Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ ]

KHẲNG ĐỊNH TÍNH :
-
CON ĐƯỜNG GIÁC NGỘ GIẢI THOÁT
CỦA PHẬT GIÁO
-
Phổ Nguyệt
Mục lục
Lời Tựa
I.Thế giới hiện tượng và Tâm  - A. Tánh Không & Duyên Khởi hay Thực Tại Giả Lập 1.  Tâm Thức không có thực thể - 2.  Sự vật cũng không có thực thể -  3.  Duyên khởi từ vật chất đến phi vật chất  - B. Tánh Không & Giả Danh hay Thực Tại Tùy Thuộc  - C. Tánh Không & Trung Đạo hay Thực Tại Tuyệt Đối
II. Chuyển Tâm Thức Thành Tâm Trí -  -  1.  Nhị Nguyên Tính - 2.  Nhất Nguyên Tương Đối - 3.  Năng Sở Song Vong
III. Từ Nhất Nguyên Luận tới Thực Tại Tuyệt Đối Luận - A. Nhất Nguyên Tuyệt Đối - B. Thực Tại Tuyệt Đối & Chân Lý Tói Hậu - 1.- Không Gian - 2.- Thời Gian
IV.Các Loại Trí1.-Trí Phân Tích2.-Trí Phân Biệt3.-Trí Vô Phân Biệt
V. Giác Ngộ Giải Thoát - A. Giác Ngộ là Biết Gặp Thực Tướng Vạn Hữu - B. Gặp Biết được Thực Tính của Vạn Hữu là Giải Thoát khỏi nhận thức sai lầm về Tự Tính  Giả Lập hay Tùy Thuộc của chúng
VI. Giáo Lý Giải thoát của Phật Giáo - 1.  Phật Giáo Nguyên Thủy - 2.  Phật Giáo Đại Thừa - a). Thiền Tông - b). Tịnh Độ Tông - c). Mật Tông
VII. Đại Thừa có phải Bà La Môn Giáo không? - 1. Giáo Lý cốt tủy cuả BLMG - 2. Sự Khác Biệt Giữa Nguyên Lý Giải Thoát của Phật Giáo và Bà La Môn Giáo - a. Đại Thừa đồng quan điểm với Ấn đô Giáo - b. Đặc tính của tư tưởng Phật Giáo - c. Đặc tính của tư tưởng Bà La Môn Giáo - d. Sự khác biệt rõ rệt giữa PG và BLMGchuyện nàng BHADDAKết Luận

 
VI. GIÁO LÝ GIẢI THOÁT CỦA PHẬT GIÁO

A. Phật Giáo Nguyên Thủy (Thích Quảng Độ Việt dịch)

 Phương châm tu đạo căn bản

Theo Kimura Taiken, nói một cách đơn giản, theo Phật, cái lý tưởng của sinh mệnh vô hạn, trước hết, nhờ vào sự siêu việt hiện thực mà đạt được. Nói cách khác, thay vì đề cao sinh mệnh vô hạn, tận lực thuyết minh nó, thì lại dựa vào cái sinh mệnh hữu hạn này để mà giải phóng con người, nhờ đó mà lý tưởng của người ta mới có thể thực hiện được. Vì, theo Phật, cho dù yêu cầu của sinh mệnh vô hạn có là căn cứ của lý tưởng đi nữa thì đó chẳng qua cũng chỉ nói về phần tiềm tàng nội tại mà thôi. Trái lại, giải thoát là phải nhìn thẳng vào hiện thực, nên nhờ sự bức bách hiện thực mà được thoát ly thì phần nội tại cũng tự mở ra một cảnh giới kỳ diệu, bất tử: cái mà Phật gọi là giải thoát (mokkha), là niết-bàn (nibbana) chính là ở đó.

"Như thế, ta là sinh pháp, ở trong sinh pháp sinh ra bi thống mà cầu vô sinh, vô thượng an ẩn niết-bàn. Ta từ lão pháp, ở trong lão pháp, biết được bi thống mà cầu vô lão, vô thượng an ẩn niết-bàn và đã được...cho đến bệnh, tử, não cũng thế " ưu, bi, khổ

Trên đây là những lời Phật thuật lại sau khi thành đạo, có nghĩa là khi khám phá được sinh, lão, bệnh, tử hiện thực tức là đã tự biết được cái bất sinh bất diệt mà thể hiện sinh mệnh tuyệt đối vậy. (Nguyên Thủy Phật Giáo Tư tưởng Luận,Thích Quảng Độ Việt dịch)

Sau đây là một số tiêu biểu thực hiện để mở cánh cửa giải thoát.

1.- Thiền niệm hơi thở

Tài liệu sau đây về pháp Thiền nầy căn cứ theo cuốn "Hành Thiền" của hòa thượng Thích Minh Châu. Hòa thượng đã trình bày pháp môn nầy rất đầy đủ, chỉ rõ cách tu đúng thuần túy theo lời Phật dạy. Hòa thượng dịch tên Thiền nầy là "Thiền niệm hơi thở vô hơi thở ra". Trong khi dịch bộ Samyutta Nikàya (Tương Ưng Bộ kinh) hòa thượng thấy pháp môn Anapanasati được diễn tả trong kinh "Một Pháp" (Tương Ưng, trang 239). Nhận thấy pháp môn nầy tương đối dễ áp dụng và có nhiều ích lợi nên hòa thưởng viết cuốn sách đó để chỉ dẫn. Kinh chỉ rõ trong khi chú niệm theo dõi hơi thở thì khởi quán như sau:

1.  Thở vô dài, tôi biết rõ tôi thở vô dài.
Thở ra dài, tôi biết rõ tôi thở ra dài.

2.  Thở vô ngắn, tôi biết rõ tôi thở vô ngắn.
Thở ra ngắn, tôi biết tôi thở ra ngắn.

3.  Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vô.
Cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra.

4.  An định thân hành, tôi sẽ thở vô.
An định thân hành, tôi sẽ thở ra.

5.  Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở vô.
Cảm giác hỷ thọ, tôi sẽ thở ra.

6.  Cảm giác lạc thọ, tôi sẽ thở vô.
Cảm giác lãc thọ, tôi sẽ thở ra.

7.  Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở vô.
Cảm giác tâm hành, tôi sẽ thở ra.

8.  An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở vô.
An tịnh tâm hành, tôi sẽ thở ra.

9.  Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vô.
Cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra.

10.  Với tâm hân hoan, tôi sẻ thở vô.
Với tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra.

11.  Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vô.
Với tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra.

12.  Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở vô.
Với tâm giải thoát, tôi sẽ thở ra.

13.  Quán vô thường, tôi sẽ thở vô.
Quán vô thường, tôi sẽ thở ra.

14.  Quán ly tham, tôi sẽ thở vô.
Quán ly tham, tôi sẽ thở ra.

15.  Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở vô.
Quán đoạn diệt, tôi sẽ thở ra.

16.  Quán từ bỏ, tôi sẽ thở vô.
Quán từ bỏ, tôi sẽ thở ra.

Cốt tủy của giáo pháp (Phổ Nguyệt)

Nhìn vế nguyên lý Thấy Biết Bình Đẳng, đầu tiên quan sát hay theo dỏi khi hít hơi vô tôi cảm giác được, ngay đó tôi biết tôi thở vô. Giác thức hay tri giác hơi thở vô, tôi biết thật có hơi vô. Biết được thì rõ ràng, cái biết (giác trí) đó thì thật và hằng hữu, khi có giác thức thì biết thật có, khi không có giác thức thì cũng biết thật không có, còn giác thức thì lại khác, khi quan sát đối tượng thì mới hiện hữu. Khi không có đối tượng thì không có cảm giác và tri giác. Thấy (cảm nhận), Biết (nhận thức) thì bình đẳng và đồng nhất thể, nên từ tánh thấy trọn vẹn thì biểu hiện nhận thức tánh biết (nhận thức) được toàn diện. Cho nên thở vô dài hay thở ra dài, tôi Biết hơi thở ấy một cách rõ ràng và liền xa lìa cái Biết ấy luôn, thì bặt các nhân duyên chằng chịt, tư tưởng.Từ nguyên lý thấy biết bình đẳng, cảm giác về thân hành, hỷ thọ, lạc thọ, tâm hành, tâm, tâm hân hoan, tâm định tĩnh, tâm giải thoát, quán vô thường, quán ly tham, quán đoạn diệt và  quán từ bỏ là những quá trình tĩnh giác hay thắp sáng hiện hữu. Từ tri vọng là Biết được những thức quá khứ, cảm giác thì Biết được đối tượng ở thời hiện tại, còn tưởng tượng (ước vọng) thì Biết được tưởng thức ở tương lai. Tuy nhiên, tánh Biết lúc nào cũng hiển hiện, còn tánh Thấy (tri giác) thì ba thời bất khả đắc. Tóm lại, vọng thức, niệm khởi và tưởng thức thì thay đổi không nắm bắt được, đó là lịch trình tư duy huyễn hóa theo thời gian và đối tượng. Còn tánh Biết khi vượt khỏi thời không thì trở nên Giác Trí Tuệ hay Giác Ngộ toàn diện (xem phần nhị bội phủ định nhận thức sự vật ở phần trên).
 

2. Nghĩa chữ "Không" theo Đạo Phật Nguyên Thủy; trích đoạn. (Thích Minh Châu)

Thường thường Đạo Phật được xem là đạo Sắc Sắc Không Không, nhất là đối với Việt Nam ta, chữ Sắc Không trở thành chữ đầu môi chót lưỡi để diễn tả đạo Phật. Để hiểu rõ hơn danh từ Không–tức là Sunnata–được giải thích trong kinh Tiểu Không (Pali), đức Phật xác nhận nhờ trú "Không" nên đã an trú rất nhiều, và ngài giảng kinh nầy để khích lệ vị tỷ kheo nên hành trì "không tánh" một cách chơn thực không điên đảo.

Vị Tỷ kheo tại trú xứ nào, những gì tại trú xứ ấy không có, thời phải quán là không có. Những gì tại trú xứ ấy thực có, thời phải quán là thực có.

Tại thiền chứng nào chứng được, những gì thiền chứng ấy không có, thời phải quán là không có, nhưng những gì thiền chứng ấy có, thờI phải quán là thực có.

Như vị Tỷ kheo đến trụ tại một tịnh xá ở làng tại đấy "không có voi, bò, ngựa cái, không có vàng và bạc, không có đàn ông đàn bà tụ hội", thời phải quán những sự vật ấy là không. Nhưng có cái không phải không, là sự hiện diện của chúng tăng ở trong tịnh xá, thời phải quán chúng tăng là có, nói rõ hơn, thôn tưởng không có, nhưng nhớ tưởng thì có.

Nay vị ấy từ bỏ tịnh xá trong làng, vào ngôi rừng tu hành một mình. Tại ngôi rừng không có làng, không có Tỷ kheo chúng, nên vị Tỷ kheo không tác ý thôn tưởng, không tác ý nhơn tưởng, nhưng vị đó ở trong rừng, rừng là thực có, nếu tác ý lâm tưởng, vị ấy tuệ tri,  các ưu phiền do duyên thôn tưởng, do duyên nhơn tưởng không có hiện hữu, nhưng các ưu phiền do duyên lâm tưởng thật sự có mặt. Cái gì có mặt, vị ấy xem như vậy là thật có. Hành trì như vậy được gọi là hành trì "không tánh"

Vượt qua các thiền chứng về Vô sắc giới, vị ấy không tác ý Vô sở hữu xứ tưởng, không có tác ý Phi tưởng phi phi tưởng xứ, chỉ tác ý sự nhất trí do vô tướng tâm định. Nghĩa là vị nâỳ chứng được tâm định nhờ dùng một đối tượng không có tướng nên gọi là "vô tướng tâm định".

Vị Tỷ kheo quán vô tướng tâm định nầy thuộc hữu vi do tâm tự tạo nên chịu như vậy là vô thường, chịu sự đoạn diệt. Do quán như vậy, vị ấy được giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Như vậy vị ấy tuệ tri:" Các ưu phiền do duyên dục lậu...do duyên hữu lậu...do duyên minh lậu... không có mặt ở đãy. Và chỉ một ưu phiền nầy tức là sáu nhập (mắt, tai mũi, lưỡi, thân, ý) duyên mạng, duyên với thân nầy".

Nói một cách khác, khi vị Tỷ kheo chứng quả giải thoát vị ấy tuệ tri các dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu không có mặt, đã được đoạn tận. Nhưng vị ấy vẫn còn thân, sáu nhập duyên với mạng sống. Do vậy đối với vị ấy, "chỉ có một cái nầy không phải không, tức là sáu nhập duyên mạng, duyên với thân nầy.Và cái gì không có mặt ở đây, vị ấy xem cái ấy là không có. Nhưng đối với cái còn lại ở đây, vị ấy biết cái kia có, cái nầy có. Cái nầy đối với vị ấy là như vậy, là thật có, không điên đảo, sự thực hiện là "không tánh" hoàn toàn thanh tịnh".

Như vậy đối với đoạn kinh trên, đối với vị Tỷ kheo thực hành, tùy theo trú xứ, hoặc ở làng, hoặc ở rừng, hoặc tụ đông người, hoặc tụ một mình,, những gì tại trú xứ ấy không có, vị Tỷ kheo quán là không. Còn những gì tại trú xứ ấy có, thời quán là thực có. Còn tại thiền chứng nào, như khi chứng quả Niết Bàn giải thoát, thì vị ấy tuệ tri được các lậu hoặc là không có, vì đã được đoạn trừ, nhưng còn cái thân hữu dư y, cái thân sáu nhập duyên mạng, thời thân ấy vẫn thật có. Thân đã có thời có những ưu phiền do thân nầy gây nên, nên đã có thân, thời có già, có bệnh, có chết. Nhưng vì vị nầy đã giải thoát, nên không có sầu bi khổ ưu não, dầu thân có bệnh có già có chết.

Như vậy kinh nầy định nghĩa chữ Không, tùy theo trú xứ, tùy thuộc Thiền chứng, những gì thật không có thời quán là không có. Còn những gì thực sự là có, thời quán thật sự là có.

Cốt tủy của giáo pháp

* Đối tượng có tướng, tức là ở trong sắc giới hay trong thế giới hiện tượng, thì sự quan sát qua tiền ngũ căn. Cảm giác đối tượng hiện có thì Biết thật Có, khi đối tượng không có hiện diện thì Biết thật Không Có. Nhận thức hiện hữu như vậy thật là đầy đủ không thêm không bớt, đó là Tánh Biết nhận diện Thực Tại một cách toàn diện (Phổ Nguyệt).

* Khi đối tượng không có tướng, vô sắc giới thì không có tác ý Vô sở hữu xứ hay Phi tướng phi phi tưởng xứ, tức là không có tác ý đối tượng ở trong sắc giới (trong không gian hiện hữu), mà chỉ tác ý sự nhất tri do vô tướng tâm định, nghĩa là nhớ tưởng đối tượng ở trong tâm (thức, hay vô tướng tâm định) mà Biết được. Biết được Vọng thức (quá khứ) hay Tưởng thức (tương lai) được Trí nhận thức toàn diện. "Tri Vọng" cũng là vượt qua các thiền chứng về Vô sắc giới. Quán vô tướng tâm định nầy thuộc hữu vi, do tâm tự tạo nên những thức ấy vô thường. Quán như vậy, tức là cái Biết vượt qua cái thức, được giải thoát khỏi dục lậu, hữu lậu, vô minh lậu. Đó là Giác Ngộ.

3.Kinh Nhất dạ hiền giả (Bhađdekaratta sutta)
 (Thích Minh Châu dịch)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn ỏ Savatthi (Xá-vệ), Jetavana (Kỳ-đà lâm), tại tịnh xá ông Anathapindika (Cấp Cô Độc). Ở đãy Thế Tôn gọI các Tỷ kheo: "Này các Tỷ kheo".-"Thưa vâng, bạch Thế Tôn". Các vị Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:

- Này các Tỷ kheo, Ta sẽ thuyết giảng cho các Ông:

'Nhứt dạ hiền giả' (Bhađdekaratta), tổng thuyết và biệt thuyết. Hãy nghe và suy nghiệm kỹ, Ta sẽ thuyết giảng.

-Thưa vâng, bạch Thế Tôn.

Các Tỷ kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn giảng như sau:

Quá khứ không truy tìm
Tương lai không ước vọng.
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai lại chưa đến,
Chỉ có pháp hiện tại
Tuệ quán chính ở đây.
Không động không rung chuyển
Biết vậy nên tu tập,
Hôm nay nhiệt tâm làm,
Ai biết chết ngày mai?
Không ai điều đình được,
Với đại quân thần chết,
Trú như vậy nhiệt tâm,
Đêm ngày không mệt mỏi,
Xứng gọi Nhứt dạ hiền,
Bậc an tịnh, trầm lặng.

Và nầy các Tỷ kheo, thế nào là truy tìm quá khứ? Vị ấy nghĩ: "Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và truy tìn sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là tưởng của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hâm hoan trong ấy; "Như vậy là hành của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thức của tôi trong quá khứ", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, là truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là không truy tìm quá khứ?

Vị ấy nghĩ:"Như vậy là sắc của tôi trong quá khứ", và không truy tm sự hân hoan trong ấy; "Như vậy là thọ của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trobng ấy; "Như vậy là tưởng của tôi...Như vậy là hành của tôi...Như vậy là thức của tôi trong quá khứ", và không truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, là không truy tìm quá khứ.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là ước vọng tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng của tôi...là hành của tôi... Như vậy là thức của tôi trong tương lai", và truy tìm sự hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, là ước vọng trong tương lai.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là không ước vọng trong tương lai? Vị ấy nghĩ: "Mong rằng như vậy sẽ là sắc của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là thọ của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy; "Mong rằng như vậy sẽ là tưởng...sẽ là hành...sẽ là thức của tôi trong tương lai", và không truy tìm hân hoan trong ấy. Như vậy, này các Tỷ kheo, là không ước vọng trong tương lai.

Và nầy các Tỷ kheo, như thế nào là bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ kheo, có kẻ vô văn phàm phu không đi đến các bậc Thánh, không thuần thục pháp các bậc Thánh; không tu tập pháp các bậc Thánh; không đi đến các bậc Chân nhân, không thuần thục pháp các bậc Chân nhân, không tu tập pháp các bậc Chân nhân; quán sắc là tự ngã, hay quán tự ngã là có sắc, hay quán sắc trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong sắc, hay vị ấy quán thọ là tự ngã, hay quán tự ngã là có thọ; hay quán thọ là trong tự ngã, hay quán tự ngả là trong thọ, hay vị ấy quán tưởng là tự ngã, hay quán tự ngã là có tưởng, hay vị ấy quán tưởng là trong tự ngã; hay vị ấy quán hành là tự ngã, hay quán tự ngã là có hành, hay vị ấy quán hành là trong tự ngã, hay vị ấy quán tự ngã trong hành; hay vị ấy quán thức là tự ngã, hay quán tự ngã là có thức, hay quán thức trong tự ngã, hay quán tự ngã là trong thức. Như vậy, này các Tỷ kheo, là bị lôi cuón trong các pháp hiện tại.

Và này các Tỷ kheo, thế nào là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại? Ở đây, này các Tỷ kheo, có vị Đa văn Thánh đệ tử đi đến các bậc Thánh, thuần thục pháp các bậc Thánh, tu tập pháp các bậc Thánh, đi đến các bậc Chân nhân, thuần thục pháp các bậc Chân nhân, tu tập pháp các bậc Chân nhân. Vị nầy không quán sắc là tự ngã, không quán sắc là trong tự ngã, không quán tự ngã trong sắc; không quán thọ...không quán tưởng...không quán hành... không quán thức là tự ngã, không quán tự ngã là có thức, không quán thức trong tự ngã, không quán tự ngã trong thức. Như vậy, này các Tỷ kheo, là không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại.

Khi ta nói: "Này các Tỷ kheo, Ta  sẽ giảng cho các Ông: 'Nhứt dạ Hiền giả', tổng thuyết và biệt thuyết", chính duyên ở đây mà nói vậy.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Các Tỷ kheo ấy hoan hỷ, tín thọ lời dạy của Thế Tôn.

 Hoà thượng Thích Minh Châu dịch Việt


Cốt tủy của giáo pháp (Phổ Nguyệt)

Dòng tâm thức nối tiếp từng sát na sanh diệt liên tục luôn trôi chảy không ngừng, do đó tri giác không thế nào nắm bắt thực tại một cách toàn diện được. Không gian bao la, ngũ giác quan không định vị chính xác được vì mỗi căn chỉ  cảm nhận phần chức năng của mình, chẳng hạn như mắt chỉ thấy không thể nghe v.v...Thực tại toàn diện không thể giao cho tiền ngũ căn nhận thức trong không gian và thời gian trọn vẹn.

Thời gian huyễn hóa. Quá khứ đã qua và đã đoạn tận, tri giác không thể nhận diện., nên không truy tìm. Tương lai chưa đến, đối tượng không có mặt làm sao cảm nhận được, nên không ước vọng trong tương lai. Hiện tại là thời gian đang trôi chảy nối tiếp những điểm li ti sát na sanh diệt, là cái Đang Là, không nắm bắt được. Tam thời bất khả đắc, nên Phật dạy, quá khứ không truy tìm, tương lai không ước vọng, và không bị lôi cuốn trong các pháp hiện tại. Nhưng chỉ có pháp hiện tại, thì Tuệ Quán mới có thể nắm bắt đựợc. Tuệ quán được hiển lộ thực sự trong chuyển động của pháp hiện tại (trong động tác đang là). Trong động tác đang là cuả pháp hiện tại nối tiếp những điểm sát na sanh diệt. Nhận thức ngay thực tại điểm của tri giác nguyên sơ và liền xa lìa nhận thức đó. Tri giác nguyên sơ là chơn thức vừa cảm nhận (vừa sanh) là vừa nhận biết thì chơn thức ấy (giác thức nguyên sơ) biến thành Giác Trí, nên gọi là Chơn thức sanh mà vô sanh vì điểm sát na sanh mà không bị diệt, do mủi tên Tuệ quán nhắm trúng và đã chuyển thức thành trí rồi. Cho nên Phật dạy, Tuệ Quán ở nơi pháp hiện tại, không động không rung chuyển. Vì lẽ chơn thức (tri giác nguyên sơ) là một điểm nhận thức có thật trong động tác nhận thức đầu nguồn của tri giác. Thực tại điểm nầy thì không động, không rung chuyển vì  một điểm  có thật một cách toàn diện không thêm không bớt, chính nó là nó ở đó và lúc đó (vô thời không).

Đó mới thật sự Giác Ngộ mọi sai lầm của Tri Giác và Giải Thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử.

B.  Phật Giáo Đại Thừa (Thích Quảng Độ Việt dịch)

Sự Mong Một Cuộc Sống Vô Hạn Với Yêu Cầu Giải Thoát

Ngài Kumura Taiken đã nhận định, nền tảng cơ bản về mặt tôn giáo của Đức Phật là sự phản tĩnh tự tâm. Dù đối với lòng mong muốn một cuộc sống vô hạn hay yêu cầu giải thoát, tất cả đều phát sinh từ nội tâm của ta. Đã thế thì sự giải quyết tối hậu tất nhiên phải tìm ngay trong tự tâm. Như ai cũng biết, lời dạy cuối cùng của Đức Phật là:"Hãy tự mình thắp đuốc lên, hãy tự mình nương tựa nơi mình, nương tựa Chính Pháp, chứ đừng nương tựa vào một nơi nào khác". Đó là những lời minh chứng rõ ràng về ý nghĩa trên đây và từ đãy về sau lập trường của Phật giáo đều lấy đó làm chủ nghĩa quán thông. Song theo Phật giáo, người thể nhập được sinh mệnh cô hạn quyết không dựa vào phương pháp biểu tượng hóa tích cực mà tìm cầu được, trái lại, phải bắt đầu giải phóng những giới hạn đó, cho nên phải bắt đầu từ cái cá thể bất hợp lý của ngã chấp, ngã dục để giải phóng chính mình. Song khi thể nghiệm dược sinh mệnh vô hạn thì tự mình  biến thành nội dung của sự thể nghiệm, đó là lập trường mới về tôn giáo của Phật giáo. Nói một cách đơn giản thì: lập trường của Phật giáo là lấy giải thoát làm mục đích và đằng sau đó dự tưởng một sinh mệnh vô hạn (cuộc sống tự chủ tuyệt đối) nhưng vô hạn sinh mệnh đó chỉ được thể nghiệm nội tại chứ không biểu tượng hóa: đó có thể nói là một hình thức tôn giáo mới tuy thần bí nhưng rất hợp lý.

Các tôn giáo phổ thông lấy vô hạn sinh mệnh làm tiêu biểu bên ngoài, biến nó thành một hình thái nhất định để biểu tượng hóa, Phật giáo lấy giải thoát làm tiêu biểu bên ngoài, mà vô hạn sinh mệnh vẫn không biểu tượng nếu nói một cách miễn cưỡng thì đem sức "không" (Reine Aktivitat) vào nội tâm tất cả đều quy về nhất tâm: đó là lập trường độc hữu của Phật giáo. Song đối với những người chưa thể nghiệm được lý thâm áo đó không khỏi có cảm giác hoang mang, cho nên tùy theo đà tiến triển của tư tưởng mà đem Chân không biểu tượng thành Diệu hữu và để thích ứng với đường lối đó, Phật giáo đã dùng nhiều danh từ như Pháp thân, Chân như, Tịnh độ v.v... Tư ttưởng đó tuy có nhiều biến hóa nhưng tóm lại, theo ý nghĩa căn bản, thì đó chỉ là những phương pháp khai thác triệt để nơi tự kỷ nội tâm. (Đại Thừa Phật giáo Tư Tưởng Luận, Thích Quảng Độ Việt dịch)

Chủ đích một số kinh tiêu biểu sau đây chỉ rõ sự thực hiện Nhất tâm.

1. Kinh Kim Cang (Phổ Nguyệt)

Đại để, Phật dạy cách hàng phục tâm và an trụ tâm.

Hàng phục tâm: Độ tất cả chúng sanh ( hoặc sinh bằng trứng, hoặc sinh bằng thai,hoẵc sinh từ sự ẩm ướt, hoặc bằng sự biến hóa, hoặc có hình sắc, hoặc không có hình sắc, hoặc có tri giác, hoặc không có tri giác, hoặc không phải có tri giác cũng không phải không có tri giác) vào vô dư niết bàn. Chúng sanh ở đây có thể nói là thực tại giả lập (vọng tưởng hay thức) nhìn từ lục căn. Do đó, độ tất cả chúng sanh vào vô vi niết bàn có nghĩa là đưa (độ) những thực tại giả lập vào chỗ vô sanh (niết bàn) hay là  tri thức đúng cái tri thức sai lầm của chủ khách, hoặc chuyển thức thành trí. Vì khi thực tại giả lập (dòng tâm thức) được tri nhận toàn diện (tuệ tri) thì đã biến thành thực tại tuyệt đối hay là chỗ vô sanh hay vô vi niết bàn là niết bàn tuyệt đối. Nói một cách dễ hiểu là tuệ tri vọng tưởng (chúng sanh) là diệt độ vọng tưởng rồi vì không còn thấy có bốn tướng. Tri vọng lìa vọng thì không còn vọng.

An trụ tâm: Bồ tát nên không có trụ mà làm việc bố thí, nghỉa là không trụ sắc bố thí,..

Sau khi hàng phục được tâm rồi, cần giữ tâm luôn an trụ thì Bồ tát nên không trụ vào sắc, thinh, hương, vị xúc, pháp mà phải xả bỏ xa lìa ngay khi vừa tuệ tri thực tại giả lập đó hoặc giả không trụ vào bất cứ đối tượng nào sau khi tuệ tri dù một sát na. Vì còn trụ là còn duyên theo trần thức mà chìm đắm trong vọng tưởng.

2. Kinh Lăng Ngiêm

Phân biệt thế nào là Chơn Tâm và Vọng Tâm. Phật chỉ rõ cho hội chúng biết mọi người đều có tánh giác trong sáng, gọi là tánh giác diệu minh hay Như Lai tạng hoặc Chơn tâm. Tánh giác nầy phát sáng nơi sáu căn nên nói "Nhất tinh minh sanh lục hòa hợp". Song chúng sanh quên tánh giác nầy chạy theo sáu căn phân biệt sáu trần nên bị luân hồi sanh tử, muốn ngộ tánh giác phải nương cái sáng từ sáu căn phát ra mà trở về. Đây là chơn lý muôn đời của chư Phật (Thích Thanh Từ).

Sáu căn hợp với sáu trần sanh ra sáu thức. Thức hay giác thức hay tri gíac là những dòng tâm thức huyễn hóa hay vọng tưởng. Thanh lọc tâm thức nghĩa là phải tiêu trừ vọng tưởng từ căn trần để tuệ tri (giác trí hay tánh giác) được hiển lộ. Giác ngộ hay tánh giác là nhận thức ngay thực tướng của vọng tưởng (Phồ Nguyệt).

3.Kinh Pháp Hoa (Thích Thanh Từ)

Phật nói kinh Pháp Hoa cốt chỉ bày cho tất cả chúng sanh cái Tri Kiến Phật sẳn có của mình để họ ngộ nhập. Tri Kiến Phật là cái thấy biết Phật. Thấy biết theo vọng tưởng là cái thấy biết phàm phu. Thấy biết thuần tịnh bất động là thấy biết Phật. Cgho nên trong phẩm Phương Tiện có đoạn Phật nói: "Pháp đo` không phải suy lường phân biệt mà có thể hiểu, chỉ có các đức Phật mới biết được, vì cớ sao? Vì chư phật Thế Tôn chỉ do một đại sự nhân duyên mà hiện ra đời". Tri kiến Phật là thấy Biết không thuộc về cái ngã của thân, không thuộc về cái ngã của tâm (vọng tưởng), lại là thể của thân tâm Tri Kiến là lối nói tắt, nói đủ là Kiến Văn Giác Tri Phật. Bởi sáu căn đều là nơi biểu lộ của tánh giác, kiến là mắt, văn là tai, giác là gồm mũi lưỡi và thân, tri là tâm hay thể của trí. Sáu cái đó hằng phát ra ánh sáng của tánh giác.Người muốn trở về tánh giác, nếu không nương sáu căn làm sao biết lối trở về. Vì thế, nói Tri Kiến Phật là gồm cả sáu căn biểu lộ tánh giác của mình. Tánh giác này cũng gọi là Phật Huệ hay Phật Thừa. Đó là chổ cứu cánh của Phật giác ngộ, cũng là chỗ cứu cánh của Ngài dạy lại chúng sanh. Tri Kiến Phật là cái Trí Phật hay Trí Vô Sư hay là Tánh Giác ở trong thân ô uế, vô thường bất tịnh mà không bị nhiễm nhơ. Tri Kiến Phật cũng gọi là Chơn Tâm hay Tri Thức Nguyên Thuỷ được khai mở bằng tuệ tri thiền chứng qua quá trình Khai Thị Ngộ Nhập Tri Kiến Phật.

4. Duy Thức Học (Như Hạnh)

 Một phương pháp khác trong Duy Thức Học  quan niệm như là Thể Cách Nhận Thức Sự Vật.  Theo BT Di Lạc và Vô Trước,

"Thực tại luận và giải thoát luận của Duy Thức dựa trên nhận thức về thực tại. Nói cách khác, đối với tư tưởng gia Duy Thức, liên hệ của chúng ta với thực tại là một liên hệ nhận thức (và giải thích). Do đó trong thực tại luận Duy Thức bản tính của Phật (tức là một sinh linh giác ngộ) và bản tính của "chúng sinh" hay con người bình thường (tức là những sinh linh chưa giác ngộ) cũng như sự dị biệt giữa Phật và con người, cốt yếu được qui định bằng những phạm trù nhận thức. Sự dị biệt giữa Phật và con người chính yếu là sự dị biệt giữa hai thể cách tri nhận thực tại.

Tri giác của Phật được định nghĩa là vô phân biệt, một thể cách nhận thức vượt trên dự kiến (presupposition), nằm ngoài sự qui kỷ (nonegocentric), tri nhận thực tại như chính nó, nghĩa là trong thực tính của nó. Do đó, Phật- tính- - hay từ một viễn cảnh tri thức luận, Phật-tâm (hay Phật-trí, tức là thể cách nhận thức của sinh linh đã giác ngộ) - - cũng được đề cập đến như là tâm [nhận thức] thực tại chân thực. Trong hầu hết các kinh luận Đại Thừa, tâm (Phật) được mô tả là thanh tịnh và trong sáng tự bản tính.

Tri giác thực tại của con người, trái lại, là một thể cách nhận thức qui kỷ (egocentric) và do đó bị giới hạn. Thể cách nhận thức nầy có xu hướng tri nhận thực tại như là gồm có một chủ thể nhận thức tự hữu và các thành tố cấu tạo thực tại - - tức là các đối tượng - - cũng hiện hữu một cách độc lập. Trong ngôn ngữ của Duy Thức, đây chính là sự áp đặt tự tính lên chủ thể (tức là phương diện chủ thể) và (các hiện tượng, tức là phương diện khách thể) mà Duy Thức xem là một tiến trình giả tưởng. Thứ duy thức luận phác tố (naĩve realism) này tự căn bản đã mâu thuẫn với giáo lý nền tảng của Phật Giáo về duyên khởi, theo đó thì "thực tại thuần túy," tức là, cái thực tại trước khi có sự áp đặt cuả bất cứ những ý nghĩa nào giới hạn nào đó, là một sản phẩm của một màng lưới của những tác động hỗ tương (có tính cách liên hệ) nhân quả của những thành tố tâm lý và vật lý. Nói cách khác, tất cả mọi hiện tượng đều hiện hữu một cách hỗ tương hệ thuộc và do đó không có tự tính hay là "không" trong thuật ngữ của Phật Giáo".

5. Trung Quán Luận (Phổ Nguyệt)

Nhận thức được Tánh Không của vạn hữu, thực tại của Duyên Khởi và Giả Danh, thì  Trung Đạo là con đường Cứu Cánh cho mọi vượt khỏi dòng bộc lưu sanh tử. Trung Đạo hay Tự Tánh Tuyệt Đối  là Phủ Định Tính của vạn hữu kể cả tâm thức con người. Con đường Giác Ngộ là con đường sáng soi rọi các pháp làm cho vô tự tính mọi hữu tồn. Phủ định tha tính của sụ vật và phủ định cả tự tính của sự vật cũng chưa phải là cứu cánh, mà phủ định luôn cái mình phủ định.

Con đường đi đến Giác Ngộ theo kiểu của BT Long Thọ là những chặng đường phủ định tuyệt đối để cuối cùng không còn gì phủ định, chỉ còn Tự Tính Tuyệt Đối, vùng trời của Vô Ngôn là Trung Đạo.

Con đường đi đến Chân Nguyên thật lắm chông gai qua nhiều chặng đường phủ định để đến bờ Trung Đạo, hoặc gỉả thể cách Tri Nhận Thực Tại với Trí Vô Phân Biệt để Trực Nhận Thực Tính của sự vật. Hành trình chuyển hóa Tâm Thức thành Tâm Trí cũng cùng một nguyên lý từ Nhị nguyên chuyển thành Nhất Nguyên. Đó là chúng ta đứng trên khía cạnh không gian. Vượt khỏi không gian chỉ đạt đến Chân lý tương đối mà thôi. Công việc cuối cùng là phải thể hiện ngay khi nhận thức vượt khỏi không gian là phải vượt khỏi luôn thời gian hay phủ định thời gian mới mong đạt đến Thực Tại Tuyệt Đối hay Chân Lý Tối Hậu.

Có thể kết luận như sau:

+ Nhị bội phủ định nhận thức Giác Thức Nguyên Sơ của sự vật là Khẳng định nhận thức Tánh không của chúng ; đó là Nhất Nguyên Tính Tuyệt Đối, Chân lý Tói Hậu hay Trung Đạo, cũng là hai giai trình Hàng phục Vọng Tâm và An trụ Tâm.

+ Nắm bắt được thực tướng của vạn hữu là sự vượt khỏi Thời-Không làm cho Tâm trở nên trong sáng thanh thản, tức là giải thoát khổ đau, nhân quả, luân hồi.

6. Kinh Duy Ma Cật (Phổ Nguyệt)

 Trong phẩm Văn Thù Sư Lợi thăm bịnh Duy Ma Cật ;

...Ngài Văn Thù Sư Lợi vào nhà ông Duy Ma Cật rồi, thấy trong nhà trống rỗng không có vật chi, chỉ có một mình ông nằm trên giường mà thôi. Khi ấy ông Duy Ma Cật chào rằng:

- Quí quá thay ! Ngài Văn Thù Sư Lợi mới đến ! Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.

Văn Thù Sư Lợi nói:

- Phải đấy, cư sĩ ! Nếu đã đến thì không đến, nếu đã đi thì không đi. Vì sao? Đến không từ đâu đến, đi không đi đến đâu, hể có thấy tức là không thấy. Thôi việc đó hãy để đó...

– Tướng không đến: Tướng đến từ A 1 đế A 2 theo thời gian huyễn hóa tướng rồi. Động tác đang đến (tướng đến) nối tiếp những điểm sát na sanh diệt, không thể nắm bắt được.Ngay lúc đến là khoảnh khắc hiện tại  ta nhìn thấy cái "đến". Nhận thức ngay thực tại điểm trong động tác đang đến lúc đó và tại đó (một điểm ở sát na). Nên cái thấy đến"thật" là ở điểm đến hiện hữu đó mà thôi. Còn tướng đến từ A 1 đến A 2 (quá khứ), tướng ấy đã huyễn hóa rồi, không thật. Thực Tại Điểm đó là Trung Đạo, là Tánh Giác. Tánh giác (thấy) đó ở trong trạng thái vô thời không. Cũng như thế, tướng đi, đi đến đâu (tương lai), cũng không thật, chỉ thấy cái "đi" ngay ở khoảnh khắc hiện hữu.

Do đó Văn Thù Sư Lợi đáp: Đã đến (quá khứ) thì cái đến không thật, đã đi thì cái đi không thật, đã thấy thì cái thấy không thật. Vì đến không từ đâu đến (không xác định), đi thì không đi đến đâu (không xác định), còn có thấy thì không còn thật thấy đối tượng đó nữa,"Sắc tức thị không".

Tóm lại, trong kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết,Tri thức nguyên thủy (Chơn tâm) được hiển lộ bằng nhận thữc thực tại một cách toàn diện không thêm không bớt  (Tánh) qua quá trình tuệ tri thực tại điểm trong động tác đang là (Tướng). Tướng và Tánh không hai. Cũng là pháp môn bất khả tư nghị.

7. Kinh Bát Nhã (Phổ Nguyệt)

Đạc điểm của Trí Bát Nhã ở đây  được chú trọng qua cấu trúc: chủ thể và đối tượng quan sát với Lý Chơn Không Vô Ngại.

a) Chủ thể quan sát:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Ba La Mật Đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thế khổ ách.

Quán Tự Tại Bồ Tát, chủ thể quan sát hay hành giả, trong quá trình tuệ tri sâu sắc (Trí quan sát) mới thấy được ngũ uẩn đều không nên vượt qua mọi khổ ách.

Không ở đây là hai giai tầng thực tại của Tánh Không. Tánh Không thứ nhất là Tướng Không của ngũ uẩn (dung thể Không của ngũ uẩn chiếm trong không gian là bào ảnh) hội tụ ở trong tâm thức qua lục căn; mà Như-Là-Tính Thể của Đối Tượng quan sát và Tính- Thể của Chủ Thể quan sát là một, nên Tướng Không đó coi như Như-Là-Tự -Tính Tuyệt Đối, là Hư Không. Tánh Không thứ hai là không thật là chúng nó nữa, là thực tại giả lập do lịch trình huyễn hóa ngũ uẩn theo thời gian. Cho nên suy xét kỹ thì thấy rõ mọi khổ ách (là quá khứ)-khi ở thể không tuyệt đối (hư không)- không thể chạm vào hư không được dù hiện tại hay quá khứ. Còn thực tại giả lập, khổ ách quá khứ thì hiện tại không còn nữa. Sự đau khổ đã qua đi, chúng ta chỉ còn vương vấn trong ký ức và luôn lập lại bằng ảo giác âm vang trong tâm thức mà thôi. Văy khi hành thâm Trí Bát Nhã mới thấy thực tướng của ngũ uẩn là Tánh Không, nên hiện tại không có khổ ách nào còn vì vậy đã vượt khỏi khổ ách rồi đó.

b).  Đối tượng quan sát:

Xá Lợi Tử! Sắc bất dị Không, Không bất dị Sắc; Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc. Thọ, Tưởng, Hành, Thức diệc phục như thị.

+  Sắc không khác Không, Không không khác Sắc:

Sắc và dung thể Không của Sắc là một, cho nên Sắc không khác tướng Không của nó, và tướng Không của Sắc không khác Sắc. Vì Sắc chiếm cứ không gian và không gian dung chứa Sắc khắn khít nhau như một, cho nên dung thể không của Sắc và Sắc là một. Không nầy Tự Tính Tuyệt Đối.

 + Sắc biến thành Không, Không biến thành Sắc:

 Thí dụ: Ta nhìn Sắc ở thời điểm T1 thì qua t2 (1 sát na), ta thấy Sắc ở T1 không còn thật là Sắc ở T2 nữa. Nhưng ở T2 ta vẫn thấy Sắc ở T2 là thật, dù ở T2 xem Sắc ở T1 không thật.  Chẳng hạn, ông A ở T1, qua T2 thì lập tức Ô A thêm (T2-T1) tuổi nên Ô. A ở T2 không phải là Ô A ở T1. Tuy nhiên, dù Ô A ở T1 không thật là Ô A ở T2, nhưng ở T2 ta vẫn thấy Ô A ở T2 là thật. Đó là lịch trình huyễn hóa của Sắc qua Trí phân biệt, hay Sắc và Không đều có Tự Tính Tùy Thuộc (theo thời gian). Rồi đến Thọ, Tưởng, Hành, Thức giống như vậy.

Theo triết lý Duy Thức, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, là tiến trình Tri Thức Đúng Thực Tướng của ngũ uẩn hay vạn pháp. Tri thức đúng chủ tri sai lầm đó lả Tự Giác. Ngũ uẩn hay đối tượng quan sát là những thực tại giả lập. Tri Thức đúng tự tính giả lập của ngũ uẩn hay đối tượng lả giải thoát khỏi nhân duyên chằng chịt, luân hồi, sanh diệt của ngũ uẩn hay đối tượng, hay tha nhân nói chung, tức là Giác Tha. Văy Tri Thức Đúng Thực Tướng của vạn pháp là con đường giải thoát mọi ràng buộc, sai lầm, nhân duyên, sanh diệt, khổ đau để đến bờ Giác Ngô Niết Bàn tịch tịnh. Đó cũng là con đường Tự Giác và Giác tha.

8. Kinh Hoa Nghiêm (Thích Trí Tịnh)

Kinh nảy goị đủ là "Đại-Phương-quảng Phật Hoa-Nghiêm", ta quen gọi là Kinh Hoa- Nghiêm.

 Nội dung của Kinh này đứng trên cảnh giới bất-tư-nghì giải thoát, chư pháp-thân Đại-Sĩ thừa oai thần của đức Phật tuyên dương công-đức cùng cảnh giới của chư Phật và xương minh nhơn hạnh xứng tánh bất-tư-nghì của chư đại Bồ-Tát.

Kinh Hoa-Nghiêm này đã hoàn toàn ở trong lảnh vực xứng tánh bất-khả-tư-nghì giải thoát mà xương minh, nên mỗi lời mỗi câu trong Kinh này lấy toàn thể pháp-giới tánh làm lượng. Đã là toàn thể pháp-giới tánh nên tất cả Giáo, Lý, Hạnh, Quả nơi đây đều dung thông vô-ngại, nên cũng gọi là vô-ngại pháp-giới.

Từng bực cứu cánh của vô ngại pháp-giới là Sự sự vô ngại chỗ chứng nhập hoàn toàn của chư Phật mà chư pháp-thân Bồ-Tát thời được từng phần.

Muốn hiểu thấu phần nào cảnh giới trên đây, người học đạo cấn phải biết rõ bốn pháp-giới, bốn cấp bực mà chư đại-thừa Bồ-Tát tuần tự tu chứng:

1.  Lý vô-ngại pháp giới

2.  Sự vô-ngại pháp-giới

3.  Lý sự vô-ngại pháp giới

4.  Sư-sự vô-ngại pháp giới

Lý tức là chơn-lý thật-tánh, là thể tánh chơn thật của tất cả pháp, nên cũng gọi là pháp-tánh, hay pháp-giới-tánh, chơn-như-tánh. Tất cả pháp trong vũ trụ đều đồng một thể tánh chơn thật ấy. Thể-tánh ấy dung thông vô-ngại, nên gọi là 'Lý vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý vô-ngại này chính là bực thành-tựu căn-bổn-trí, mà bắt đầu dự vào hàng pháp-thân Bồ-Tát.

Tất cả pháp 'Sự đều đồng một thể-tánh chơn-thật, tức là đồng lấy pháp-tánh làm tự-thể. Toàn-thể 'Sự là pháp-tánh, mà pháp-tánh đã viên-dung vô-ngại, thời toàn thể sự cũng vô-ngại, nên gọi là 'Sự vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được pháp-giới này chính là bực pháp-thân Bồ-Tát thành-tựu sai-biệt-trí (cũng gọi là quyền-trí, tục-trí, hậu-đắc-trí).

Lý là thể-tánh của 'Sự '(tất cả pháp), 'Sự là hiện tượng của 'Lý-tánh'. Văy thời lý-tánh tức là lý-tánhcủa sự, còn sự lại là sự tướng của lý-tánh. Chính Lý-tánh là toàn-sự, mà tất cả là toàn Lý-tánh, nên gọi là 'Lý-sự vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được lý-sự pháp-giới này thời là bậc pháp-thân Bồ-Tát đồng thời hiển phát cả hai trí (căn-bổn-trí vả sai-biệt-trí).

Tất cả sự đã toàn đồng một thể-tánh mà thể-tánh thời dung-thông không phân chia riêng khác, nên bất luận là một sự nào cũng đều dung nhiếp tất cả sự, và cũng đều tức là tất cả sự, một sự nhiếp và tức tất cả sự,, tất cả sự nhiếp và tức một sự. Thế là sự-sự vô-ngại tự-tại, nên gọi là 'Sự-sự vô-ngại pháp-giới'. Người chứng được Sự-sự pháp-giới này tức là bực pháp-thân Bố-Tát thành-tựu nhứt-thiết-chủng-trí. Viên-mãn trí này chính là Đấng Vô-Thượng-Giác (Phật Thế Tôn).

Sự-sự vô-ngại pháp-giới dung-thông tự-tại, nội dung của toàn bộ Kinh Hoa-Nghiêm, được chứng minh trên toàn thể văn-kinh này. Nay xin lược dẫn một vài đọan văn rõ nhứt để chư học-giả tiện tham cứu.

 Sự-sự là tất cả sự hoặc là tất cả pháp, tức là toàn thể không-gian và thời-gian.

  ( Việt dịch: Hân-Tịnh Tỳ-Kheo Thích Trí Tịnh, Rằm tháng Hai 2508)
Trong  bài 'Thay Lời Tựa", HT Thích Đức Niệm đã nhận định rằng tư tưởng Hoa Nghiêm trình bày vạn pháp do tâm sanh. Tâm là thực thể của vạn pháp. Tâm vọng thì vạn pháp hoạt hiện sai biệt hình hình sắc sắc, trùng trùng duyên khởi, cái này có cái kia có và ngược lại, như lưới đế châu. Tâm chơn thì pháp giới tánh với Tâm là một, vạn pháp đồng nhất thể. Tâm thanh tịnh thì thâu đạt chơn lý Phật tánh, suốt thông pháp giới vô ngại, thể nhập bất tư nghì giải thoát hạnh môn. Kinh Hoa Nghiêm, đức Phật chỉ cho chúng sanh thấu rõ cội nguồn củ xum la vạn tượng do mê thức vọng tưởng nghiệp duyên hình thành, các pháp hiện hành trong vũ trụ là huyễn hóa, như hoa trong gương, như trăng trong nước. Tất cả vạn pháp trong pháp giới đều từ Tâm sanh. Tâm trùm khắp cả pháp giới.Tất cả vạn hữu vũ trụ có thể nằm trọn trong hạt cải. Hạt cải có thể thâu nhiếp tất cả vũ trụ vạn pháp. Thể tánh của Tâm nhiếp thâu tất cả. Tất cả là một, một là tất cả. Đó là bản tánh vô ngại của Tâm. Bản tánh chơn tâm suốt thâu vạn pháp hữu tình và vô tình; lấy toàn thể pháp giới tánh làm lượng; lấy xứng tánh bất tư nghì vô ngại giải thoát làm thể. Đó là ý nghĩa căn cốt của Kinh Hoa Nghiêm.

Bởi thế, nếu Kinh Đại Bát Nhã tiêu biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về  lý chơn không vô ngại, thì Kinh Hoa Nghiêm đại biểu cho tư tưởng Phật Pháp đại thừa về lý hữu hóa duyên danh của vạn pháp.

Ngoài ra Kinh Hoa Nghiêm còn là một thông điệp, một bài học phong phú sinh động muôn đờI, trao gởi cho hành giả có tâm hướng thượng đại thừa, tu là cần phải học phả hành qua hình ảnh Thiện Tài đồng tử tham bái cầu học đạo với năm mươi ba vị thiện tri thức, là bằng chứng cho ta thấy rằng tu học đạo bồ-đề điều tiên quyết cần phải khắc phục nội tâm cống cao ngã mạn, dục vọng loạn tưởng, ngoài thân khiêm cung cầu tiến hành trì phương pháp Hoa Nghiêm tuyệt đỉnh, tìm chân sư liễu ngộ mới mong hiển lộ được Phật tánh chơn tâm của mình.

Nên nghiên tầm ý nghĩa của Kinh Hoa Nghiêm là khai mở quang lộ trở về bản tánh chơn tâm thanh tịnh sáng suốt thường nhiên; là biết được tự thể của các pháp hiện hành trong thế giới vũ trụ; là thấu suốt cội nguồn sanh sanh hóa hóa của hữu tình và vô tình chúng sanh; là quán chiếu bí yếu mật nghĩa viên dung tương quan của tâm và cảnh, để rồi từ đó có thể thông triệt lý viên dung vô ngại chủ và khách của vạn pháp, hiện hành sanh hóa, trong duyên tương nhơn quả, tương sanh tương diệt. Tất cả vạn pháp toàn triệt ảnh hiện trên đài gương chơn như thể tánh. Thế nên, thọ trì Kinh Hoa Nghiêm là bước vào phương tiện cầu tu học đạo, là nhân tố đặc thù hy hữu ly vọng hoàn chơn... (1988)

Từ các kinh căn bản, các Pháp môn Thiền, Tịnh và Mật ra đời, tuy hình thức khác nhau, tựu trung cũng đều áp dụng một nguyên tắc là thực hiện Nhất tâm và giải phóng mọi tạp nhiểm của dòng Tâm thức.

Và vân vân...

a).Thiền Tông (Thích Thanh Từ)

1)  Đốn ngộ tiêm tu

Thiền tông quan niệm rằng Giác Ngộ Thượng là Tri Hữu đối phó với Vô Minh Hạ. Bởi quên (mê) tánh giác nên niệm khởi và chấp ngã sai lầm. Ở đây giác ngộ là nhãn ra mình có tánh giác. Tánh giác là chơn thật, là vĩnh cữu, là hiện hữu và cũng chính là bản thể của mình (đại ngã). Tánh giác này mang nhiều tên tùy công dụng của nó. Về phương diện, thường biết rõ ràng (liễu liễu thường tri) một cách chơn thật, gọi là Chơn Tâm, thật thể thân tâm mà không tướng mạo, gọi là Pháp Thân, hằng giác không mê gọi là Bồ Đề, vĩnh viễn không sanh không diệt gọi là Niết Bàn, chơn lý tuyệt đối không bàn nói đến được gọi là Đạo. Thể chơn thật không đổ thaygọi là Chơn Như, cái ta chơn thật ngàn đời gọi là Bản Lai Diện Mục... Quên tánh giác là mê, nhận ra mình có tánh giác là ngộ. Biết có tánh giác của chính mình gọi là là Tri Hữu.

Cho nên Thiền Tông ứng dụng giác ngộ tri hữu để tu. Tri hữu là biết mình có tánh giác. Tánh giác tức là ông chủ thực của mình. Quên tánh giác là đã mất ông chủ, chính là mất mình, sống mà mất mình hay không biết mình sống, không phải vô minh là gì? Đối trị cái vô minh Mê này, Thiền sư hằng nhớ tới ông chủ tới ông chủ của mình. Lói nhớ ông chủ bằng cách, sáu căn tiếp xúc với trần mà không chạy theo sáu trần, hằng sống với sáu đường hào quang sẳn có của mình. Cho nên nói "thấy sắc không dính sắc, nghe tiếng không kẹt tiếng". Bởi thường sống với ông chủ của mình, nên ngoài không bị sáu trần quyến rủ, trong không bị pháp trần cuốn lôi. Đó là chỗ "tâm như nên cảnh như". Đó là đốn ngộ tiệm tu.

2.Tiệm tu đốn ngộ

1/- Toạ thiền khán công án hay thoại đầu

 Phương pháp tu nầy gọi là "lấy độc trừ độc". Vì có một nghi vấn trong đầu thì mọi vọng tưởng đều lặng mất. Cho nên người khán công án hay thoại đầu, phải tin tưởng tuyệt đối thầy mình đến thọ giáo, ông dạy một câu như "trước khi cha mẹ chưa sanh là gì" v.v..., liền phải sống chết với câu ấy, cho đến ngày ngộ đạo mới thôi. Khi khán thoại, nên đề khởi câu thoại đầu lên, sau chữ gì? Một sức mạnh nghi kéo dài im lặng, khi sức nghi yếu dần liền đề khởi nữa, cứ như thế mãi. Câu nói đặt thành nghi vấn là thoại, cái nghi kéo dài im lặng là đầu. Hay nói cách khác hơn, trước khi chưa đặt nghi vấn là đầu, nghi vấn dấy lên là thoại. Chủ yếu dùng cái nghi đập chết mọi vọng tưởng. Khi cái nghi đã thành khối, khỏi cần khởi mà lúc nào cũng nghi, gọi là 'nghi tình'. Một khi khối nghi tan vỡ ra là ngộ đạo. Thế nên nói "đa nghi đa ngộ". Song tu khán thọai đầu phải gan dạ chết sống với câu mình nhận nơi thầy, cho đến ngộ đạo, không được học kinh sách hay hay lý luận gì cả. Tu khán thoại đầu, khi tọa thiền khán thoại đầu, lúc ra ngoài hoặc làm công tác cũng vẫn khán thoại đầu, không đổi thay pháp nào khác.

2/.  Tọa thiền biết vọng (tri vọng)

Thiền giả ứng dụng phần giác ngộ hạ để tu. Khi tọa thiền đúng pháp rồi, thiền giả để tâm vắng lặng vừa có vọng tưởng dấy lên liền "biết vọng không theo". Nếu để vọng tưởng quá mạnh, biết vọng mà vẫn còn lôi đi, thiền giả nên thấy vọng ấy vốn không, nói quả quyết rằng "mầy là không”. Nếu dùng chữ không mà trị chưa nỗi, thiền giả phải quở mắng nó, bảo "vì mầy nên nhiều đời phải chịu luân hồi, giờ đây mầy muốn xuống địa ngục hay sao?”. Đó là lối mục đồng dùng roi để trị con trâu ngổ nghịch. Những suy tư nghĩ tưởng dấy lên cũng biết giả không theo.. Nếu có làm việc thì lấy việc làm ấy làm chỗ trụ tâm, không cho vọng tưởng dẫn đi nơi khác. Lặng lẻ trong việc làm, không để chú vọng bén mảng đến trong đầu. Cứ thế hằng tu trong việc làm, hằng tu trong lúc rảnh rổi, hằng tu khi tọa thiền. Không theo vọng tưởng là phá ngã chấp về tâm, biết thân duyên hợp hư giả là phá ngã chấp về thân.

b). Tịnh Độ Tông

b.1. Pháp Môn Niệm Phật. (Tịnh Độ, HT. T.Thiện Hoa)
Phương pháp tu về Cực lạc có nhiều lối, nhưng không ngoài các pháp niệm Phật. Đây lược kể bốn pháp niệm Phật:

b.1.1. Trì danh niệm Phật

Trì danh niệm Phật tức là giữ một lòng nhớ nghĩ danh hiệu Phật, là niệm "Nam mô A Di Đà Phật ". Khi đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, uống cũng niệm. Niệm từ buổi mai khi mới thưc dậy, cho đến buổi tối, trước khi đi ngủ. Niệm suốt cả ngày không xen hở. Khi gần đi ngủ, ngồi xếp bằng bán già hay kiết già, chắp tay mà nguyện rằng:

"Con tin lời của đức Phật A Di Đà, giữ một lòng niệm danh hiệu Ngài, nguyện đời nầy, bao nhiêu tội chướng thảy đều tiêu sạch, đến khi lâm chung được Phật và các vị Bồ Tát, đến tiếp dẫn chúng con về Cực lạc.

b.1.2. Tham cứu niệm Phật

Pháp niệm Phật tương tợ pháp trì danh, nhưng mà có khác nghĩa, làm môi miệng không động, niệm không ra tiếng, mà trong tư tưởng có niệm Phật.

Khi niệm có tiếng thì xét tiếng ấy từ đâu mà sanh ra. Đến khi hết niệm không nghe nữa, thì xét tiếng ấy coi nó đi vào chỗ nào. Xét cho biết chỗ sinh ra, chỗ trở về là đã được một phần công phu khá cao rồi, cứ giữ như thế mà niệm, đừng cho tán loạn, thì chắc có ngày minh tâm kiến tánh.

b.1.3. Quán tưởng niệm Phật

Là quán tưởng hình dung đức Phật à ở trước mắt ta, mình cao một trượng sáu thước, đứng trên hoa sen, và quán thân ta cũng ngồi trên hoa sen, chắp tay hầu Phật. Phật thấy ta, ta thấy Phật. Quán như thss lâu ngày, đi, đứng, nằm, ngồi, nhắm mắt, mở mắt đều thấy Phật, tức là pháp quán đã thuần thục.

b.1.4. Thật tướng niệm Phật

Thật tướng niệm Phật là niệm Phật hợp với chân tâm. Vì tất cả các pháp đều do tâm biến hiện, bởi tâm biến hiện, nên tướng nó đều là hư vọng (phàm sở tướng, giai thị hư vọng), duy có chân tâm là chân thật, không sinh, không diệt; không chứ, không lai, xưa nay thanh tịnh bình đẳng như như, không hư vọng, không biến diệt, cho nên mới gọi là thật tướng.

Ba pháp niệm Phật trước thuộc về Sự, có tánh cách tiệm tu và tiệm quán. Đến pháp thứ tư nầy, là thuộc về Lý tánh, cao siêu hơn cả. Niệm Phật đến đây, mới hoàn toàn rốt ráo, mới ngộ tánh mình là Phật A Di Đà, tâm mình là cảnh Tịnh độ.

Nhưng chúng ta phải luôn luôn nhớ rằng: nhờ có Sự mới hiển ra Lý. Trớc hết cũng do Trì danh niệm Phật, Quán tưởng niệm Phật v.v...nhờ lối dụng công tu ba pháp trước, đến lúc thuần thục không còn thấy có mình là người niệm Phật và Phật là một vị mình niệm, chỉ còn có một chơn tánh vừa yên lặng, vừa chiếu soi không năng, không sở, không bỉ, không thử, không hữu, không vô. Chỗ này chính như trong Kinh tứ Thập Nhị Chương, Phật nói: "Niệm đến chỗ vô niệm"; hay trong kinh A Di Đà nói: "Được nhứt tâm bất loạn

b.2  Phép Niệm Phật Bằng Ba Tự Tính (Phổ Nguyệt)

b2.1- Niệm Phật bằng Tướng.

Niệm ra tiếng là thể hiện tác động của căn trần. Miệng niệm ra tiếng lục tự, căn tai nghe tiếng lục tự. Khi ta đọc lục tự ít ra ta đã nghe tiếng lục tự phát ra và căn tai ta nghe, đó là động tác vạch sóng giữa dòng tâm thức mà nắm bắt lục tự. Khi ta theo dõi tiếng lục tự là ta tập trung vào tiếng đọc đó, dòng tâm thức ngoài lục tự đã phủ định (tha tính không); nghĩa là khi ta niệm Phật là mọi vọng tưởng tạm thới không quấy rối trong tâm ta, dù không hoàn toàn ngăn chận hết tâm viên ý mã, ít ra ta đã thanh lọc phần ý tưởng vẩn vơ và làm cho tâm bớt vọng động. Niệm Phật theo Căn Trần là lối chủ thể tác động với đối tượng là trần là hiện tượng (tướng) ở ngoà tâm. Đối tượng ngoài là một thực tại giả lập, nó không có tự tính và không chắc chắn, hay thay đổi nên nó dễ bị vọng tưởng xen vào.

b.2.2.- Niệm Phật bằng Thức.

Khi ta niệm lục tự thầm trong tâm, tiếng được thầm hội chỉ làTưởng Thức. Mặc dù tưởng thức cũng ở trong tâm được ý tác động để tưởng niệm cũng cùng ở chung một tâm, và dầu cho tưởng thức và ý tác động chung dòng nhất nguyên, nhưng nó cũng chỉ là tưởng thức của lục tự là một thực tại tùy thuộc ở chung dòng nhất nguyên tương đối mà thôi. Tác dụng của cách niệm Phật nầy là ở chỗ xâm nhập, tập trung và xoáy sâu trong dòng tâm thức đang trôi chảy mà làm nổi bật lục tự để phá tan đám mây mờ của tâm trí. Lợi ích thì nhiều hơn niệm bắng tiếng vì thuận trong tứ oai nghi và khi đi ngủ.

b.2.3.- Niệm Phật bằng Trí.

Thật sự niệm Phật bằng Trí là chỉ dùng hai cách niệm Phật trên rồi chuyển thành trí. Vì niệm Phật bằng căn trần thức là niệm thực tại giả lập, và niệm Phật bằng thức là niệm thực tại tùy thuộc, tất cả hai phép trên chỉ niệm theo bóng dáng (thức) của lục tự mà thôi. Từ thực tại giả lập hay tùy thưộc ta chuyển thành trí tức thực tại tuyệt đối. Trí là cái biết của tâm nó toàn diện và thường hằng, nhiều hơn cái biết của căn trần hay căn thức vì bị giới hạn ở các căn. Văy khi ta niệm lục tự ra tiếng hay niệm thầm, biết ta đang niệm. Biết (của Trí)) cái mình biết (của Căn), tức là Tri Thức Đúng (Trí) cái tri thức sai làm của nhị nguyên (chủ khách) là đã giải thoát mọi phiền não khổ đau.

c).Mật Tông- Pháp Niệm Chú (Sogyal Rimpoche, Trí Hải dịch)
Chúng ta cần tìm hiểu hai thần chú nổi tiếng nhất của Tây Tạng là thần chú Padmasambhava, gọi là thần chú kim cang thượng sư (Vajra Guru Mantra):

OM AH HUM VAJRA GURU PADMA SIDDNi HUM, và thần chú của Quán Thế Âm, vị Phật của lòng bi mẫn, OM MANI PADME HUM. Hai thần chú nầy cũng như phần đông thần chú, đều bằng phạn ngữ, cổ ngữ thiêng liêng của Ấn Độ. (Trích trong Tạng thư Sống Chết, tr 522-528)

Thần Chú Kim Cang Thượng Sư:

Thần chú nầy được giải thích căn cứ lời giảng dạy của hai ngài Dudjom Rinpoche và Dilgo Rinpoche.

OM AH HUM - Những âm Om Ah Hum có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, Om đều tiêu biểu cho thân. Ah lời và Hum là ý. Cả ba âm tiêu biểu năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa thân, lời, ý.

Theo nghĩa ngoài, Om tịnh hóa mọi ác nghiệp của nhân, Ah của thân, Ah của lời, và Hum của ý. Nhờ tịnh hóa thân, lời, ý, Om Ah Hum đem lại ân sủng của thân, lời, ý chư Phật... Khi đọc thần chú này, là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bản thân và những người ở trong đó.

Theo nghĩa trong, Om tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, Ah tịnh hóa nội phong hay khí lực, và Hum tịnh hóa chất sáng tạo.

Ở tầng mức sâu hơn, Om Ah Hum biểu trưng ba thân của Liên Hoa Bộ. Om là Pháp thân, Phật A Di Đà, Đức Phật của ánh sáng vô lượng;Ah là Báo thân, Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Đại Bi; và Hum là ứng hóa thân, Liên Hoa Sanh. Điều nầy có nghĩa, trong trường hợp thần chú này, cả ba thân đều thể hiện trong một vị là Padmasambhava, Liên Hoa Sanh. VAJRA GURU PADMA Vajra được ví như kim cương, đá quí nhất và cứng nhất. Cũng như kim cương có thể cắt bất cứ gì, mà chính nó thì không gì phá hủy được, cũng thế trí tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hoại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt được mọi vọng tưởng chướng ngại. Những đức tính và hoạt động thân, lời, ý của chư Phật có thể làm lợi lạc hữu tình với năng lực sắc bén vô ngại như kim cương. Và cũng như kim cương không tì vết, năng lực sáng chói của nó tuôn phát từ sự chứng ngộ bản chất pháp thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.

Guru có nghĩa là sức nặng, chỉ một người tràn đầy đức tin kỳ diệu, thể hiện trí tuệ, hiểu biết, từ bi và phương tiện thiện xão. Cũng như vàng ròng là loại kim nặng nhất quí nhất, cũng thế những đức không lỗi, không thể nghĩ bàn của bậc thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả. Guru tương đương với Báo thân và Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Đại Bi. Lại nữa, về Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) giảng dạy con đường mật tông, biểu tượng là Kim Cương và nhờ thực hành mật tông mà Ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên Ngài được biết dưới danh hiệu là Kim Cương Thượng Sư.

Padma hoa sen, có nghĩa là Liên Hoa Bộ trong ngũ bộ và nhứt là khía cạnh ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên hoa bộ là dòng họ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padmasambhava là ứng thân trực tiếp của Phật A Di Đà, vị Phật nguyên ủy của Liên hoa bộ, nên Ngài được gọi là Padma, hoa sen. Danh hiệu Liên Hoa Sanh của Ngài kỳ thực ám chỉ câu chuyện Ngài sinh ra trên một đóa sen nở. Khi những âm thanh Vajra Guru Padma đi liền nhau, thì cũng có nghĩa là tinh túy và ân sủng của Kiến, Thiền, Hành. Vajra nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cũng chắc như kim cương, mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến của chúng ta. Guru tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quí của giác ngộ, mà ta cầu cho kiện toàn trong thiền định của mình. Padma tiêu biểu bi mẩn, mà chúng ta cầu thể hiện trong Hành Động của chúng ta.

Vậy nhờ tụng đọc thần chú nầy mà ta nhận được ân sủng của tâm giác ngộ, những đức cao quí và lòng bi mẫn của Padmasambhava và tất cả chư Phật.

SIDDHI HUM Siddhi là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có hai thứ thành tựu: tương đối và tuyệt đối. Nhờ nhận được ân sủng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như bịnh tật tiêu trừ, mọi thứ nguyện tốt được thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều được tốt lành, giúp cho tu tiến và chứng ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn của đấng Liên Hoa Sanh, để tự lợi và lợi tha. Bởi thế nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực thân, lời, ý của Ngài, mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối. Siddhi Hum được xem là thâu tóm vào tất cả ân sủng, như nam châm hút sắt. Hum tiêu biểu tâm giác ngộ của chư Phật, và là xúc tác thiêng liêng của thần chú. Giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của thần chú: Hãy là như vậy! Ý nghĩa cốt yếu của bài là chú là: Con triệu thỉnh Ngài, đấng Kim Cang Thượng Sư, với ân sủng của Ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu thế gian và xuất thế gian.

Dilgo Khientse Rinpoche giải thích:

Mười hai âm Om Ah Hum Vajra Guru Padma Siddhi Hum mang tất cả ân sủng của mười hai bộ kinh giáo của Phật, tinh túy của tám mươi bốn ngàn pháp môn. Bởi thế tụng một lần thần chú Kim Cang Thượng Sư cũng có phước như là đã đọc mười hai bộ kinh điển và thực hành các pháp môn khác. Mười hai bộ kinh điển là phương thức giải cứu chúng ta khỏi mười hai nhân duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử. Mười hai móc xích nầy là guồng máy của luân hồi sanh tử làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ tụng mười hai âm nầy của thần chú Kim Cang Thượng Sư, mười hai nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sanh tử.

Mặc dù ta không thể trông thấy đức Liên Hoa Sanh, nhưng tâm giác ngộ của Ngài đã thể hiện dưới hình thức thần chú này, thần chú này có được toàn thể ân sủng của Ngài, Bởi thế khi bạn kêu Ngài bằng cách tụng đọc mười hai âm thần chú này, thì bạn sẽ được ân sủng và công đức vô lượng.

THẦN CHÚ CỦA ĐẠI BI TÂM: OM MANI PADME HUM.

- Tạng ngữ đọc là Om Mani Pémé hung. Thần chú nầy tiêu biểu tâm đại bi và ân sủng của tất cả chư Phật, Bồ Tát, nhứt là ân sủng của Quán Tự Tại, vị Phật của lòng bi mẩn. Quán Tự Tại (hay Quán Thế Âm) là hiện thân của Phật trong hình thức Báo Thân, và thần chú của Ngài được xem là tinh túy của lòng bi mẩn của chư Phật đối với hữu tình. Nếu Liên Hoa Sanh là bậc thầy quan trọng nhất của người Tây Tạng, thì Quán Tự Tại là vị Phật quan trọng nhứt của họ, là vị thần hộ mạng của dân tộc nầy. Có câu nói nổi tiếng là vị Phật của lòng bi mẩn đã ăn sâu vào tiềm thức Tây Tạng tới nổi một hài nhi vừa biết nói tiếng mẹ là đã biết đọc thần chú nầy, om mani padme hum.

Kalu Rinpoche viết: Một cách khác để giải thíchthần chú nầy là, Om là tính chất của thân giác ngộ. Man Padme tiêu biểu ngữ giác ngộ; Hum tiêu biểu ý giác ngộ. Thân ngữ ý của tất cả chư Phật được tàng ẩn trong âm thanh của thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của thân lời ý, và đưa tất cả hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng thần chú này, và phối hợp với đức tin và tinh tấn thiền định, thì năng lực chuyển hóa của thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng.Quả vậy, chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy.

Đối với những người đã quen thuộc với thần chú này, suốt đời tụng đọc với nhiệt thành và niềm tin, thì Tử Thi Tây Tạng, ở trong cõi Trung Ấm:

Khi âm thanh của Pháp tánh gầm thét như ngàn muôn sấm sét, nguyện cho tất cả tiếng này trở thành âm thanh của thần chú sáu âm. Tương tự Kinh Lăng Nghiêm cũng nói: Mầu nhiệm thay là âm thanh siêu việt của Quán Thế Âm. Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ...Đó là tiếng thì thầm ầm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng mầu nhiệm ấy đem lại giải thoát bình an cho tất cả hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trú thanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnh vô biên của niết bàn.



[ Trang trước ]      [ Trang sau ]