Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page

Năm 1950 : lần đầu tiên PGVN tham dự 
Hội Nghị Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu
tại Colombo 

" Hội Phật Giáo Tăng Già Bắc Việt năm 1950 đã ủy nhiệm thiền sư Tố Liên đi dự hội nghị thành lập World Fellowship of Buddhists - Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu - triệu tập lần đầu tiên tại thủ đô Colombo ở Tích Lan từ ngày 26.5.1950 đến ngày 7.6.1950. Hội nghị này đã quy tụ được đại biểu của 26 nước Phật giáo. Một bản điều lệ của hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu được chấp thuận, một ban quản trị được bầu cử trong đó bác sĩ Malalasekera đứng làm chủ tịch, và lá cờ năm sắc được chấp thuận là Phật kỳ. Các nước có đại biểu tham dự hội nghị đều trở thành những trung tâm địa phương (regional centers) của hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu. Về Hà Nội, thiền sư Tố Liên đã thiết lập văn phòng Trung Tâm Ðịa Phương Việt Nam của hội Thế Giới Phật Giáo Liên Hữu tại chùa Quán Sứ. Lá cờ 5 sắc tượng trưng cho ngũ căn ngũ lực được treo lần đầu tiên tại chùa Quán Sứ vào ngày Phật đản năm 1951.

Sự thành lập hội World Fellowship of Buddhists  (mà tại Việt Nam Phật tử quen gọi là hội "Phật Giáo Thế Giới") đã là một kích thích tố cho sự thành lập Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam vào năm 1951 và Giáo Hội Tăng Già Toàn Quốc vào năm 1952. " (trích Việt Nam Phật Giáo Sử Luận III, Nguyễn Lang, trang 303)
 

Ðể kỷ niệm
- 50 năm Ðại Hội đầu tiên của Phật Giáo ở mức độ thế giới,
- 50 năm kể từ ngày lá cờ 5 sắc được xem là lá cờ chính thức của Phật giáo - lá cờ khơi động lửa đấu tranh của Phật tử Việt Nam năm 1963 -
- lần đầu tiên một phái đoàn Phật giáo Việt Nam "tây du",  góp mặt tích cực vào Phong trào Phật giáo thế giới, mở đường cho hàng trăm du học tăng ngày nay tại xứ Phật,
chúng tôi xin trích đăng một số bài vở liên quan đến sự kiện lịch sử này:

1 - Bối cảnh Phật giáo Việt Nam vào những năm 50 (Trích đăng các bài trong Việt Nam Phật Giáo Sử Luận của thiền sư Nhất Hạnh)
2 - Ý nghĩa về lá cờ Phật Giáo
3 - Ký sự "Phái-đoàn Phật-giáo Việt Nam đi Ấn Ðộ và Tích Lan" của Thượng Tọa Tố Liên, trưởng đoàn.
Chúng tôi tạm chia Ký sự này làm 3 phần: Thời kỳ chuẩn bị (23-3-1950 đến 1-5-1950) - Thời gian tại Ấn Ðộ ( đầu tháng 5 đến 23-5-1950) - Thời gian dự Ðại hội tại Tích Lan (25-5-1950 đến 8-6-1950).
4 - Hành trình chiêm bái Phật tích của Ðoàn tại Ấn Ðộ và Tích Lan.

***

Bối cảnh
[*]
Bối cảnh: Phật giáo Việt Nam 1945-1954   - Trích đăng "Việt Nam Phật Giáo Sử Luận III"
Lá cờ
[*]
Ý nghĩa về lá cờ Phật Giáo - Minh Ðức Bùi Ngọc Bách
Ký sự "Phái-đoàn Phật-giáo Việt Nam đi Ấn Ðộ và Tích Lan"
Thượng tọa Tố Liên
 
 
 A - Chuẩn bị
[*]
1 - Duyên khởi - Từ Bắc vào Nam để vạch rõ nhiệm-vụ
B - Thời gian tại Ấn Ðộ
[*]
2 - Hội Phật-giáo Ấn Ðộ đối với Phái-Ðoàn Phật-giáo Việt-Nam
[*]
3 - Trao đổi về tình hình Phật giáo tại Ấn-Ðộ và tại Việt Nam
C - Thời gian tại Tích Lan
[*]
4 - Lễ Tuyên thệ
[*]
5 - Lễ Khai Mạc 
[*]
6 - Kết quả và tình hình tổng quát của Hội-nghị Phật-giáo Thế-giới
D - Hành trình chiêm bái Phật tích tại Ấn Ðộ và Tích Lan
[*]
7 - Chiêm bái Xá Lợi hai vị Thánh Tăng
[*]
8 - Chiêm bái Song Lâm - Thứu Lĩnh 

Theo chương trình của Phái đoàn Phật giáo Việt Nam: "Bắt đầu đến chùa hội-quán Hội Ðại-Bồ-Ðề (Maha Boddhi) ở Calcutta là thủ đô cũ của Ấn-Ðộ, sẽ nhờ Hội đó tổ-chức cuộc nói chuyện về Phật-giáo Việt-Nam đã có một lịch sử sâu xa, kế đến đi chiêm bái các nơi Phật-tích để chứng minh thêm được phần nào của lịch-sử Phật-giáo Ấn-Ðộ và thăm các cơ-quan Phật-giáo lớn hiện có ở Ấn-Ðộ, trong dịp đó sẽ chuyển hòm sách trong có những tác-phẩm quý nhất của Phật-giáo Việt-Nam do Hội Việt-Nam Phật-giáo kính biếu Chính-phủ Ấn-Ðộ để mở đường thân thiện với dân-tộc Ấn-Ðộ và mua các kinh sách về Phật-giáo làm tài-liệu cho Phật-giáo nước nhà. Sau sẽ sang Tích-Lan dự Hội-nghị Phật-giáo thế-giới khai mạc vào 25-5-1950 này, để góp mặt với Phật-giáo Quốc-tế sáng lập Hội Phật Phật-giáo thế-giới theo với chương-trình nghị-sự của ban Tổ-chức Hội-nghị đã định. Vả lại, Tích-Lan là nơi trung-tâm-điểm của Nam phương Phật-giáo, hơn nữa Phật-giáo hiện tại là Quốc-giáo của Tích-Lan có rất nhiều di-tích quan-trọng về Phật-giáo, cần phải khảo-sát để về làm tài liệu cho nền tín-ngưỡng đạo-đức của nước nhà. Nếu còn thì giờ lại về Diến-Ðiện và Xiêm-La cũng không ngoài mục-đích khảo-sát tình hình Phật-giáo." (Ký sự "Phái-đoàn Phật-giáo Việt Nam đi Ấn Ðộ và Tích Lan" của Thượng Tọa Tố Liên, trang 20 )



[Trở Về ]