư Trần Lạc Ðạo Phú
và
Ðắc
Phú Lâm Tuyền Thành Ðạo Ca). Hai bài này được giữ lại
trong tác phẩm An Tử Sơn Trần Triều Trúc Lâm Thiền Tông
Bản Hạnh của hòa thượng Chân Nguyên Ðăng, ấn hành
năm 1745.
Ngoài ra, Trúc Lâm còn viết bài Thượng Sĩ Hành Trạng nói về cuộc đời của Tuệ Trung và những kỷ niệm của vua đối với Tuệ Trung. Bài này in ở cuối sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục. Về phương diện tư tưởng, Trúc Lâm chịu ảnh hưởng sâu xa của Tuệ Trung, nhưng nếu so sánh lối diễn đạt, ta sẽ thấy Tuệ Trung trực tiếp hơn, đơn giản hơn, hiện thực hơn, trong khi Trúc Lâm thiên trọng hơn về phương diện văn chương và hình ảnh. Về hình thái, Trúc Lâm chững chạc hơn, nhưng ta ít thấy nói vua với sức sống tâm linh mãnh liệt toát ra từ những lời thiền ngữ như trong trường hợp Tuệ Trung. Trúc Lâm được sống nhiều năm trong thiền viện và đã sinh hoạt theo thể thức và quy chế thiền viện. Vua đã nhiều lần kết hạ an cư, đăng đàn thuyết pháp và chủ tọa những buổi đại tham, tức là những cuộc tham vấn về thiền trong đó toàn thể đại chúng trong thiền viện được tham dự. Những buổi tham vấn nhỏ thì được gọi là tiểu tham. Trúc Lâm thường bắt đầu buổi đại tham bằng lễ niệm hương. Kế tiếp, vua nói một vài lời mở đầu, và sau đó trả lời những câu hỏi. Sau đây ta hãy đọc một đoạn kể lại một buổi đại tham như thế do thiền sư Pháp Loa chép lại trong cuốn Thiền Ðạo Yếu Học; "Ngày mồng chín tháng giêng năm Bính ngọ (1306) tại Kỳ Lân Viện, Trúc Lâm Ðại Tôn Giả khai mạc buổi vấn đạo ở thiền đường. Sư chỉ vào pháp tọa mà nói: - Pháp tọa này là chiếc ghế giây khúc lục [6] là kim nghê bảo tọa, ngồi thì như ngồi trên đầu lưỡi của Phật Tổ, ai là người dám ngồi? Sư niệm hương như sau: - Một nén hương này, khói lành thơm phức, hơi lành bay khắp, ngưng tụ được cả pháp thân ngũ phận, phổ biến được phép cúng dường mầu nhiệm tận mười phương đốt ở trong bình, khiến cho mười phương gia hộ, chí miếu ứng linh, ngọc lịch miên trường, hoàng đồ củng cố; một nén hương này, xông cũng không nóng, đốt cũng không tan, đập cũng không nát, lăn cũng không thành: nhìn vào thì con người khô héo, ngửi phải thì não cân tê liệt, đốt ở trong bình, dâng lên bậc vô nhị thượng nhân là Tuệ Trung Ðại Sĩ, xin cho mưa pháp tưới ơn, cháu con thấm nhuần. Thăng đường, vị thượng thủ bạch chùy, sư nói: - Này đại chúng, nếu nói tới đệ nhất nghĩa đế [7] thì vừa động niệm nhất đã sai, vừa há miệng đã lầm. Như thế làm sao tỏ bày chân lý, làm sao giảng bày phép quán? Hôm nay ta thử bắt đầu từ phía bên kia (đệ nhị đầu) xem thử có được hay không? Nói lời ấy xong, nhìn hai bên tả hữu, rồi tiếp: -Trong chúng có bậc đại tuệ nhãn hay không? Nếu có thì chỉ xin hai cặp lông mi dương lên một chút. Nếu không, bần đạo không phải ba hoa mở miệng đem những lời hủ nát trình bày. Chỉ vì quý vị mà đưa ra môt món đồ xưa thôi vậy. Lắng nghe, lắng nghe: Ðạo lớn bao la, làm sao ràng buộc bằng ý tưởng, thể tính lặng yên, không thiện không ác, hễ phân biệt thì sẽ xuất hiện nhiều mối phức tạp; hể khởi ra một mảy may quan niệm thì tức khắc sẽ tan biến. Phàm và Thánh cùng chung một mối, thị và phi đâu phải hai đường; cho nên hãy biết rằng trong tự tính thì tội phúc vốn không, nhân quả chẳng thật, ai ai cũng có đủ thể tính ấy, người người đều đã viên thành. Phật tính và pháp thân như hình như bóng, tùy lúc chìm tùy lúc hiện, không phải một cũng không phải hai, ở ngay dưới mũi ta, trước mặt ta vậy mà dương mắt nhìn không dễ gì trông thấy; bởi vì có ý đi tìm thì sẽ không bao giờ thấy đạo. Ba ngàn pháp môn đều ở trong gang tấc, hằng sa diệu dụng đều có sẵn ở nguồn tâm. Cái gọi là giới môn, định môn, tuệ môn, các vị không ai là không có đủ. Nên trở về quan sát nơi tự tâm: khi nghe âm thanh, khi thấy hình sắc, khi tay cầm, chân bước, thì đó là công dụng của thể tính nào? Tính ấy thuộc tâm nào? Tâm và tính cùng rõ ràng thì cái gì phải cái gì không phải? Pháp tức là tính, Phật tức là tâm, vậy tính nào không phải pháp, Tâm nào không phải Phật. Phật cũng là Tâm; Pháp cũng là Tâm; nhưng vì Pháp vốn là không-Pháp, cho nên khi nói tới pháp là tâm thì cũng như nói tâm là không - tâm; tâm đã là không tâm thì khi nói tâm là Phật cũng như khi nói tâm là không Phật! Này quý vị, thời gian đi qua mau chóng, mạng sống con người trôi chảy không ngừng, tại sao hàng ngày biết ăn cháo ăn cơm mà không tham khảo ngay vấn đề cái chén cái thìa như vậy. Lúc bấy giờ có một vị lão tăng đứng dậy hỏi: - Áo cơm những chuyện tầm thường nọ. Cần chi phải tạo chuyện nghi nan? Vị sư làm lễ xong đứng dậy hỏi: "Ở cảnh giới thiền thì không có ước muốn, không cần đến hỏi; ở cảnh giới ước muốn thì không có thiền, hỏi là hỏi gì?, xin cho biết? "Sư lấy tay chỉ vào trong khoảng không. Vị sư nói: "Dùng thứ đàm giãi do cổ nhân khạc nhổ ra thì có ích lợi gì?" Sư đáp: "Mỗi lần cầm đến là một lần đổi mới" (Thiền Ðạo Yếu Học). Trong lời mở đầu của Trúc Lâm, ta thấy vua nói đến thể tính giác ngộ sẵn có nơi mọi người và đến nguyên tắc tự mình trở vế thực hiện lấy tự tính giác ngộ ấy bằng phương pháp không-truy-tầm tức là không đối tượng hóa tự tính giác ngộ ấy để chạy theo đuổi bắt ("có ý đi tìm đạo thì không bao giờ thấy đạo"). Ðây là những điều mà Trúc Lâm tâm đắc từ Tuệ Trung. Cuối bài phú Cư Trần Lạc Ðạo, Trúc Lâm có viết một bài kệ nhắc lại nguyên tắc không-truy-tầm này:
Trúc Lâm cũng
như Trần Thái Tông, rất ý thức về tính cách vô thường
của cuộc sống và thao thức thực hiện sự giải thoát đạt
đạo. Vua đã biết dùng thì giờ trong mọi hành động cử
chỉ nhỏ nhặt để tham quán thiền đạo. "Này quý vị, thời
gian qua đi mau chóng, mạng sống con người trôi chảy không
ngừng, tại sao hàng ngày biết ăn cháo ăn cơm mà lại không
biết tham khảo ngay vấn đề cái chén cái thìa?" Vấn đề
cái chén cái thìa, theo vị sư đối thoại với Trúc Lâm là
những vấn đề "tầm thường" không cần đặt ra; nhưng chính
thiền sư mà chứng ngộ được là do ở sự tham quán thường
trực về những chuyện "tầm thường" như vậy. Sự giác ngộ
đạt đạo, theo Trúc Lâm phải được thực hiện ngay trong
kiếp này. Thân mạng và cuộc đời vô thường, đời người
như một mùa xuân sẽ qua. Mùa xuân này không thể để cho
nó trôi qua một cách vô ích; tiếng kêu thiết tha rơi máu
của con chim đỗ quyên nhắc ta điều đó. Trúc Lâm đã mở
đầu một buổi đại tham tại chùa Sùng Nghiêm bằng một
bài kệ:
Ðể thấy tư
tưởng thiền của Trúc Lâm, ta hãy đọc vài đoạn vấn đáp
sau đây trong buổi đại tham chùa Sùng Nghiêm:
"Sư đánh một
tiếng chùy nữa mà nói:
- Chẳng có ai
cả sao? Hãy trình diện ra! Hãy trình diện ra!
Một vị tăng
bước ra hỏi:
- Thế nào là
Phật?
Sư đáp: - Chấp y lối cũ là sai lạc. Lại nói tiếp: - Thế nào là pháp? Sư đáp: - Chấp y lối cũ là sai lạc. Lại hỏi: - Rốt cuộc là thế nào Sư đáp:
Hỏi tiếp:
- Thế nào là
tăng?
Sư đáp:
- Chấp y lối
cũ là sai lạc.
Hỏi tiếp:
- Rốt cục thế nào? Sư đáp: - Tám chữ tháo tung trao bạn hết Còn chi đâu
nữa để trình bày?
Hỏi tiếp: - Thế nào là một việc {con đường }hướng thượng ? Sư đáp: - Khiên nhật nguyệt trên đầu gậy. Hỏi tiếp: - Dùng công án cũ mà làm gì? Sư đáp: - Mỗi khi dùng đến, lại thành mới tinh. Hỏi tiếp: - Thế nào là sự trao truyền ngoài giáo điển? Sư đáp: - Con ểnh ương không nhảy ra khỏi rổ được đâu. Hỏi tiếp: - Nhưng sau khi nhảy ra rồi thì sao? Sư đáp: - Theo chân ếch nhái, cát bùn vấy thêm. Hỏi tiếp: - Vì vậy mà nhảy không khỏi phải không? Ðiều Ngự lớn tiếng: - Anh chàng mù kia, có thấy cái gì {đây} không? Hỏi tiếp: - Tôn đức lừa gạt người ta làm gì? Ðiều Ngự suỵt; vị tăng đang suy nghĩ thì bị Ðiều Ngự đánh. Vị tăng định mở miệng hỏi, Ðiều Ngự liền hét. Vị tăng cũng hét. Ðiều Ngự nói: - Lão tăng nghe ngươi hét một tiếng. Nhưng đồng thời lã tăng cũng hét một tiếng, thế là hai tiếng. Vậy người hiểu về hai tiếng hét đó thế nào? Nói mau! Nói mau! Vị tăng đang suy nghĩ thì Ðiều Ngự lại hét một tiếng khác và nói: - Hồn con chồn hoang kia, bây giờ ở tại đâu, hãy mau mau tỉnh dậy! Vị tăng làm lễ và rút lui. ** * Một vị tăng khác tiến lên hỏi: - Gia phong của các đức Phật quá khứ thì thế nào? Sư đáp: - Vườn rừng vắng mặt người chăm sóc Lý trắng đào
hồng tự nở hoa.
Hỏi tiếp: - Gia phong của các đức Phật hiện tại thì thế nào? Sư đáp: - Bãi biễn đợi triều, mây nhớ nguyệt Thôn chài nghe
sáo, khách trông nhà.
Lại hỏi tiếp: - Còn gia phong các đức Phật vị lai? Sư đáp: - Bãi biển đợi triều, mây nhớ nguyệt Thôn chài nghe
sáo, khách trông nhà.
Lại hỏi: - Còn gia phong của hòa thượng thì sao? Sư đáp: - Áo rách đùm mây đun cháo sớm Binh xưa đựng
nguyệt nấu trà khuya.
Hỏi tiếp: - Ngày xưa, khi Linh Vân thấy hoa đào nở mà chứng ngộ thì thế nào? Sư đáp: - Hoa nở hoa tàn tùy tiết nọ Gió đông đâu
biết, hỏi mà chi?
Hỏi tiếp: - Giết người mà không nhíu mắt thì sao? Sư đáp: - Thì can đảm lắm chứ sao! Hỏi tiếp: - Bậc tu hành lớn còn có thể rơi vào vòng tròn nhân quả nữa không? Sư đáp: - Miệng tựa huyết hồng phun Phật Tổ. Răng như gươm
bén đồn thiền lâm
Sáng kia chết
xuống a tỳ ngục
Vội niệm
"Nam Mô Quan Thế Âm!"
Hỏi tiếp: - Cò trắng xuống đồng ngàn điểm tuyết Ngô đồng
oanh đậu, một cành hoa.
ý thế nào? Sư đáp: - Câu ấy vốn không phải như thế. Hỏi: - Vậy câu ấy vốn thế nào? Ðáp: - Cò trắng xuống đồng, ngàn điểm tuyết Ngô đồng
oanh đậu, một cành hoa.
Hỏi tiếp: - Ðó là chuyện của ai vậy? Sư đáp: - Nên biết lò tiên nhiều kỹ thuật Nhân đơn vốn
cũng tử chu sa.
Hỏi tiếp: - Pháp thân thanh tịnh là gì? Ðáp: - Ðục vàng rơi đống phân sư tử Chim cô trên
đỉnh Thiết Côn về.
Hỏi: - Kẻ học nhân này không hiểu? Ðáp: - Giá vốn đã hay, hàng bán khó Khổ khi buôn
bán phải lừa nhau.
Hỏi tiếp: - Viên mãn báo thân là gì? Sư đáp: - Cánh bằng liệng cao, sức gió mạnh Lẽ Châu linh
hoạt, sóng thần xanh
Vị tăng lễ bái. Ðiều Ngự nói tiếp: - Nguyên lai đầy đủ muôn công dụng Vì ngươi nghiêng
lệch mới không thành.
Hỏi: - Còn thế nào là thiên bách ức hóa thân? Ðáp: - Hô phong hoán vũ chi cho lắm Mực nước
hiên nhà vẫn giữ nguyên
Vị tăng: - Ðúng như vậy. Ðiều Ngự: - Hảo hán nhóm mây trên đỉnh núi Bốn bên địa
ngục vẫn chờ trông!
Vị tăng lễ bái rồi lui". Ta thấy gì trong hai cuộc tham khảo trên? Trong cuộc tham khảo thứ nhất, Trúc Lâm tránh né không để cho người đối thoại tạo tác những ý niệm về Phật, Pháp, và Tăng. Chủ đích đồng với chủ đích của Tuệ Trung, nhưng phương pháp không trực tiếp và mạnh bạo như của Tuệ Trung. Dù Trúc Lâm có dùng gậy đánh (Tuệ Trung không bao giờ dùng đến gậy) và tiếng hét, nhưng lối diễn tả của vua bao giờ cũng có tánh ước lệ bình thường hơn lối diễn tả của Tuệ Trung. Trong cuộc tham khảo thứ hai, Trúc Lâm dùng rất nhiều hình ảnh thi ca để nói về tam thân (pháp thân, báo thân và ứng thân), và khuyên người đối thoại đừng vói theo những khái niệm giáo lý: nhóm mây trên đỉnh núi không làm tiêu tan được cảnh nuốt viên đồng đỏ cháy dưới địa ngục! Có lẽ tác phẩm hay nhất của Trúc Lâm là tám bài kệ về vấn đề có không: Có có không khôngBí quyết của Trúc Lâm là làm cho tâm hồn không vướng bận. Lòng không vướng bận nghĩa là không bị ràng buộc bởi thành bại đắc thất và bởi sự dồn chứa kiến thức. Ðạt tới được tâm trạng tự do ấy là đạt tới sự an ổn thật sự; nhân ngã và tham sân không còn lay chuyển được tự thân, và thức tính Kim Cương bắt đầu hiển lộ. Cõi Cực Lạc không nên đi tìm tận phương Tây mà chỉ cần tìm ở sự gạn lọc tự tâm. Chính ngay trên chỗ đứng này mà ta phải thực hiện tự tính rạng rỡ của tâm, bởi vì tự tính ấy không khác gì với đức Phật A Di Ðà. Trong bài phú chữ Nôm Cư Sĩ Trần Lạc Ðạo, Trúc Lâm gọi tâm hồn không vướng bận này là "lòng rỗi" Miễn được lòng rỗi"Miễn được lòng rỗi, chẳng còn phép khác", chủ trương của Trúc Lâm là chủ trương đình chỉ phiền não trước tiên, phù hợp với truyền thống "ngũ đình tâm quán" của thiền học nguyên thủy. Giáo lý Tịnh Ðộ lúc bấy giờ đã khá phổ thông, nhưng đối với Trúc Lâm cũng chỉ là một phương cách diễn tả chân lý và phương pháp Thiền học, vốn căn cứ trên nhận thức về chân như và bát nhã của giáo lý đại thừa. Người thực hành Thiền học không cần đi tìm Phật ở Tây Phương, cũng không cần tìm học kinh điển các tông phái. Biết chân như,
tin bát nhã, chớ còn tìm Phật tổ Tây phương;
Chứng thực tướng,
ngộ vô vi, nào nhọc hỏi kinh thiền Nam Bắc.
Nếu bài văn
tế cá sấu của Nguyễn Thuyên ngày nay không còn, thì bài
Cư Trần Lạc Ðạo Phú và bài Ðắc Thú Lâm Tuyền
Thành Ðạo Ca của Trúc Lâm là hai bài văn biền ngẫu xưa
nhất mà ta hiện có. Ðể có thêm chút ý niệm về văn Nôm
của Trúc Lâm, ta hãy đọc thêm đoạn chót của bài Cư
Trần Lạc Ðạo:
Cốc một chân không Trừ Ðại
Hương Hải Ấn Thi Tập, một số ít bài thơ của Trúc
Lâm còn được để lại, phần lớn làm trước khi xuất gia.
Thơ văn Trúc Lâm lời đẹp và ý siêu thoát. Sau đây là bài
văn vua làm trước khi xuất gia.
Bài Lên Núi
Bảo Ðài:
Cảnh vắng đài thêm cổ Xuân sang mầu chửa hồng Rợp bóng nẻo hoa trồng Vạn sự nước xuôi nước Trăm năm lòng ngỏ lòng Tựa lan, nâng sáo thổi Trăng
sáng đầy cõi tâm.
(Ðịa tịch đài du cổ Thời lai xuân vị thâm Vân sơn tương viễn cận Hoa kính bản tình âm Vạn sự thủy lưu thủy Bách niên tâm ngữ tâm Ỷ lan hoành ngọc địch Minh nguyệt mãn hung khâm) Bài Cảnh Xuân: Liễu rũ hoa hồng chim hát ca Mây chiều in bóng trước hiên nhà Khách vào, thế sự không cần hỏi Chỉ
tựa lan can ngắm cỏ hoa.
(Dương liễu hoa thâm điểu ngữ trị Họa đường thiển ảnh mộ vân phi Khách lai bất vấn nhân gian sự Chỉ bạng lan can khán thủy vi) Bài Thu Muộn Ở Vũ Lâm (làm trong thời gian vua tập sự xuất gia ở đây, khi hành cung Vũ Lâm đã biến thành chùa Vũ Lâm) Bóng cầu đảo ngược lòng khe suối Một ánh tà dương gợn nước hồ Núi lặng nghe rơi tờ lá đỏ Khói
sương dìu dặt tiếng chuông đưa.
(Họa kiều đảo ảnh trám khê hoành Nhất mạc tà dương thủy ngoại minh Tịch tịch thiên sơn, hồng diệp lạc Thấp vấn hòa lộ tống chung thanh). Bài Cuối Xuân (viết sau khi đã xuất gia, ngồi trên bồ đoàn nhìn mùa xuân qua với tâm trạng bình thản và thanh thoát). Niên thiếu chưa từng hiểu sắc, không Xuân sang hoa
sắc vướng tơ lòng
Diện mục
xuân nay từng khám phá
Thiền tọa
an nhiên ngắm rụng hồng
(Niên thiếu
hà tằng liễu sắc, không
Nhất xuân
tâm sự bách hoa trung
Như kim khám
phá Ðông Hoàng diện
Thiền bản
bồ đoàn khán trụy hồng).
Như ta đã biết, Trúc Lâm là một nhà lãnh đạo giáo hội hơn là một tư tưởng gia. Nhưng vua đã học Phật thấu đáo. Ý thức được rằng mình còn phải học nhiều nơi các "bậc tuệ nhãn", Trúc Lâm dù ngồi trên ghế chủ tọa của các buổi đại tham vẫn thường giữ thái độ khiêm nhượng. Thạch Thất Mỹ Ngữ là tập ghi chép những lời thiền ngự nói ở am Thạch Thất, những lời gọi là nói trong lúc ngủ (mỵ, ngữ). Ðứng về phương diện gtc và lãnh đạo giáo hội, Trúc Lâm đã dấn thân một cách tích cực và đã không từ chối bất cứ một cố gắng nào để xây dựng cho Phật Giáo Trúc Lâm một nền tảng vững chãi. Năm 1308 là năm sống cuối cùng của Trúc Lâm. Ðó là năm Mậu thân: Ngày tết: Ủy Pháp Loa trú trì chùa Báo ân Tháng tư: Kết hạ ba tháng tại chùa Vĩnh Nghiêm, ủy Pháp Loa làm trú trì luôn cả chùa này. Giảng Truyền Ðăng Lục cho đại chúng. Thỉnh quốc sư Ðạo Nhất giảng kinh Pháp Hoa. Tháng bảy: Lên núi Yên Tử, ở am Tử Tiêu, giảng Truyền Ðăng Lục riêng cho Pháp Loa. Tháng tám; Các thị giả xuống núi hết, chỉ còn lại đệ tử lớn nhất là Bảo Sát ở lại. Tháng chín: đi du hành mọi nơi trên núi Yên Tử, có Bảo Sát đi theo. Tháng mười: Chị là Thiên Thụy công chúa bệnh nặng, gia đồng lên núi thưa rằng công chúa muốn thấy mặt em trước khi nhắm mắt. Trúc Lâm chống gậy xuống núi, chỉ có một thị giả theo hầu. Ði từ mồng năm tới mồng mười mới tới kinh đô. Thăm chị xong, ngày rằm lên đường về núi. Trên đường ghé nghỉ đêm tại chùa Siêu Loại. Sáng mai lại lên đường, đi ngang qua chùa làng Cổ Châu (chắc là chùa Pháp Vân) ghé lại chơi, có đề một bài thơ như sau lên vách. Số đời một hơi thở Tỉnh đời hai biển trăng Cung ma đâu sá kể? Nước
Phật một trời xuân!
(Thế số nhất tức mặc thời tình lưỡng hải ngân Ma cung hồn quản thậm Phật quốc bất thăng xuân). Ngày 17 nghỉ đêm tại chùa Sùng Nghiêm. Tuyên Từ hoàng thái hậu thỉnh về am Bình Dương thọ trai. Trúc Lâm vui và nói: "có lẽ đây là buổi cúng dường cuối cùng". Tam Tổ Thực Lục chép về những ngày cuối cùng của Trúc Lâm như sau: "Ngày 18 lại lên đường. Tới chùa Tú Lâm ở ngọn An Sinh thấy nhức đầu mới bảo hai vị tỷ khưu là Tử Dinh và Hoàng Trung rằng: "Tôi muốn lên đỉnh Ngọa Vân mà sức chân yếu quá, không thể đi được, bây giờ làm sao?" Hai vị nói: "Hai chúng tôi xin đỡ ngài đi". Lên tới đỉnh Ngọa Vân, Ðiều Ngự cảm ơn hai vị và nói: Qúy vị xuống núi nhớ lo tu hành, đừng xem chuyện sinh tử là nhàn hạ". Ngày 19 bảo thị giả Pháp Không lên am Tử Tiêu núi Yên Tử gọi Bảo Sát đến gấp... Ngày 21 Bảo Sát đến nơi. Ðiều Ngự trông thấy, cười mà nói: "Ngươi sao đến muộn thế? Ta sắp đi rồi. Trong Phật Pháp có điều gì chưa hiểu thì mau hỏi đi". Bảo Sát nói: "Khi Mã Tổ Ðại sư bệnh, vị viện chủ hỏi: gần đây tôn vị thế nào? Mã Tổ đáp: Ngày đối diện Phật, đêm đối diện Phật. Ý ấy thế nào? "Ðiều Ngự lớn tiếng: Ngũ Ðế và Tam Hoàng là vật gì?" Bảo Sát tiếp: "Hoa nở rộ phô mầu gấm, tre phương Nam gỗ phương Bắc, phải hiểu thế nào?" Ðiều Ngự nói: "Mù mắt ngươi đi". Bảo Sát liền thôi... Ngày 1 tháng mười một, đúng nữa đêm, sao sáng đầy trời, Ðiều Ngự hỏi: bây giờ là giờ gì? Bảo Sát thưa: giờ Tý. Ðiều Ngự đưa tay ra hiệu mở cửa sổ để nhìn ra ngoài. Nói: "Ðến giờ ta đi rồi vậy" Bảo Sát hỏi: "Tôn đức đi đâu bây giờ?" Ðiều Ngự nói: Mọi pháp đều không sinh Mọi pháp đều không diệt Nếu hiểu được như thế Chư Phật thường hiện tiền Chẳng
đi cũng chẳng lại
(Nhất thiết pháp bất sinh Nhất thiết pháp bất diệt Nhược năng như thị giải Chư Phật thường hiện tiền Hà khứ lai chi hữu?). Bảo Sát hỏi thêm: "Còn khi bất sinh bất diệt thì sao? "Ðiều ngự khua tay nói: "Thôi đừng nói mê nữa". Rồi ngồi theo kiểu sư tử tọa mà hóa... Xá lợi của Ðiều Ngự được phân làm hai phần... Một phần để vào bảo tháp nơi Ðức Lăng, một phần để ở kim tháp chùa Vân Yên núi Yên Tử. Sách Tam Tổ Thực Lục, trong các phần nói về Trúc Lâm và Pháp Loa, đã có những đoạn nói tỷ mỹ về các sự kiện lịch sử có ghi ngày tháng và các chi tiết nhỏ nhặt như trong đoạn văn trên. Những tài liệu này rất qúy giá và đáng tin cậy hơn những tài liệu trong các bộ sử, bở vì các sách như Tam Tổ Thực Lục được bảo tồn trong các chùa chiền, trừ những sai lầm trong khi biên chép ít ai dám sửa chữa một chữ. Trái lại các bộ sử thường đã được các sử quan biên tập theo quan điểm mình đô khi vì thành kiến chính trị và ý thức hệ mà thêm bớt khiến cho nhiều chi tiết bị mất mát hoặc sai lạc. Trúc Lâm không biết đã có được bao nhiêu đề tử xuất gia đắc pháp. Ta biết Bảo Sát là đệ tử đầu tay rất gần gũi, nhưng Bảo Sát lại không được phó thác nhiệm vụ tổ thứ hai của Trúc Lâm. Có lẽ Bảo Sát không có khiếu như Pháp Loa về mặt duy trì tổ chức giáo hội. Ngoài Bảo Sát và Pháp Loa, ta còn thấy các vị Bảo Phác, Pháp Không, Pháp cổ và Huệ Nghiêm cũng là đệ tử của Trúc Lâm. Ngoài ra, theo Ðồ Biểu của Huệ Nghiêm trong sách Tuệ Trung Thượng Sĩ Ngữ Lục, trong số các đệ tử của Trúc Lâm còn các vị Pháp Tràng, Hương Tràng, Hương Sơn và Mật Tạng [2](66)
Sau khi những trận đánh ở biên giới Lào Việt kết thúc
vào mùa hè năm 1295, Trúc Lâm đã từng đi thực tập xuất
gia ở chùa Vũ Lâm (ở làng Vũ Lâm đã từng đi thực tập,
phủ Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình). Mãi đến năm 1299 vua mới
chính thức xuất gia tại núi Yên Tử. tại Vũ Lâm có sẵn
một hành cung của Nhân Tông vì Nhân Tông tập sự xuất gia
tại đó nên hành cung được biến thành chùa Vũ Lâm.
Hồng
thấp bác quy cước
Hoàng
hương chích mã yên
Sơn
tăng trì tịnh giới
Ðồng
tọa bất đồng xan
[4](68)
Khắc Chung nói với người Chiêm Thành rằng trước khi công
chúa lên hỏa đàn chết theo vua Chiêm thì nên để công chúa
ra ngòai bờ biển để làm lễ chiêu hồn ở ven trời, đốn
linh hồn vua Chiêm cùng về hỏa đàn. Người Chiêm nghe theo;
Khắc Chung dùng thuyền nhẹ cướp lấy công chúa đem về.
Lênh đênh loanh quanh mãi ở đường biển, mười tháng sau
mới về đến kinh sư. Theo sách Ðại Nam Nhất Thống Chí,
công chúa Huyền Trân sau khi về nước đã xuất gia tu học
tại chùa Nộn Sơn, xã Hổ Sơn, huyện Thiên Bản tỉnh Nam
Ðịnh.
[8](72)
Tám
chữ tháo tung: Tám chữ là "sinh diệt diệt dĩ, tịch diệc
vi lạc" (sinh và diệt sau khi đã diệt rồi, thì đó là niềm
vui niết bàn). Kinh Niết Bàn, phẩm Thánh Hạnh, kể chuyện
Bồ Tát Tuyết Sơn hy sinh cho quỷ La sát ăn thịt để được
nghe nửa sau của bài kệ, gồm có tám chữ. Toàn bài kệ như
sau:
"Chư
hạnh vô thường
Thị
sinh diệt pháp
Sinh
diệt diệt dĩ
Tịch
diệt vi lạc".
|