|
CHƯƠNG XX SỰ PHỤC HƯNG MÔN PHÁI TRÚC LÂM
Vào
khoảng giữa thế kỷ thứ mười bảy, một số khá đông
các cao tăng từ Trung Hoa đã qua Ðại Việt hành đạo, đây
là một nguyên nhân quan trọng khiến cho Phật Giáo ở nước
ta được phục hưng.
Những
cao tăng này phần nhiều đã rời bỏ quê hương họ trong thời
gian chuyển tiếp giữa đời nhà Minh và đời nhà Thanh. Hồi
đó Ðại Việt đang ở vào tình trạng Nam Bắc phân tranh,
và Trịnh Nguyễn đang ở vào tình trạng Nam Bắc phân tranh,
và Trịnh Nguyễn đã bắt đầu đánh nhau ở Quảng Bình và
Hà Tĩnh.
Sau
gần một thế kỷ loạn lạc, đầy dẫy bạo động, đức
tin của các nhà chính trị nơi triết học Tống Nho đã lung
lay. Nhiều sĩ phu đại diện cho Triết học Tống Nho trong suốt
thời gian đó đã chứng tỏ hư hỏng và bất lực. Trong đau
khổ cùng cực, người ta bắt đầu quay về với đạo Phật,
một đạo lấy đức từ bi là gốc và kỹ thuật trị thế
là chủ yếu. Các Chúa Trịnh cũng như các Chúa Nguyễn, không
phải là những người học Phật thâm uyên và có ý chí tu
học như các vua Trần, nhưng đã quy hướng về đạo Phật,
lấy đó làm nơi nương tựa tinh thần. Họ không phải là
những nhà hành đạo Phật giáo như các vua Trần. Họ chỉ
là những tín đồ Phật Giáo, lấy sự ủng hộ Phật Giáo
để tạo dựng công đức cho dòng họ chứ không biết áp
dụng Phật Giáo vào việc dựng nước. Tuy vậy, đó cũng là
một trong những nguyên nhân đưa tới sự phục hưng.
Với
sự nứt rạn dần dần của niềm tin nơi triết học Tống
Nho, nhiều nhà trí thức, sau khi nếm đủ khí vị vô thường
và đen bạc của thời đại, cũng đã bắt đầu xoay sang nghiên
cứu Phật học. Ðã thấy một số nho sĩ trí thức bỏ Nho
theo Phật. Thiền phái Lâm Tế lại được truyền vào nước
ta một lần nữa: Ðàng ngoài thì do các thiền sư Chuyết Chuyết
và Minh Hành; Ðàng Trong thì do các thiền sư Nguyên Thiều và
Minh Hoàng. Ta nhớ rằng thiền phái Lâm Tế đã được truyền
vào Ðại Việt lần đầu tiên so thiền sư Thiên Phong ở thế
kỷ thứ mười ba: Trần Thái Tông và quốc sư Ðại Ðăng
là hai người đệ tử đầu và xuất sắc. Sau Chuyết Chuyết,
Minh Hành, Nguyên Thiều và Minh Hoàng, một số cao tăng khác
từ Trung Hoa qua hành đạo cũng mang theo thiền học Lâm Tế.
Ðồng thời thiền phái Tào Ðộng được truyền sang Ðại
Việt lần đầu: ở Ðàng Ngoài thì do thiền sư Thủy Nguyệt
sang du học ở Trung Hoa mang về, ở Ðàng Trong thì do các thiền
sư Hưng Liên và Thạch Liêm đưa tới.
Thiền
sư Chuyết Chuyết tên Thiên Tộ, họ Lý, pháp danh là Hải
Trừng, pháp hiệu là Viên Văn, thường được gọi là Chuyết
Công, sinh năm 1590, tại quận Thanh Chương thuộc tỉnh Phúc
Kiến. Thuở nhỏ học thông tứ thư ngũ kinh, lớn lên xuất
gia tu học với Tiệm Sơn trưởng lão. Sau lên cầu học với
Ðà Ðà Hòa thượng ở Nam Sơn. Theo sách Kế Ðăng Lục
của Như Sơn, Hòa thượng Ðà Ðà là một danh tăng thường
được vua Minh Thế Tông vời vào cung điện để bàn việc
triều đình, và được vua phong cho đạo hiệu là Khuông Quốc
Ðại Sư. Sau khi đắc pháp với Ðà Ðà, Chuyết Chuyết vân
du trong quốc nội để giáo hóa, rồi vào khoảng năm 1630 cùng
với số đệ tử dùng thuyền nhỏ rời khỏi Trung Hoa đi về
miền Nam. Ông và các đệ tử đổ bộ lên đất Cao Miên.
Rồi rời Cao Miên ông đi qua Chiêm Thành, vượt Chiêm Thành
sang Ðại Việt, Từ Ðàng Trong, ông cùng các đệ tử khởi
hành ra Ðàng Ngoài, dừng chân hoằng hóa tại các chùa Thiên
Tượng, Nghệ An và chùa Trạch Lâm, Thanh Hóa một thời gian.
Ðến năm 1633, thầy trò tới được kinh thành Thăng Long. Thầy
trò ông cũng có mang theo một số kinh điển. Ðến Thăng Long,
ông và đệ tử ở lại chùa Khán Sơn và bắt đầu giảng
dạy Phật pháp. Người đến học gồm cả người Trung Hoa
và người Việt Nam. Sau một thời gian, Chuyết Chuyết dời
về chùa Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, cách kinh
thành chừng ba mươi cây số. Trong thời gian hoàng hóa ở đó,
Chuyết Chuyết được Chúa Trịnh Tráng biết đến và hâm
mộ, xem như bậc thầy. Vua Lê Huyền Tông và các bậc công
hầu cũng đều kính trọng. Sau đó một thời gian vì Chúa
Trịnh Tráng muốn có thêm kinh điển Phật Giáo để lưu hành
trong nước, cho nên Chuyết Chuyết ủy đệ tử mình là Minh
Hành trở về Trung Hoa để thỉnh kinh. Kinh điển thỉnh về
được an trí tại chùa Phật Tích. Một số kinh đã được
khắc bản trong thời ấy để ấn loát và phổ biến. Bản
khác đều được tàng trử tại chùa Phật Tích(46).
Trong số những kinh sách mà Chuyết Chuyết mang theo lần đầu,
có một nghi thức cúng cô hồn dưới nước và trên cạn,
gọi làThủy Lục Chư Khoa. Chuyết Chuyết và các đệ
tử đã tổ chức một trai đàn lớn, cầu cho tất cả vong
linh nạn nhân của thời đại. Nghi thức và cách tổ chức
trai đàn này rất được vua Lê chúa Trịnh và các bậc công
hầu thời ấy hâm mộ. Thủy Lục Chư Khoa từ đó được
áp dụng rộng rãi tại các chùa Ðàng Ngoài.
Sau
khi hoàng thái hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc và công chúa Trịnh
Thị Ngọc Duyên xuất gia tại chùa Phật Tích, chúa Trịnh
Tráng bắt đầu cho trùng tu lại chùa Ninh Phúc ở Bút Tháp(47).
Khi việc trùng tu hoàn tất, Chuyết Chuyết được mời sang
trú trì chùa Ninh Phước cho đến khi viên tịch. Ông tới Thăng
Long năm 43 tuổi. Ông mất ngày rằm tháng bảy năm Giáp thân
(1644), thọ 55 tuổi. Sau khi Chuyết Chuyết viên tịch, vua Lê
Chân Tông phong hiệu là Minh Việt Phổ Giác Quảng Tế Ðại
Ðức Thiền Sư. Thiền sư Minh Hành lập tháp Báo Nghiêm
để an trí nhục thân của ông. Trên đỉnh tháp có hình một
cây bút do Minh Hành dựng. Một vị cư sĩ gốc Trung Hoa tên
Âu Dương Vựng Ðăng được Minh Hành nhờ viết một bài văn
bia kỷ niệm. Theo bài văn bia thì Chuyết Chuyết khí tượng
lạ lùng và có tài cảm hóa, được vua Lê rước làm thầy
và được các bậc công hầu kính trọng. Ông lại viết: "Tôi
học Phật, lánh sang nước Nam, có dịp được hội đàm với
thiền sư Chuyết Chuyết tại chùa Khán Sơn ở Thăng Long. Lúc
mới gặp, ta có thể nghĩ ông là người khùng. Nhưng lâu ngày,
tôi thấy ông là một người rộng rãi thông minh, trong lòng
không vướng bận một điều gì. Ông lại có tài ngôn luận,
bởn cợt và cả bậc công khanh. Ông đức độ trung hậu,
biết kính già yêu trẻ, coi bậc thiên tử như bạn thân, khinh
tiền của như cỏ rác...
Chuyết
Chuyết thuộc về thế hệ thứ 34 dòng Lâm Tế. Hai vị đệ
tử xuất sắc nhất của Chuyết Chuyết là Minh Hành và Minh
Lương; Minh Hành là người gốc Trung Hoa, còn Minh Lương là
người Ðại Việt.
Thiền
sư Minh Hành pháp hiệu là Tại Tại, là người phủ Kiến
Xương, tỉnh Giang Tây. Ông từng là cánh tay phải của Chuyết
Chuyết. Truyền thống Phật Giáo Ðàng Trong thường liên hệ
ông với Nguyên Thiều, người đem phái Lâm Tế truyền vào
Ðàng Trong, và có khi cho rằng ông là đệ tử của thiền
sư Nguyên Thiều nữa. Nguyên Thiều sang Ðại Việt năm 1665,
có nghĩa là sau khi Minh Hành đã tịch(48).
Như vậy truyền thuyết cho rằng ông đã làm một trong những
danh tăng do Nguyên Thiều vâng mệnh chúa Nghĩa Vương về Trung
Quốc mời sang để tham dự giới đàn truyền giới tại chùa
Linh Mụ là không đúng. Thiền sư Minh Hành ngày trước đã
cùng thầy là Chuyết Chuyết từ Cao Miên đi qua Chiềm Thành
rồi sang Ðại Việt; trước khi ra Ðàng Ngoài đã đi qua Ðàng
Trong, và có thể thầy trò đã dừng chân hoằng hóa tại Bình
Ðịnh (lúc bấy giờ Bình Ðịnh đã thuộc về lãnh thổ Ðại
Việt) và Thuận Hóa, và đã ghi dấu chân ở những nơi đó.
Ta biết rằng Chuyết Chuyết và Minh Hành trước khi đến Thăng
Long cũng đã dừng chân hoằng hóa tại Nghệ An, hành đạo
tại chùa Thiên Tượng và ở Thanh Hóa khai sáng chùa Trạch
Lâm.
Năm
1643 khi Chuyết Chuyết dời sang trú trì chùa Ninh Phúc ở Bút
Tháp thì Minh Hành trở thành viện chủ chùa Phật Tích. Rồi
đến năm 1644 khi Chuyết Chuyết mất, ông trở thành viện
chủ chùa Ninh Phúc. Ông mất vào năm 1659, thọ 64 tuổi. Hai
ngọn tháp được dựng nên để thờ ông: một ngọn ở chùa
Ninh Phúc, một ngọn ở chùa Trạch Lâm, tỉnh Thanh Hóa. Tại
ngọn tháp chùa Trạch Lâm, một pho tượng mà Bezacier cho là
"kiểu tượng Việt Nam khéo nhất mà chúng ta đã thấy"(49).
Chân
trú và Diệu Tuệ là hai người đệ tử của Minh Hành. Chân
Trú trù trì chùa Hoa Yên núi Yên Tử, còn Diệu Tuệ trú trì
chùa Phật Tích. Minh Hành có để lại một bài kệ truyền
pháp như sau
Minh
Chân Như Tính Hải
Kim
Tường Phổ Chiếu Thông
Chí
Ðạo Thành Chính Quả
Giác
Ngộ Chứng Chân Không
nghĩa
là
Thấy
chân như biển rộng
Ánh
vàng chiếu vô cùng
Ðạt
đạo thành chính quả
Giác
ngộ chứng chân không
Chữ
của bài kệ này đã được dùng để tự đặt pháp danh cho
những thế hệ tiếp của phái Lâm Tế tại Ðàng Ngoài.
Một
trong những ngọn đuốc sáng của Phật Giáo Ðàng Ngoài là
thế kỷ thứ mười bảy là thiền sư Chân Nguyên, trú trì
chùa Long Ðộng. Chính Chân Nguyên và các đệ tử của ông
đã làm phục hưng phái Trúc Lâm, cứu vãn được một số
quan trọng những tác phẩm của các thiền tổ Trúc Lâm bằng
cách sưu tầm, hiệu đính, khắc bản và lưu hành những tác
phẩm này.
Thiền
sư Chân Nguyên họ Nguyễn tên Nghiêm, quê ở làng Tiền Liệt,
huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, Ông sinh năm 1646, xuất gia
năm 19 tuổi, học với thiền sư Chân Trú tại chùa Hoa Yên,
được pháp danh là Tuệ Ðăng. Nhưng sau đó không lâu, Chân
Trú qua đời. Bèn cùng với bạn đồng liêu là Như Niệm tu
hạnh đầu đà, du phương để tham vấn thêm Phật pháp. Sau
đó Như Niệm đổi ý, không đi vân du nữa mà về trú trì
chùa Cô Tiên, Tuệ Ðăng bèn lên chùa Vĩnh Phúc ở núi Côn
Cương tham học với thiền sư Minh Lương, đệ tử của Chuyết
Chuyết. Minh Lương đặt pháp hiệu cho ông là Chân Nguyên.
Chữ chân là chứ thứ hai trong bài kệ tuyền pháp của
Minh Hành, sau chữ minh của Minh Lương. Ở đây,
Chân Nguyên thụ bồ tát giới đốt hai ngón tay để phát nguyện
hạnh đạo bồ tát. Ông xây dựng đài Diệu Pháp Liên Hoa
tại chùa Vĩnh Phúc. Sau đó ông được truyền thừa y bát
Trúc Lâm, làm trú trì chùa Long Ðộng và Quỳnh Lâm, xưa vốn
là những trung tâm lớn của phái Trúc Lâm. Năm 1684, Chân nguyên
dựng đài Cửu Phẩm Liên hoa tại chùa Quỳnh Lâm, theo kiểu
mẫu đài Cửu Phẩm Liên Hoa mà Huyền Quang đã dựng ngày
xưa tại chùa Ninh Phúc. Nă 1692, hồi bốn mươi sáu tuổi,
ông được vua Lê Hi Tông triệu vào cung để tham vấn đạo
Phật. Khâm phục tài đức ông, bua ban cho Chân Nguyên mỹ hiệu
Vô
Thượng Công và dâng cúng áo cà sa cũng những pháp khí
để thờ tự. Năm 1722, hồi 76 tuổi, ông được vua Lê Dụ
Tông phong chức tăng thống và ban hiệu Chính Giác Hòa Thượng.
Năm
1726, trong tư thế kiết già, ông tịch và tháng Mười âm lịch,
thọ 80 tuổi. Vua Dụ Tông truyền dựng tháp Tịch Quang tại
chùa Long Ðộng và chùa Quỳnh Lâm.
Sách
Ðăng
Kế Lục nói rằng một hôm ông tham vấn Minh Lương về
một điều thâm diệu trong Phật pháp thì chỉ thấy Minh Lương
nhìn thẳng vào hai mắt ông một hồi lâu, nhờ đó mà ông
giác ngộ. Minh Lương có để lại một bài kệ phó pháp sau
đây cho Chân Nguyên:
Ngọc
xinh ẩn trong đá
Hoa
sen nẩy tự bùn
Nên
biết tìm giác ngộ
Nơi
sinh tử trầm luân.
(Mỹ
ngọc tàng ngoan thạch
Liên
hoa xuất ư nê
Tu
tri sinh tử xứ
Ngộ
thị tức bồ đề)
Chân
Nguyên có nhiều đệ tử xuất sắc, trong số các vị ấy,
ta có thể kể Như Hiện, Như Trừng, Như Sơn và Như Trí. Chữ
như
là
chữ thứ ba trong bài kệ truyền pháp của Minh Hành. Chân Nguyên
để lại hai bài kệ truyền pháp, bài sau đây được chép
trong sách Kế Ðăng Lục:
Chính
niệm phân minh được suốt ngày
Là
đem thể tính tự phô bày
Giác
quan vận dụng chân thường kiến
Vạn
pháp tung hoành giác ngộ ngay
(Hiển
tích phân minh thập nhị thì
Thử
chi tự tình nhậm thi vi
Lục
căn vận dụng chân thường kiến
Vạn
pháp tung hoành chính biến tri).
Còn
một bài nữa được chép trong bài Ngộ Ðạo Nhân Duyên
do
ông sáng tác:
Thể
tính xưa nay vốn nhất như
Hào
quang chiếu sáng cõi không hư
Nếu
lấy giác quan mà vận dụng
Tinh
thông muôn pháp đạt Vô dư
(Cùng
kim cắng cổ bản như như
Pháp
tính viên đồng xán thái hư
Ưng
xuất lục căn năng vận dụng
Tinh
thông vạn pháp triệt vô dư)
Những
sáng tác của Chân Nguyên hiện có:
1)
An
Tử Sơn Trúc Lâm Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh
2) Ngộ Ðạo Nhân Duyên 3) Thiền Tịch Phú(*) Ông còn hiệu đính và trùng khắc Thánh Ðăng Lục; Các thế hệ sau ông được phú chúc sự nghiệp phục hồi nền văn học Phật Giáo nước nhà. Như Trí trùng san sách Thuyền Uyển Tập Anh (1715). Như Sơn soạn Kế Ðăng Lục (1734). Như trừng và Như Hiện chuyển ra văn Nôm những bản về giới luật như Sa Di Thập Giới, Hai Mươi Bốn Thiên Uy Nghi, v.v... từ trước chỉ lưu truyền bằng Hán văn. Tịnh Quang trùng san Thượng Sĩ Ngữ Lục (1763). Sách Tam Tổ Thực Lục được trùng san 1765 cũng do người trong pháp phái thực hiện Thiền Tông Bản HạnhNhư
đã nói trong các chương X và XVIII, tên đẩy đủ của sách
là An Tử Sơn Trần Triều Thiền Tông Bản Hạnh. Ðây
là một cuốn sách viết bằng thơ Nôm lục bát, cùng tài liệu
của các sách Thánh Ðăng Lục, Khóa Hư Lục và
Tam
Tổ Thực Lục. Bản của chúng tôi được đọc thuộc
bản in năm 17458 do Ni cô Diệu Thuần ở chùa của bổn sư
là Liễu Viên. Tuy tài liệu dùng để viết sách đều lấy
ở các tác phẩm cổ, nhưng đoạn đầu và đoạn cuối sách
phản chiếu khá rõ rệt quan điểm thiền học của Chân Nguyên.
Ngộ Ðạo Nhân DuyênÐó
là một bài văn chữ Hán, cũng nói về quan niệm thiền của
Chân Nguyên, kèm theo nhiều bài thơ và kệ của tác giả. Bài
này thấy in trong kỳ trùng khắc năm 1745 của sách Thiền
Tông Bản hạnh.
Thiền Tịch PhúÐây
là một bài phú Nôm về chùa Long Ðộng, rất giàu từ ngữ
thuần túy Việt Nam. Bài này làm ta nhớ bài Vịnh Hoa Yên
Tự Phú của Huyền Quang. Bài phú này được chùa Long Ðộng
duy trì và được Thiền Phổ phiên âm và in trong Ðuốc
Tuệ số 7, ra ngày 21.1.1936 tại Hà Nội.
Ðể
có một ý niệm về nghệ thuật phú Nôm của Chân Nguyên,
chúng ta hãy đọc một đoạn trong Thiền Tịch Phú:
Am
thờ tổ ngói lấp gỗ lim
Nhà
trú tăng vách vôi tường gạch
Mấy
bức kẻ chữ triện mực giồi
Bốn
bên diễu câu lơn sóc sách.
Gác
rộng thênh chuông đưa ba chập, niệm nam mô nhẹ tiếng boong
boong
Lầu
cao vót trống điểm mấy hồi, đọc thần chú khua tang cách
cách
{...}
Chè
Bát đức sẵn đà lưu loát, chẳng phải lo củi nấu kỳ cầm
Bách
tam thừa vốn đã chứa chan, nào có nhọc bột đâm thì thịch
Quả
Bồ đề ăn ngọt xớt, muôn kiếp hằng no
Hoa
Ưu bát ngửi thơm tho, ngàn đời chẳng dịch
Sang
Tây phương bệ ngọc đứng phơi
Về
Ðông độ tòa vàng ngồi phịch
Bể
Từ bi thênh thang rộng rãi, mặc sức chở người
Thuyền
Bát nhã thăm thẳm bao la, giàu lòng độ khách
{...}
Thích
Ca Phật tổ ngồi tuyết sơn khô chẳng gầy gùa
Di
Lặc Tiên quang di vận thủy đẩy đà phục phịch
Ðức
Huệ Năng bát nguyệt thung phường
Tổ
Ðạt Ma cửu niên diện bích
Thần
quang đoạn tý, lúc còn mê mặt khó đăm đăm
Ca
Diếp nhãn đồng, thoạt chốc ngộ miệng cười khềnh khệch
Dù
ai quyết lòng học đạo, hỏi cho hay sừng thỏ lông rùa
Hoặc
kẻ dốc chí chân tu, xem cho biết đầu cua tai ếch...
Theo
Chân Nguyên, đóa sen mà Phật đưa lên cho đại chúng ở hội
Kỳ Viên xem, đóa sen đã làm cho Ca Diếp mỉm cười, là tượng
trưng cho tính giác ngộ có tính trong sáng tròn đầy (trạm
viên) của tất cả chư Phật và tất cả chúng sinh. Giác ngộ
thành đạo tức là phát hiện được tự tính đó: tự tính
này hiện hữu một cách bình đẳng nơi mọi loài và mọi
vật, không phân biệt trong ngoài trên dưới:
Thuở
xưa hội cả Kỳ viên
Bụt
cầm một đóa hoa sen giơ bày
Ca
Diếp trí tuệ cao tay
Liễu
ngộ tự tính bằng nay mỉm cười
Trần
trần sát sát Như Lai
Chúng
sinh mỗi người mỗi có hoa sen
Hoa
là vốn tính trạm viên
Khi
một bậc giác ngộ muốn diễn tả nói năng, thì chính đóa
hoa ấy của tâm (tâm hoa) ứng miệng nói ra chứ không phải
là do ta vận dụng tri thức, quan niệm và ngôn ngữ thông thường:
Hậu
học đã biết hay chăng
Như
vậy đối với Chân Nguyên, tất cả những điều nói năng
không phát xuất trực tiếp từ kinh nghiệm về tự tính đều
là những điều trống rỗng. Phương pháp của thiền
khác với phương pháp của giáo. Thiền là sự trao truyền
của tâm qua tâm, còn giáo là sự trao tuyền bằng kinh bằng
lục:
Giáo
là kinh lục kể bày
Giấy
mực văn tự chất đầy hà sa
Tông
là nguyên tự tính ra
Ðọc kinh thì lâu lắm mới hiểu được đạo, trong khi chiêm nghiệm theo lời chỉ dẫn của tổ thì có thể chứng ngộ trong giây phút: Xem kinh Bụt thuyết còn xa Chân
Nguyên lại khuyên độc giả đừng ngại ngùng khi nghe những
mẫu vấn đáp có tính cách kỳ lạ giữa các tổ và môn đệ
của họ. Những mẩu vấn đáp này đích thị là ngôn ngữ
Thiền, nhằm đối trị các trường hợp cao thấp thuận nghịch
khác nhau, là những phương tiện đập vỡ thói quen và thành
kiến để đưa người ra khỏi sự bế tắc:
Ngộ
tính không tịch thì thôi
Chẳng
lạ chỉ lời vấn đáp tiêu hao
Cơ
quan thuận nghịch thấp cao
Những
sự huyễn trí chiêm bao đặt làm
Ðại
vi thuyết pháp chỉ nam
Ngôn
ngữ này lắm khi chỉ là sự giữ lặng thinh, hoặc là giương
mắt, hoặc là nhíu lông mày, hoặc là hét lên một tiếng
vang dội như sư tử lớn:
Hoặc
là nghiễm tọa vô vi
Hoặc
là thuấn mục, giương mi giao thuần
Hoặc
hiện sư tử tấn thân
Quát
thét một tiếng xa gần vang uy
Ai
khôn xem đấy sá nghì
Nhưng
lối truyền thông mà Chân Nguyên ưa nói nhất là nhìn thẳng
vào hai mắt cả người mình đối thoại. Ta nhớ hồi còn
tu học với Minh Lương, Chân Nguyên vì được Minh Lương nhìn
thẳng vào hai mắt mình mà trong phút giây giác ngộ. Cho nên
ông đã dùng hình ảnh này nhiều lần trong Thiền Tông Bản
Hạnh:
Tam
thế chư Phật tổ sư
Tứ
mục tương cố thị cừ thiền cơ
Tứ
mục tương cố là bốn mắt nhìn nhau.
Tứ
mục tương cố nhãn đồng
Thầy
tớ trao lòng đăng chúc giao huy.
Thầy
tớ trao lòng là sự truyền tâm giữa thầy và trò, còn
đăng
chúc giao huy là đèn đuốc nối sự sáng cho nhau.
Hóa
Phật thọ ký vô biên
Tứ
mục tương cố mật truyền tâm tông
Ông
lại cũng dùng những hình ảnh này trong tác phẩm Ngộ Ðạo
Nhân Duyên nữa:
Ðèn
tâm mắt Phật mới vừa sinh
Tâm
ấn truyền nhau, bốn mắt nhìn
Tiếp
nối đèn kia về bất tận
Thiền
lâm thắp mãi ánh quang minh.
(Nhất
điểm tâm đăng Phật nhãn sinh
Tương
truyền tứ mục cố phân minh
Liên
phương tục diệm quang vô tận
Phổ
phó thiền lâm thọ hữu tình)
Về
vấn đề ngôn ngữ Chân Nguyên viết: "Sử dụng ngôn thuyết
là việc bất đắc dĩ phải dùng phương tiện để đối trị
vọng tưởng của chúng sinh. Nếu không tùy trường hợp mà
đối trị những vọng tưởng ấy, tức là không thể có giáo
pháp. Mà không có giáo pháp nghĩa là không có Phật cũng không
có tăng. Tam bảo đã không thì không có người thuyết pháp,
cũng không có pháp được thuyết. Giáo pháp đã từ nhân duyên
mà có thì cũng chỉ là phương tiện để làm trẻ con nín
khóc mà thôi, đâu có chân thực. Người ngu phu thì cần nhiều
kinh điển, nhiều giáo pháp; bậc thượng trí thì chỉ cần
một tiếng hét hay một nụ cười cũng có thể đốn ngộ
tự tính"
Chân
Nguyên rất hâm mộ đoạn nói về ngôn ngữ thiền trong kinh
Lăng
Già và thường hay trích dẫn kinh này trong các tác phẩm
của ông. Ông nói:
Ai chưa tín thọ còn ngờ Công
án mà Chân Nguyên đã sử dụng nhiều nhất trong thiền tập
có lẽ là công án mà Bách Trượng ngày xưa đã trao cho Hương
Nghiêm: "Hãy nói cho tôi nghe về mặt mũi của chính ông khi
mà ông chưa được cha mẹ sinh ra". Công án này có liên hệ
tới pháp hiệu Chân Nguyên của ông. Chân Nguyên là nguồn
gốc chân thực. Công án ấy ông đã diễn tả trong sách Thiền
Tông Bản Hạnh:
Thuở
xưa trời đất chưa sinh
Cha
mẹ chưa có thật mình chân không
Chẳng
có tướng mạo hình dung
Tịch
Quang phổ chiếu viên đồng thái hư.
Thì
ra mặt mũi ấy là chân không. Chân không cố nhiên không phải
là hư vô -hư vô là giả chứ không phải là cái không chân
thực. Cái không chân thực vượt ra ngoài có và không. Nó
là thực tại không thể diễn ra bằng tướng mạo hình dung.
Ông lại còn diễn tả cái thấy của ông về công án này
trong hai bài kệ gọi là ChânNguyên Trạm Tịch nghĩa
là "Chân Nguyên vốn là trong sáng và lặng lẽ" Ðọc bài
này ta đừng quên rằng hai tiếng chân nguyên vừa có
nghĩa là "nguồn gốc chân thật" Vừa có nghĩa "ông
thầy tu Chân Nguyên"
Thiên
địa phụ mẫu vị sinh tiền
Tịch
quang viên trạm thị chân nguyên
Tự
giác giác tha danh viết Phật
Từ
bi thuyết pháp lợi nhân thiên.
(Khi
đất trời và cha mẹ chưa sinh, thì chân nguyên lặng yên,
chiếu sáng tròn đầy, trong trẻo. Nếu cái nguồn gốc chân
thật ấy mà hiển lộ được thành hành động tự giác, giác
tha thì được gọi là Phật, có thể đem từ bi tâm thuyết
pháp để làm lợi cho cõi người và cõi trời).
Vạn
pháp không hoa giai bất thực
Vị
độ quần sinh giả lập quyền
Liễu
liễu bản lai vô nhất vật.
Chân
nguyên trạm tịch phục hoàn nguyên
(Mọi
hiện tượng đều như hoa đốm giữa hư không, không có thực
chất. Vì muốn độ quần sinh cho nên tạm đề cập tới chúng.
Giác ngộ được rằng xưa nay không một hiện tượng đã
từng hiện hữu thì Chân Nguyên vắng lặng trong trẻo trở
về nguồn cội của nó).
Về
phương diện phương pháp hành đạo, Chân Nguyên chủ trương
rằng chìa khóa của sự đạt đạo là nuôi sáng ý thức mình
về sự hiện hữu của tự tính "trạm viên", nguồn gốc
chân thật của mình. Ý thức được như vậy thì mọi ý nghĩ,
mọi hành động của ta tự nhiên đi vào con đường giác ngộ,
và không cử chỉ nào của ta mà không phải là mầu nhiệm
thần thông: mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, lưỡi nếm, thân
xúc và ý nghĩ. Ðó là sự "vận dụng của lục căn" trên
căn bản ý thức về tự tính giác ngộ. Chân Nguyên nhắc
lại điều này nhiều lần. trong Thiền Tông Bản Hạnh:
Hậu học đà biết hay chăng? Tâm
hoa ứng miệng nói năng mọi lời.
Thiêng
liêng ứng khắcp mọi nơi
Lục
Căn vận dụng trong ngoài thần thông.
Và
trong bài kệ Thị tịch:
Hiển
tích phân minh thập nhị thì
Thử
chi tự tính nhậm suy vi
Lục
căn vận dụng chân thường kiến
Vạn
pháp tung hoành chính biến tri.
Nhưng
dù sao, diễn tả cái thấy của mình vẫn là chuyện khó khăn;
Chân Nguyên biết điều đó, cho nên một lần ông ta viết
bài thơ này, coi như bài thơ đẹp nhất của vị thiền sư
đã từng làm cho phát triển chấn hưng vào cuối thế kỷ
thứ mười bảy:
Nói
ra là bị kẹt
Không
nói cũng chẳng xong
Vì
anh đưa một nét
Ðầu
núi ánh dương hồng.
(Hữu
thuyết giai thành báng
Vô
ngộ diệc bất dung
Vị
quân thông nhất tuyến
Nhật
xuất lĩnh đông hồng.
Chân
Nguyên có nhiều đệ tử xuất sắc, trong đó Như Hiện và
Như Trừng là hai người nổi bật nhất. Thiền sư Như Hiện
được tiếp nối y bát của truyền thống Trúc Lâm, còn thiền
sư Như Trừng lập được một thiền phái lấy tên là Liên
Tông. Cả hai phái ấy sau này nhập lại làm một, và tăng
sĩ của cả hai phái đều đóng góp tích cực vào việc phục
hồi những tác phẩm đời trần.
Thiền sư Như HiệnHiệu
là Nguyệt Quang, ông sinh ở làng Ðường Hào ở Thanh Hà, tỉnh
Hải Dương. Ông xuất gia năm mười sáu tuổi, tại chùa Long
Ðộng ở Yên Tử. trước khi Chân Nguyên mất, ông được
trao y bát Trúc Lâm, kế thế cho chùa Long Ðộng, Quỳnh Lâm
và Nguyệt Quang, Năm 1730, các chùa Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang
dưới sự chăm sóc của ông được chúa Trịnh Giang trùng
tu. Chúa cùng dân ba huyện Ðông Triều, Thủy Ðường và Chí
Linh góp sức vào việc xây dựng lại các chùa này. Gần mười
ngàn người làm việc trong suốt một năm mới xây dựng xong
hai ngôi chùa lớn của phái Trúc Lâm. Dân chúng ở ba huyện
kể trên được miễn sưu dịch trong một năm, bảy năm sau,
chúa Trịnh Giang lại cho đúc một pho tượng Phật rất lớn
để thờ tại chùa Quỳnh Lâm.
Năm
1748, Như Hiện được vua Lê Hiển Tông ban chức tăng cương,
và
năm 1757 được sắc phong là Tăng Thống Thuần Giác Hòa Thượng.
Ông dạy trên 60 đệ tử xuất gia. Thiền sư Tính Tĩnh là
vị đệ tử được ông trao truyền y bát Trúc Lâm và kế
thế các chùa Long Ðộng, Quỳnh Lâm và Nguyệt Quang(57).
Ông mất ngày mồng sáu tháng chín năm Ất dậu (1756).
Thiền sư Như TrừngTự
là Lân Giác, hiệu là Cứu Sinh thượng sĩ, ông vốn là một
vị vương công họ Trịnh. Ông tên là Trịnh Thập, con của
Phổ Quang Vương, sinh ở tỉnh Thanh Hóa năm 1696. Lớn lên ông
được vua Lê Hy Tông gả công chúa thứ tư cho. Ông có tư
dinh tại phường Bạch Mai, huyện Thọ Xương. Sau tư dinh là
một cái đồi rất cao. Một hôm ông bảo người nhà đào
hồ trên ấy để thả cá vàng; người nhà đào được một
cọng sen lớn vào trình ông. Ông cho đó là điềm xuất gia,
liền đổi làm nhà chùa, đặt tên là Viện Ly Trần, chùa
Liên Tông, bắt đầu ăn chạy, học đạo, ngồi thiền. Sau
đó ông dâng sớ xin xuất gia. Ðược vua chấp nhận ông lên
thẳng núi Yên Tử làm lễ thiền sư Chân Nguyên tại chùa
Long Ðộng. Lúc đó Chân Nguyên đã tám mươi tuổi. Ông nổ
lực học tập, sau đó được thụ giới, đắc pháp với Chân
Nguyên và trở về tĩnh tu tại chùa Liên Tông. Trong thời gian
hoằng hóa, ông có lập thêm chùa Hộ Quốc ở phường An Xá
(cũng tại Thọ Xương) và chùa Hàm Long ở Quế Dương (Bắc
Ninh). Hồi còn làm sa di pháp hiệu là Như Như tại chùa Long
Ðộng, ông có viết các bài Ngũ Giới Quốc Âm và Thập
Giới Quốc Âm bằng thơ Nôm lục bát. Ông tịch năm 1733,
lúc mới được ba mươi bảy tuổi, có để lại bài kệ sau
đây:
Gốc
bắt nguồn từ nơi không gốc
Từ
vô vi mà đến
Lại
đi về vô vi
Ta
không đến không đi
Tử
sinh làm sao hệ lụy được ?
(Bản
tòng vô bản
Trong
vô vi lai
Hoàn
tòng vô vi khứ
Ngã
bản vô lai khứ
Tử
sinh hà tằng lụy?)
Thiền
sư Tính Dược đệ tử ông, được chỉ định trú trì chùa
Liên Tông, còn thiền sư Tịnh Ngạn trú trì chùa Hàm Long.
Ngoài hai vị đệ tử lớn này, ông có nhiều đệ tử cao
tăng khác: Tình Tuyền, Tịch Dự, Vũ Hoa, Chính Tâm, Phổ Toán
và Thông Vinh. Tính Tuyền được ông gửi sang Trung Hoa du học
và thỉnh kinh. Vị này lưu học tại chùa Khánh Vân núi Ðỉnh
Hồ ở Quảng Châu sáu năm(58),
khi về có thỉnh theo được ba trăm bộ kinh và luật, cả
thảy hơn một ngàn cuốn. Gần hai trăm bộ kinh đã được
khắc bản và in lại để phổ biến trong xứ. Nhiều bản
gỗ còn được chứa cất tại chùa Sùng Phúc và Kiến An.
Chùa
Liên Tông sau này cũng được gọi là chùa Liên Phái, trung
tâm của hệ phái do thiền sư Như Trừng thành lập. Các chùa
Hộ Quốc, Hàm Long, Sùng Phúc, Nghiêm Xá, Thiên Quang, Phúc Ân,
Vân Trai, v.v... đều là những tổ định thuộc phái này.
Như
đã nói, vì rất có ý thức về một nền Phật Giáo dân tộc
nên thiền sư Chân Nguyên đã khuyến khích môn đồ gắng sức
phục hưng các tác phẩm Lý Trần. Ông đã trùng khắc Thánh
Ðăng Lục và trước tác sách Thiền Tông Bản Hạnh.
Sau đây ta hãy xét về công tác trùng san những tác phẩm khác
tiếp theo sau đó.
Thuyền
Uyển Tập Anh Ngữ Lục
Như
đã nói trong chương bốn, sách này do công phu nhiều người
biên soạn, bắt đầu từ đời Lý. Trong số những người
có công ta phải kể đến thiền sư Thông Biện, thiền sư
Thường Chiếu, Thiền sư Thần Nghi và thiền sư Ấn Không.
Bản in cổ nhất còn lại là bản in năm 1715 do thiền sư Như
Trí thực hiện. Bản in năm 1859 do Phúc Ðiền thực hiện có
ghi là in theo bản cũ chùa Tiêu Sơn. Bản cũ chùa Tiêu Sơn
có thể là bản in năm 1715 của Như Trí. Ta biết rằng Chân
Nguyên tịch 1726, vậy sách Thuyền Uyển Tập Anh dã được
trùng khắc trong khi ông còn sống. Thiền sư Như Trí có thể
là pháp tử của thiền sư Chân Nguyên, nếu không thì cũng
là pháp điệt của thiền sư này. Ðiều lạ là tại sao ông
không đến nhờ Chân Nguyên hiệu đính và đề tựa cho cuốn
sách trước khi khắc bản mà lại đi nhờ một nhà nho không
mấy thông hiểu về Phật học. Hay tại chùa Tiêu Sơn ở huyện
Yên Phong tỉnh Bắc Ninh xa cách chùa Long Ðộng ở Yên Tử
chăng?
Sau
đây là một đoạn trích trong bài tựa của nhà nho kia mà
tên tuổi cũng không còn được giữ lại:
"Sau
buổi giảng dạy ở Chiên đường, tôi thấy một thiền giả
đến đàm luận về đạo Phật. Những chuyện chúng tôi đàm
đạo đều thuộc về những vấn đề của đạo Phật như
biểu tượng lông rùa sừng thỏ. Rồi lấy trong tay áo ra một
cuốn lục tên là Tập Anh nhờ tôi xem và khảo đính
để tránh những lỗi lầm trước khi khắc in lại. Thấy trong
bộ lục có nhiều vị cao thiền danh tổ, sức học cao viễn,
đạo đức linh diệu, bất giác tôi thấy trong lòng nảy sinh
ra sự kính phục. Những bậc này đàm luận về Chân Không,
thuyết pháp về Giác Ngộ, đề tài vốn không nằm trong phạm
vi nghiên cứu của tôi. Nhưng vì Kinh Dịch có nói: "không
phải ta hỏi đứa bé mà là đứa bé hỏi ta", cho nên tôi
không thể không chiều lòng. Tôi sửa chữa lại những chỗ
sai, bổ túc những nơi thiếu sót. Trong vòng mười lăm hôm,
bộ lục này lấy lại được văn thể nghĩa lý ngày xưa,
như là mặt trăng thêm sáng. Vị tăng lại còn nhờ tôi viết
một bài tựa khắc thêm vào đầu sách để làm sáng cho lời
Phật dạy. Tôi không tiếc công, liền gọi người nhà mang
giấy bút tới và viết những dòng thô sơ này. Vị tăng liền
cảm ơn và nhận lấy".
Dưới bài tựa có câu: "Trùng khắc vào một ngày tháng tư năm Vĩnh Thịnh thứ 11, triều Lê", nhờ đó mà ta biết được là sách được trùng khắc năm 1715. Tiếp đó là một danh sách các đệ tử xuất gia và tại gia của Như Trí có lẽ là những người đã có công trong việc trùng khắc. Những đệ tử xuất gia toàn là những sa di: Tính Nhụ, Tính Trung, Tính Kiến, Tính Quán, Tính Huy, Tính Bản. Ðiều này cho ta biết là vào năm trùng khắc Thuyền Uyển Tập Anh, Như Trí chưa có đệ tử nào thọ Tỳ khưu giới, và do đó ông còn đang trẻ, vào khoảng bốn mươi tuổi. Kế Ðăng Lục Tên
đầy đủ của sách này là Ngự Chế Thiền Uyển Thống
Yếu Kế Ðăng Lục, sách do thiền sư Như Sơn chùa Hồng
Phúc soạn. Sở dĩ có chữ ngự chế là vì sách này
được soạn thảo dưới sự bảo trợ của vua Lê Thuần Tông.
Sách được khắc bản năm 1734, tám năm sau khi Chân Nguyên
viên tịch. Sách viết theo thể tài của sách Ngũ Ðăng Hội
Nguyên bên Trung Hoa, nhưng nội dung sách phần lớn chỉ
để viết về tiểu sử của những vị tổ sư Ấn Ðộ và
Trung Hoa. Về phái Lâm Tế ở Việt Nam, cách chỉ có tiểu
truyện của ba vị thiền sư: Chuyết Chuyết, Minh Lương, và
Chân Nguyên. Về phái Tào Ðộng ở Việt Nam, sách chỉ có
tiểu truyện của hai vị thiền sư: Thủy Nguyệt và Tông Diễn.
Ðã vậy, sách không có nhiều giá trị sử học. Tiểu truyện
đã không ghi năm sinh và năm tịch của các thiền sư mà nhiều
lúc lại còn ghi chép sai lạc theo kiểu "lấy râu ông nọ
cắm cằm bà kia". Ví dụ đoạn vấn đáp sau đây vốn là
câu chuyện giữa thiền sư Viên Chiếu (998-1090) và một đệ
tử, chép trong sách Thuyền Uyển Tập Anh mà Như Sơn
lại đưa vào sách Kế Ðăng Lục, cho là cuộc đối
thoại của Chuyết Chuyết và Ðà Ðà:
-
Nghĩa Phật và Thánh khác nhau thế nào?
-
Cúc trùng dương dưới dậu
Oanh thục khí đầu cánh
-
Ðệ tử chưa hiểu
-
Ngày quạ vàng chiếu rặng
Ðêm thỏ ngọc sáng soi.
Ðoạn
đối thoại sau đây vốn là câu chuyện giữa Vân Phong (mất
năm 956) và Thiện Hội (mất năm 950), chép trong Thiền Uyển
Tập Anh, đã được Như Sơn đưa vào Kế Ðăng Lục
để làm cuộc đối thoại giữa Minh Lương và Chân Nguyên.
-
Sinh tử đến, làm sao mà tránh thoát?
- Thì tránh vào chỗ vô sanh vô tử. - Chỗ vô sinh vô tử là chỗ nào? - Nó nằm ngay trong chỗ sinh tử. Có lẽ Như Sơn không được đọc sách Thuyền Uyển Tập Anh cho nên mới phạm những lỗi lầm to lớn trên. Ðến năm 1859, trước khi trùng khắc Kế Ðăng Lục, thiền sư Phúc Ðiền thêm vào sách ấy tiểu truyện của năm vị thiền sư Việt Nam nối dòng Chân Nguyên. Cách thức biên tập của Phúc Ðiền vượt hẳn cách thức của Như Sơn: Phúc Ðiền có ghi rõ ngày tháng và chi tiết có liên hệ tới đời sống và sự hành đạo của các thiền sư. Tuy nhiên, Phúc Ðiền đã không chữa lại những sai lầm mà Như Sơn đã mắc phải, có lẽ vì sợ mang tiếng bất kính đối với một vị tổ sư. Bài tựa sách Kế Ðăng Lục của Như Sơn không cho ta một dữ kiện lịch sử nào trừ ngày tháng và địa điểm mà bài tựa ấy đã được viết. Như Sơn soạn Kế Ðăng Lục tại chùa Hồng Phúc. Một người đệ tử ông là sa di Tính Chúc giúp về việc thẩm duyệt. Hai người đệ tử khác: sa di Tính Phái và Tính Hiển hiệu chính. Ba vị đều là sa di. Ðiều này cho ta thấy Như Sơn hồi đó chưa có đệ tử thọ giới tỳ khưu, do đó tuổi ông còn đọ vào trạc tứ tuần. Năm 1907, sách Kế Ðăng Lục lại được chùa Nguyệt Quang ở Ðông Khê trùng khắc một lần nữa. Thánh Ðăng Lục Như đã nói trong chương XVIII, sách này do Chân Nghiêm trùng san năm 1550. Chân Nguyên trùng san lần nữa năm 1705, và Tính Lương trùng san lại một lần nữa năm 1750, lần này do Tính Quảng đề tựa. Trong bài tựa, Tính Lương nói: "Ngày xưa, thầy tôi là Tuệ Ðăng Hòa Thượng...". Có thể Tính Lương đã được gặp mặt Chân Nguyên (Tuệ Ðăng) lúc ông này còn sống, nhưng Chân Nguyên không phải là bổn sư trực tiếp của Tính Lương. Cũng như Tính Quảng, Tính Lương thuộc về thế hệ của chữ Tính trong bài kệ truyền pháp của Minh Hành, do đó họ phải thuộc về thế hệ đệ tử của thế hệ mang chữ Như, như là Như Hiện, Như Trừng, Như Thị... Thượng Sĩ Ngữ LụcTên
đầy đủ của sách là Trần Triều Tuệ Trung Thượng Sĩ
Ngữ Lục. Sách này do Pháp Loa biên tập, Trúc Lâm Ðiều
Ngự khảo đính và Trần Khắc Chung đề bạt. Sách được
in nhiều lần trong đời Trần. Tuệ Nguyên chùa Long Ðộng
núi Yên Tử trùng khắc vào năm 1763, tức là hai năm trước
khi thiền sư Như Hiện qua đời. Tuệ Nguyên có viết một
bài tựa, nhưng không cho ta biết sách được in lại căn cứ
vào bản in nào. Ðến năm 1903, sa môn Thanh Cừ chùa Pháp Vũ
in lại, chung với sách Tam Tổ Thực Lục.
Khóa Hư LụcSách
này của Trần Thái Tông soạn, được in nhiều lần trong đời
Trần. Bản in của Hội Phật Giáo Bắc Kỳ năm 1943 đã căn
cứ trên bản in của chùa Quất Tụ năm 1850; mà bản của
chùa Quất Tụ đã căn cứ trên bản in của chùa Hoa Yên như
Tuệ Nguyên (người trùng san Thượng Sĩ Ngữ Lục), có
lẽ hai người là đồng sư với nhau. Vậy có thể là bản
in Khóa Hư Lục của chùa Hoa Yên được Tuệ Hiền thực
hiện vào giữa khoảng thế kỷ thứ mười tám.
Tam
Tổ Thực Lục
Phần
thứ nhất cả sách này nói về đời Trúc Lâm Ðiều Ngự,
không đề tên người biên tập. Theo nguyên tắc thì Bảo Sát
hay Pháp Loa phải là người biên tập phần này, vì họ là
người kế thừa của Trúc Lâm Ðiều Ngự. Pháp Loa là đệ
nhị tổ Trúc Lâm.
Phần
thứ hai của sách nói về đời Pháp Loa, do thị giả của
Pháp Loa là Trung Minh biên tập và Huyền Quang, đệ tam tổ
của Trúc Lâm Hiệu đính.
Phần thứ ba của sách, nói về đời Huyền Quang, không biết do ai soạn(59) Bản in cổ nhất của Tam Tổ Thực Lục hiện có là bản in năm 1765, sau ngày Tuệ Nguyên trùng khắc sách Thượng Sĩ Ngữ Lục hai năm, chưa rõ là do ai thực hiện. Tựu trung, ta có thể nói là người trùng khắc cũng thuộc về môn phái Trúc Lâm. Sau bản in này là bản in năm 1897, rồi đến bản in năm 1903 do Thanh Cừ chùa Pháp Vũ thực hiện. Bản này được in chung với Thượng Sĩ Ngữ Lục và có mang bài tựa của Thanh Cừ. Ðại Nam Thiền Uyển Truyền Ðăng Lục Sách này do Hòa thượng Phúc Ðiền chùa Bồ Sơn thực hiện. Sách này có hai tập: tập thứ nhất in lại sách Thuyền Uyển Tập Anh; tập thứ hai gồm có các sách Tam Tổ Thực Lục, Thiền Uyển Thống Yếu Kế Ðăng Lục và một số tài liệu khác mà Phúc Ðiền gọi là "ngoại khoa tạp lục"(60) Sách được ấn hành năm 1859. Nhưng trước đó một năm, Phúc Ðiền đã bổ túc sách Kế Ðăng Lục với tiểu truyện của năm vị thiền sư phái Lâm Tế. Vì sách Kế Ðăng Lục có ba quyển cho nên khi cộng với sách Thuyền Uyển Tập Anh và Tam Tổ Thực Lục, tất cả trở thành năm quyển. Vì vậy bài tựa của Phúc Ðiền được gọi là Truyền Ðăng Ngũ Quyển Tân Tự (bài tựa mới của sách Truyền Ðăng Năm Quyển). Có thể nói rằng bài tựa này đã được viết sau khi quyển một của Ðại Nam Thiền Uyển Truyền Ðăng Lục đã in xong và bản gỗ còn lưu lại chùa Liên Tông. Sau đó gần một năm thì quyển hai cũng được in xong, bản gỗ lưu lại chùa Bồ Sơn. Ðầu bài tựa có dòng chữ: "San khắc Truyền Ðăng thủ Trần gia bản", có nghĩa là "khắc lại sách Truyền Ðăng mà sách nhà Trần để đầu", "sách nhà Trần" đây là Tam Tổ Thực Lục vậy. Sau đây ta hãy đọc vài đoạn trong bài tựa quan trọng này để thấy sự hình thành của Truyền Ðăng Tập Lục: "Nước ta xưa kia có bộ lục Thiền Uyển tên là Tập Anh chép đại khái về các bậc thạc đức cao tăng của ba triều đại. Tuy vậy nội dung lỗ mỗ bất nhất, văn mạch khó phân, cho nên {đã} hiệu đính lại, viết cho rõ ra để khắc bản ấn hành mà bảo tồn bản cũ, làm thành quyển thượng. Ðến Triều Trần, có sách Thánh Ðăng Lục(61), một quyển ghi chép ba tổ đời Trần, có sự tích nhưng không có hình ảnh. Rồi đến đời Hậu Lê, Như Sơn tổ sư tuân thừa sách Ngũ Ðăng Hội Nguyên, tuyển thành ba quyển, có hình ảnh có sự tích, từ Phật Uy Âm cho đến bảy Ðức Thế Tôn, cho đến bốn mươi bảy vị tổ Tây Trúc và hai mươi ba vị tổ Trung Hoa, cùng pháp phái Lâm Tế tại nước ta, ba vị tổ Chuyết Chuyết, Minh Lương và Chân Nguyên, sau nữa là tông phái Tào Ðộng với hai thiền sư là Thủy Nguyệt và Tông Diễn. Về tông phái Lâm Tế, từ Cứu Sinh thượng sĩ trở về sau chưa được chép vào, do đó lão tăng thuận theo thứ tự truyền đăng, chép tiếp tiểu sử năm vị tổ sư, có hình ảnh và sự tích...(62). Lão tăng đau xót nghĩ rằng ngọn đèn của chư tổ đã sắp tàn lụi, cho nên đem hết tâm lực mình gom góp các lục, từ bộ nói về ba tổ đời Trần, đến bộ nói về hai phái Lâm Tế và Tào Ðộng, gồm cả chân đế và tục đế, làm thành một tập, thêm vào đó những tạp lục ngoại khoa, làm thành quyển hạ, khiến cho pháp được truyền và đèn được nối. Một ngày tháng 11 năm Mậu ngọ, nhằm năm Tự Ðức thứ mười một, thầy giám tự chùa Bồ Sơn pháp danh là Phương Viên và tăng chúng môn đồ xin đem về chùa san khắc. Ðêm 13 tháng ấy, thầy giám tự chùa Liên Phái, pháp danh là Thanh Chiêu, nằm mơ thấy một vị thần tăng nói: "Nhờ đại đức hãy cùng đi với tôi tới chùa Báo Thiên xem coi sách Phật Tổ Thống Kỷ(63) đã khắc xong chưa?" Thầy Thanh Chiêu đáp: "Bộ sách đã khắc xong, hiện nay bản gỗ được lưu tại chùa Liên Phái". Vị thần tăng hỏi: "Tôi muốn hỏi bản sách mới soạn để nối vào sách Thống Kỷ kia. Bản này đã khắc xong chưa?" Ðáp: "Bản này hiện đang để tại Bồ Sơn tự, đang còn khắc bản, chưa xong". Thầy giám tự thức giấc, sáng ấy tới chùa Báo Thiên kể lại chuyện thần tăng ứng mộng cho tôi nghe. Nghe xong tôi vui mừng quá đỗi. Có thần tăng chứng minh, tôi xin tất cả các vị có mặt phát tâm hoan hỷ bình đẳng, đừng sinh tâm hữu vô, đắc thất, thị phi, nhân ngã, tồn vong, bỉ thử, thì lão tăng này rất lấy làm hy vọng vạn lần vậy. Tự Ðức năm thứ mười hai, ngày 30 tháng giêng năm Kỷ mùi, chùa Bồ Sơn, hòa thượng Phúc Ðiền, có giới đao và độ điệp soạn; giám tự pháp danh Phương Viên thừa lệnh khắc bản; chưởng lãnh binh tỉnh Sơn Tây là Lê Thuận Chiếu pháp danh Ðại Tuệ hưng công, môn nhân là Văn Ðường vâng lệnh viết ra". Bản in Thuyền Uyển Tập Anh năm 1715 còn được giữ lại, tự nó cũng được chia làm hai quyển thượng và hạ, Tờ thứ tư có đề chữ quyển thượng và tờ thứ 72 có đề chữ quyển hạ chung (hết quyển hạ). Trong khi Trùng Khắc Ðại Nam Thiền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục thì lấy toàn bộ sách Thuyền Uyển Tập Anh làm quyển thượng; tờ 1 có ghi hai chữ quyển thượng, và tờ 65 chó ghi bốn chữ quyển thượng chung tất (hết quyển thượng). Trong bản in Thuyền Uyển Tập Anhănm 1715 còn được giữ lại, người ta cũng đã đóng lộn vào ba tờ vốn thuộc vào Trùng Khắc Ðại Nam Thiền Uyển Truyền Ðăng Lục quyển hạ. Ba tờ này được đóng chen vào giữa tờ 3 và tờ 4 của sách Thuyền Uyển Tập Anh. Có nhiều lý do khiến ta nói vậy. Lý do thứ nhất là ngoài lề mỗi tờ, có dòng chữ: Thuyền Uyển Truyền Ðăng Lục quyển hạ. (Thuyền Uyển Truyền Ðăng Lục là tên gọi tắt của Trùng Khắc Ðại Nam Thuyền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục) dùng để in vào lề mỗi tờ, quyển thượng cũng như quyển hạ. Lý do thứ hai là kiểu chữ, giấy in, số chữ mỗi trang và mỗi dòng của ba tờ khác hẳn với Thuyền Uyển Tập Anhầm lại giống hệt với Thuyền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục (mỗi trang của Thuyền Uyển Tập Anh có 22 dòng, mỗi dòng có 34 chữ, trong khi mỗi trang Thuyền Uyển Truyền Ðăng Tập Lục có 20 dòng, mỗi dòng 42 chữ). Lý do thứ ba là ba tờ ấy không nằm đúng vị trí của nó trong sách Thuyền Uyển Tập Anh, từ hình thức đến nội dung. Về hình thức, ba tờ ấy vốn được đánh số 8, 9, 10, không thể rnằm xen kẻ giữa tờ 3 và 4 của sách Thuyền Uyển Tập Anh. Về nội dung, ba tờ ấy có hình vẽ và tiểu dẫn về ba vị tổ Trúc Lâm đời Trần, không dính dấp với nội dung của Thuyền Uyển Tập Anh vốn chỉ chứa đựng những tài liệu về các thiền sư trước Trần. Xem bài tựa của Phúc Ðiền rồi xét những điểm vừa nêu đó, ta thấy tác phẩm của Phúc Ðiền là một tập đại thành của những tác phẩm có tính cách truyền đăng do người Việt sáng tác từ trước tới giờ. Môn phái Trúc Lâm do Chân Nguyên phục hưng đã làm được những công trình đáng kể, trong đó việc trùng san để duy trì những tác phẩm Phật Giáo Lý Trần rất đáng để cho chúng ta biết ơn. Trước họ, ta chỉ thấy có một Lương Thế Vinh đề tựa cho Nam Tông Tự Pháp Ðồ (thế kỷ thứ mười sáu) và một Tuệ Tĩnh(64), phiên dịch Khóa Hư Lục (nữa đầu thế kỷ thứ mười bảy). Tiếc là những môn đệ của Chân Nguyên đã không tìm ra được những sách như Nam Tông Tự Pháp Ðồ, Nam Minh Thiền Lục, Thiền Lâm Thiết Chủy Ngữ Lục, Ðại Hương hải Ấn Thi Tập... Binh lửa và bàn tay tiêu diệt văn hóa của người Minh đã làm nghèo đi rất nhiều kho tàng văn hóa Phật Giáo Lý Trần để lại. (46)
Louis Bezacier, trong cuốn L’Art Vietnamien (Nhà xuát bản Editions
de l’Union francaise, Paris 1954) nói rằng những bản khắc này
gần đây đã bị người ta lấy làm củi nấu cơm, cho nên
Trường Viễn Ðông Bác Cổ Hà Nội đã cho người đến khiêng
về lưu trú tại Trường.
(47)
Hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc là con gái của Chúa Trịnh
Tráng. Bà là chính cung của vua Lê Thần Tông, tức là Lê Duy
Kỳ. Bà sinh ra vua Lê Hy Tông. Bà thường được người ta
gọi là Bà Chúa Kim Cương. Khi xuất gia với Chuyết Chuyết,
bà được pháp danh là Diệu Viên, hiệu là Pháp Tính. Bà có
soạn thảo bộ Tự Ðiển Chỉ nam Ngọc AÂm Giải Nghĩa
bằng thơ lục bát, những từ ngữ cả Hán và Nôm cộng lại
cả thảy là 20.000 chữ. Từ ngữ Hán được chia ra ba mươi
loại như: thiên văn, địa lý, thân thế, nông vụ, cầm, thú,
hôn nhân, âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thảo mộc, văn nghệ,
y lý, dược thảo, tang lễ v.v... (Bia chùa Ninh Phuc ở Bút tháp,
dựng năm 1647). Công chúa Trịnh Thị Ngọc Duyên là con của
bà Trịnh Thị Ngọc Hạnh và vua Lê Thần Tông, và là cháu
gái của chúa Trịnh Tráng. Bà xuất gia năm 26 tuổi, pháp danh
là Diệu Tuệ. Bà học Phật dưới sự chỉ dạy của Minh
Hành. Năm 1659, sau khi Minh Hành tịch, bà được chỉ định
là tọa chủ chùa Phật Tích. Bà tịch năm 1664, lúc 49 tuổi.
(48)
Minh Hành mất năm 1659 tức là năm Kỷ Hợi
(49)
Louis Bezacier, sách đã dẫn
(*)
Theo nhà Phật học Lê Mạnh Thát trong Chân Nguyên thiền
sư toàn tập, 2 tập, Tu thư Vạn Hạnh, thành phố Hồ Chí
Minh, 1980, thì Chân Nguyên có đến 11 tác phẩm, kể cả những
cuốn chưa xác định thật chắc chắn: 1. Tôn sư phát sách
đăng đàn thụ giới; 2.Nghênh sư duyệt định khoa;
3. Long thư Tịnh Ðộ văn tự; 4. Long thư Tịnh độ
luận, bạt, hậu tự; 5. Tịnh độ yếu nghĩa; 6.
Ngộ
đạo nhân duyên; 7. Thiền tịch phú; 8. Thiền tông
bản hạnh; 9. Nam Hải quan âm bản hạnh; 10. Ðạt
Na thái tử hành; 11. Hồng mông hành (N.H.C.)
(50)Thiền
Tông Bản Hạnh
(51)Thiền
Tông Bản Hạnh
(52)Thiền
Tông Bản Hạnh
(53)Thiền
Tông Bản Hạnh
(54)Thiền
Tông Bản Hạnh
(55)Thiền
Tông Bản Hạnh
(56)
Ðây là đoạn văn liên hệ dịch từ Kinh Lăng Già:
"Này,
Ðại Tuệ, không phải trong mọi thế giới đều có sự sử
dụng ngôn thuyết. Ngôn thuyết là tác động vào tai. Ở nhiều
nước Phật, người ta giáo hóa bằng nét mặt, hoặc bằng
cách nhướng mắt, hoặc nhíu lông mày, hoặc mỉm cười, hoặc
đằng hắng, hoặc nháy mắt, hoặc tư duy trầm lặng, hoặc
dao động thân thể. Này Ðại Tuệ, như các cõi Chiêm Thị
và Hương Tích, cõi của Phổ Hiền Như Lai, người ta chỉ
cần sử dụng cái nhìn mà cũng đủ làm cho các vị bồ Tát
chứng được Vô Sinh Pháp Nhẫn (Anutpattikadharmakshanti), và
các quả Tam Muội lớn lao khác. Phật lại bảo Ðại Tuệ:
Xem ngay trong thế giới này, ta cũng thấy các loài như ong,
kiến, không hề dùng tới ngôn ngữ mà vẫn cũng có thể thi
hành với nhau được bao nhiêu việc".
(57)
Thiền sư Tính Tĩnh họ Trần, sinh năm 1692 ở Ðông Khê. Sau
khi đắc pháp với Như Hiện, ông trú tại chùa Nguyệt Quang.
(58)
Tính Tuyền sinh năm 1674, xuất gia tại chùa Liên Tông năm 12
tuổi. Qua Trung Hoa năm 22 tuổi, ông học Phật và Thụ giới
với Thiền sư Kim Quang Ðoan tại chùa Khánh Vân. Ngày ông xuất
dương, thiền sư Như Trừng có làm bài kệ sau đây để tiễn
đưa:
Gương
cổ thiền lâm bụi bám đầy
Vị
Pháp quên mình đã mấy ai?
Tham
vấn gương xưa còn nhắc nhở
Tám
lần hành cước gắng hôm mai!
(Thiền
lâm cổ kính cửu mai trầm
Vị
pháp vong thân kỷ hứa nhân
Ngũ
thập tam tham kim cổ tại
Bát
tuần hành cước đã tân cần
Khi
ông về nước thì Như Trừng đã viên tịch. Ông bèn lập
đạo tràng tại chùa Càn An, tăng ni khắp chốn đến xin cầu
học và thụ giới. Ông có công phục hồi phong thái thiền
môn, khích lệ các tự viện chỉnh đốn việc nghiêm trì giới
luật; nhờ đó nếp sống thiền gia trở nên có quy cũ trở
lại và đức tin của quần chúng nơi tăng đoàn tăng gia gấp
bội. Ông tịch năm bảy mươi tuổi, vào năm 1744. Tháp ông
được xây tại chùa Sùng Phúc và Hàm Long. Ông có để lại
bài kệ sau đây:
Ðạo
lớn không lời
Vào
cửa bất nhị
Pháp
môn vô lượng
Ai
người thừa kế?
(Chí
đạo vô ngôn
Nhập
bất nhị môn
Pháp
môn vô lượng
Thùy
thị hậu côn?)
(59)
Xem chương XIV
(60)
Xem chương XIV
(61)
Ðể ý: Phúc Ðiền đã gọi Tam Tổ Thực Lục là Thánh
Ðăng Lục.
(62)
Năm vị tổ sư mà tiểu truyện đã được Phúc Ðiền đưa
vào sách Kế Ðăng Lục là: Như Trừng, Tỉnh Tuyền,
Hải Quýnh, Như Hiện và Tính Tĩnh. Tuy nhiên ta còn thấy sau
đó tiểu truyện của các vị Kim Liên, Tường Quang, Phổ Tính
và Tin Kim. Chắc hẳn các tiểu truyện này đã được những
vị hậu bối của thiền sư Phúc Ðiền thêm vào sạu này.
(63)
Ðây là nhằm chỉ sách Thuyền Uyển Tập Anh, mà lề
lối biên tập cũng tương tự với sách Phật Tổ Thống
Kỷ của Trung Hoa.
(64)
Thiền sư Tuệ Tĩnh sinh vào khoảng cuối thế kỷ thứ mười
sáu. Sách Hải Dương Phong Vật Chí nói ông có pháp tự
là Vô Dật, pháp hiệu là Thận Trai. Ông người làng Nghĩa
Phú, tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Ông
tu ở chùa Hộ Xá, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh. Ông cũng
là một dược sư giỏi. Ông là tác giả các sách:
-Thiền
Tông Khóa Hư Ngữ Lục, bản dịch bằng chữ Nôm
-
Nam Dược Thần Hiệu
-
Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư
Bài
tựa sách Thiền Tông Khóa Hư Ngữ Lục được viết
năm 1631 cho nên ta biết ông sinh vào cuối thế kỷ thứ mưòi
sáu. Sách Nam Dược Thần Hiệu cũng còn truyền đến
ngày nay. Sách Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư được tái bản
năm 1717 sau khi chúa Trịnh Cương sai các quan ở Nội phủ và
Y Viện hiệu đính những chữ viết sai và khắc lầm của
bản in trước. Người viết chữ để khắc bàn in năm 1717
là một thiền sư pháp danh là Pháp Thịnh. Chính sách
này cho biết Tuệ Tĩnh ở chùa Hộ Xá. Một phần của sách
này được viết bằng Nôm lục bát. Không rõ thiền sư Tuệ
Tĩnh tịch vào năm nào. Hiện còn di tích đền thờ ở nguyên
quán là làng Văn Thai ở Hải Dương. Dân làng và các làng
lân cận còn tiếp tục trồng những dược thảo do ông chỉ
dạy.
Sách
Thiền
Tông Khóa Hư Ngữ Lục hiện có là một bản chép tay, có
bài tựa của thiền sư Tuệ Duyên chùa Sùng Quang huyện Giao
Thủy viết, đề năm Ðức Long thứ ba (1631). Ðể có một
ý niệm về văn dịch của Tuệ Tĩnh trong Thiền Tông Khóa
Hư Ngữ Lục, ta hãy đọc một đoạn trong "Bài tựa Bốn
Núi".
"Nguyên
chừng vốn không có tứ đại, chẳng có ngũ ấm. Bởi cái
không lại tự tính dấy nhuộm vọng tình, vọng tình bèn hóa
nên sắc tướng, tuy đã có sắc tướng, sau lại bại hoại
về đường chân không; ấy sự vọng tưởng là theo tính chân
không mà tính chân không lại hóa hiện sắc tướng.
"Quen
lấy tính chân không, bèn hóa sinh mọi sắc tướng. Ðã trái
chưng trong nghĩa vô sinh vô hóa, bèn mới làm chưng sự luân
hồi hữu hóa hữu sinh. Trong lòng đã được nghĩa vô sinh
vô hóa, ấy thì chưng sau chẳng có hóa lại chẳng có sinh.
Bây giờ chứng minh có làm sự hóa sinh đấy, thì về sau lại
phải có sinh cùng có hóa..."
(Nguyên văn của Trần Thái Tông: "Nguyên phù tứ đại bản vô, ngũ uẩn phi hữu. Do không khởi vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không; thị vọng tòng không, không hiện vọng, vọng sinh chủng sắc. Ký bội vô sinh vô hóa, vĩnh vi hữu hóa hữu sinh; vô sinh hóa tắc vô hóa vô sinh, hữu hóa sinh vố hữu sinh hữu hóa..") |