[ Trở về ]

Xúc Thọ - Ái Thủ - Cắt Bỏ

( nguoicusi@yahoo.fr )

Ni su Tri hai : Nguyên thủ không Xúc - Đại Thừa không  Thủ - Tâm Đăng
Cần hiểu cho chính xác - Pháp Hiền
Ái  mà không thủ , chỉ có các vị bồ tát mới làm được - Tâm Đăng
Xúc/Thọ/Ái theo Nguyên Thủy, Đại Thừa và Thiền Tông - Pháp Hiền
" biết vọng không theo" không khống chế , mà chỉ buông xả - Tuệ Minh Đức
Thích hợp chữ nào thì chọn chữ đó -Pháp Hiền
Tuệ Minh Đức
Vòng nhân duyên phải được nhìn như một tổng thể, không thể phân chia.  - Nguyên Phước
Khi tu dưỡng, có một cái gì để tâm hướng về chăng ? - Nguyễn Tường Bách
Khi nhìn hoa, trước nhất cần phải quán xét tiến trình Xúc-Tưởng-Thọ để lấy lại thế chủ động - Pháp Hiền
Xuc-tho, ai-thủ - Trịnh Long Hải
Cắt xén - Tuệ Minh Đức

Trang sau


De : Tâm Đăng
Date : Dimanche 1, Février 2004 17:08
Objet : [Fwd: Ni su Tri hai]

Xúc-Thọ / Ni Sư Trí Hải

Tinh co hom qua duoc nghe mot cuon bang ni sư Tri hai giang ve Tam pháp ấn , nghe ni su day la tu theo Nguyen thuy thi tâp khong xúc ( tuc la căt giua xúc va thọ) con tu theo dai thua thi van xuc , vẫn tho , vẫn . ái nhung khong thủ ái day la thuong tat ca moi chung sinh nhu cau tho o chua Tr'uc lâm o Huế " đa tình thị Phật tâm "

lan dau tien duoc nghe ni su giang , TD thich quá nên co dh nao co bang cua ni su xin cho TD .... muon , TD xin cam on rat nhieu ( va hứa nghe xong trả lai ngay , khong giữ luon :-)

than kinh

TDTN

Ps cam on anh Thien da mách tren NCS ve cuoc trien lam ve Vn o Bỉ ma thày Phap Hien vua kể , di xem rat hay


[ Đầu trang ]

 

De : Pháp Hiền
Date : Lundi 2, Février 2004 4:31

Xúc-Thọ / Ni Sư Trí Hải

Coi chung, coi chung, can phai hieu cho chinh xac.

Dung de nhu kieu mot so Phat Tu tay phuong hieu lam "thiền ôm" khi nhin thay canh cac vi Bo-tat hay Phat om Dakini trong PG Tay Tang...

Theo PH thi tu "xuc ma khong tho" de hon tu "ai ma khong thu" - du "khong thu" nhung "trach nhiem" thi sao ? nhat la khi co con chang han !

Than - PH.


[ Đầu trang ]

De : Tâm Đăng
Date : Lundi 2, Février 2004 7:34

Xúc-Thọ / Ni Sư Trí Hải

thua thay

ni su Tri hai cung co noi nhu thay day , xuc khong tho dễ va chác ăn hơn . la ái khong thủ chi co cac vi bo tat moi lam duoc . Chu con nguoi cu si lơ tơ mơ thiền thi chac khong nen thử lửa , nội lưc thấp kém thi chua thõng tay vao chơ duoc ..., rớt đài hoi nao khong biet ..

Ni su cung co noi luc moi vao chùa ni su cung giât minh khi thay cau " da tinh thi Phat tam " nhung sau nay ni su moi hieu dó la su that , chu nguoi so cơ ma hieu sai chữ "da tinh" thi pham gioi thu ba phien lăm

Tâm dan dau cac pháp , ai ma nghĩ bay bạ thiền ôm nhu thay noi la do su vo minh cua họ , neu ho khong hỏi hay khong duoc ai giang thi cung hơi phiền thât Nhung neu co duoc giảng , ma ho cứ muon khư khư giữ ý hay van co tâm tà cua ho thi la quyền ( hay la nghiep) cua ho .

The moi thay giữ giới la căn bản , cung nhu la luyen nội công trong chuyen chuong , bao gio luyen khá roi moi thong tay vao chợ , xuong núi trừma đuoc ..., lo tơ mơ thi bi ma băt luon :-(

sáng sớm mà đã dính măc cai ordinateur roi , chac phai nhap that

....

a quên , Td thac mac sau khi doc bai anh Thien (cau hoi chu khong phai cau dố ) Thap ba la mat la 10 dai hanh cua bo tat trong kinh dai thua bổn sanh Tâm dia quán ( theo phat hoc tu dien cua D T Con) , sao anh noi Bo tat dai thua chi co luc ba la mat thoi ..

than kinh

TDTN


[ Đầu trang ]

De : Pháp Hiền
Date : Mardi 3, Février 2004 0:16
Xúc-Thọ / Ni Sư Trí Hải

Thua quy vi,

1- "Xúc mà không thọ" đưa đến một kiểu sống "dửng dưng" đối với mọi "pháp thế gian", cách biệt với xã hội, với quần chúng/

Một sắc thái của một số bộ phái mà về sau bị gọi là Tiểu thừa/

Tu theo lối này chủ yếu ở chỗ "khống chế cái thức", hay "khống chế cái tưởng" kiểu như "biết vọng không theo"/

2- "có xúc, có thọ, có ái" sẽ không rơi vào thái độ dửng dưng, khong xa roi cac pháp thế gian - phong cách của Đại thừa/ 
Nhưng, để khỏi bị dính măc, hành giả cần phải phá "chấp thủ", cụ thể là phá "cái tôi" và "cái của tôi"; túc là "phá cái ngã"/ 
Nhưng khổ nỗi : "cái ngã, càng phá nó, nó lại càng to thêm" (cứ xem nhiều vị xuất gia tu hành đã 30, 40, 50 năm, mà tuổi đạo càng cao cái ngã càng lớn !, thì biết)/

3- Còn tu theo Thiền tông thì sao ? - Chủ yếu là "nhìn vào Hầm tối vô minh" để soi cho rõ "cái bổn lai diện mục"... Pháp môn này đòi hỏi sức định tâm của hàng cao nhân thươ.ng căn/ 

Về sau, do nhu cầu phải phương tiện thêm bớt để thích ứng với nhiều trình độ hơn, mà sanh ra các phái thiền khác nhau, nhưng vẫn không bỏ mục tiêu chủ yếu vừa nêu/

Đại loại là như vậy/ Thân - PH.


[ Đầu trang ]

De : Tuệ Minh Đức
Date : Mardi 3, Février 2004 9:04

Xúc-Thọ

Kính thưa thầy, 

Nếu hiểu sai lầm xin các dh tha thứ cho mà thông cảm 

Theo những lơì daỵ của Thầy Thanh Từ, " biết vọng không theo" không cần khống chế chi cả, mà chỉ buông xả, tức không có dụng công phá, quán chi cả, mà dùng có biết buổi bang sơ hằng tri hằng giác, để biết vọng tuỏng màkhông theo 

Không dùng sức để cố khống chế các giác quan, các tư tuỏng mà lao lực, không cần phá chi cả mà chỉ buông xã caí hư vọng để trở lai. vơí caí bản lai diện mục, vơí ông chủ... như Ngaì Trần Nhân Tông Trúc Lâm Đai. đầu đà khuyên đệ tử buông xã tất cả và caí gì buông bỏ không đuọc = đó chính làông chủ của mình 

Xong, thiền, quán, tịnh độ, mật nhìn lại đều có tính cách chung là phảng quan tự kỹ cả nếu không lầm. 

Nếu sai, xin các anh chị dh bỏ qua màchi? giaó thêm 

Kính, 

TMD


[ Đầu trang ]

De : Pháp Hiền
Date : Mardi 3, Février 2004 9:24

Xúc-Thọ

Thoi, neu khong muon dung chu "khong che", thi dung chu "diet", nhu trong "diet tho tuong dinh"; neu khong muon dung chu "diet", thi dung chu "buong"; neu khong muon dung chu "buong", thi tuy tien...

Neu thay thich hop thi cu chon.

Than - PH.


[ Đầu trang ]

De : Tuệ Minh Đức
Date : Mardi 3, Février 2004 11:58
Xúc-Thọ

Cám ơn thầy
Có lẻ tại  còn chấp vào danh từ :-)

Kính mến

TMD


[ Đầu trang ]

De : Nguyên Phước 
Date : Dimanche 8, Février 2004 20:08

Xuc-tho, ai-thu

Các đạo hữu thân mến,

Những vấn đề mới nêu lên trên diễn đàn gợi ra cho tôi một câu hỏi :

Tôi đã từng nghe thấy chủ trương cắt giữa xúcthọ, hoặc là cắt giữa áithủ, như một phương pháp tu Phật, dĩ nhiên với mục đích giải thoát, diệt khổ.

Nhưng tôi tự hỏi nguồn gốc chủ trương này là ở đâu ? Phải chăng đó chính là lời đức Phật Thích Ca dậy, hoặc nếu không là chủ trương của một vị tổ sư, đệ tử nào đó của ngài ? Dù sao chăng nữa, thì cũng phải ghi chép ở một kinh điển nào chứ ? Nếu các thầy, các bạn có ai biết rõ kinh điển nào đề cập tới vấn đề này, thì xin vui lòng chỉ bảo cho, tôi xin đa tạ.

Có thể người ta hiểu rằng Phật giáo Nguyên thủy chủ trương cắt giữa xúcthoï, khi được biết có lần ngài Sariputta (Xá Lợi Phất) tuyên bố với các đồng đạo: "Này các bạn hỡi, Niết Bàn thật là hạnh phúc ! Niết Bàn thật là hạnh phúc !(sukha, đối lại với dukkha)" Nghe như vậy, ngài Udayi liền vặn hỏi: "Này bạn Sariputta, làm thế nào có hạnh phúc, nếu không có cảm thoï ?" Câu trả lời của Sariputta mang đầy ý vị triết lý và vượt khỏi tri thức thông thường : "Không có cảm thọ, đó chính là hạnh phúc." (Walpola Rahula, L'enseignement du Bouddha).

Nhưng theo tôi, câu nói này không có nghĩa rằng ngài Sariputta, người được coi là đứng đầu trường phái chính thống (orthodoxe) của đạo Phật, chủ trương cắt giữa xúc (phassa) và thọ (vedana). Không có cảm thọ có thể chỉ là kết quả của cả một quá trình tu chứng đưa tới sự tịch diệt của toàn thể vòng nhân duyên (vô minh, hành, thức, danh sắc, lục căn, xúc, thọ, ái, thủ,v.v.).

Vòng nhân duyên (paticca-samuppada) không thể nào tách rời ra từng phần một, bởi lẽ mỗi một phần vừa là duyên sinh (conditionné), vừa là duyên khởi (conditionnant), tất cả đều tương quan, liên đới với nhau. Nói như Walpola Rahula, vòng nhân duyên phải hiểu như một vòng tròn (cercle), chứ không phải như một dây xích (chaine). Một vòng tròn liên tục, giải thích cuộc sống như những hiện tượng luân lưu kế tiếp nhau, chứ không phải là một dây xích mà người ta có thể cởi bỏ bằng cách cắt đứt ở một đoạn nào.

Đứng về mặt thần kinh hay tâm lý học, thì cũng không thể nào cắt giữa xúc (sensation) và thọ (perception) được. Khoa học cho biết rằng thời gian luồng thần kinh (influx nerveux) truyền từ các giác quan cho tới các vùng vỏ não, gây nên cái gọi là thoï, hết sức ngắn ngủi (một vài phần ngàn giây, hay một sát na theo danh từ Phật). Vậy thì làm sao mà cắt giữa xúcthoï được (trừø khi có những dây thần kinh rất là đặc biệt...) ? Lấy một thí dụ nhỏ : khi tôi nhìn thấy một đóa hoa, những quang tử (photons) phóng ra bởi đóa hoa gây nên những phản ứng lý hóa trên võng mạc (rétine) của mắt, tạo nên những luồng thần kinh chạy tới thùy chẩm (lobe occipital) của vỏ não, và sau những tác động phức tạp của hàng trăm triệu nơ rôn trong một thời gian hết sức ngắn ngủi, cho phép tôi nhận ra hình ảnh đó là đóa hoa. Làm sao tôi ngừng chỉ được ở việc nhìn thấy mầu xanh, trắng, đỏ hay những đường cong của đóa hoa (xúc) ? Làm sao tôi tránh được cảm nhận rằng đó là đóa hoa (thoï) ? Hơn nữa, khi tôi cảm thấy dễ chịu khi nhìn đóa hoa, tôi thấy đóa hoa đẹp, tức là tôi đã thích đóa hoa rồi (ái) (tanha). Chỉ trong một thời gian ngắn ngủi nữa là tôi đã có ý muốn nắm giữ lấy đóa hoa (thuû)(upadana), và sẽ thất vọng khi không còn đóa hoa để ngắm...

Vì đó cho nên dùng những khái niệm trong vòng nhân duyên để cắt giữa chỗ này hay chỗ nọ, theo tôi chỉ là những sự kiến tạo của trí thức. Vòng nhân duyên phải được hiểu như một nhân sinh quan của đạo Phật, hoàn toàn độc đáo và cách mạng so với nhân sinh quan Bà La Môn thời bấy giờ. Đồng thời cũng phải được nhìn như một tổng thể, không thể phân chia.

Nói như vậy không có nghĩa rằng con người không có cách nào để thoát khỏi định luật tự nhiên, bình thường đó, rằng tu theo đạo Phật hay đạo nào cũng chỉ là vô ích. Đạo Phật Nguyên thủy, cũng như Đại thừa, dậy cho con người tránh điều ác làm điều thiện, giữ chánh niệm để làm chủ cái tâm của mình, nhận diện ra cái Không của sự vật và Phật tánh trong chính mình. Quán mãi về những điều đó, rồi dần dần cũng phải in sâu vào tâm thức, thấm nhuần trong não bộ. Từ học đạo, hiểu đạo, người ta đi tới sống đạo.

Gần đây, khoa học chứng minh rằng nhờ thực tập thiền định một cách đều đặn trong nhiều năm trời, người ta có thể đạt được những khả năng đặc biệt đứng về mặt thần kinh học. 

Trong cuốn "Destructive emotions" (The Mind and Life Institute, 2003), Daniel Goleman có kể lại những thí nghiệm của các nhà thần kinh học, trong khuôn khổ những buổi gặp gỡ giữa đức Đạt Lai Lạt Ma và một số nhà khoa học tại Madison (Wisconsin, USA) vào tháng 5/2001. Nơi phòng thí nghiệm của GS Richard Davidson tại trường đại học Wisconsin, một vị lạt ma người gốc Âu châu (tạm gọi tên là Oser), đã sống hơn ba chục năm trời tại Himalaya và tu học bên những vị cao tăng Tây Tạng nổi tiếng nhất, đã tình nguyện làm cobaye để đo lường những làn sóng thần kinh và chụp hình não bằng những phương pháp tối tân như fMRI, trong hằng giờ thiền định, với những đề mục thiền quán khác nhau như : chú tâm vào một vật, quán đức tin (hình dung các vị Phật, Bồ Tát), quán vô úy, quán từ bi, và có mặt tỉnh thức (présence éveillée). Kết quả được ghi nhận trên Oser cho thấy rõ sự khác biệt giữa ông, một người đã có cả chục ngàn giờ kinh nghiệm thiền định, và một người bình thường không có thực tập thiền. Đặc biệt, khi nghiên cứu một phản xạ tự nhiên và hoang sơ nhất của con người là sự giật mình (khi nghe một tiếng nổ lớn bên tai hay một hình ảnh choáng mắt chẳng hạn), rất khó nếu không muốn nói là không thể kiểm soát được bởi con người bình thường, thì GS Paul Ekman, trường đại học San Francisco, vô cùng ngạc nhiên nhận thấy rằng sự kiểm soát giật mình của Oser đạt tới một mức độ không thể tưởng tượng nổi : không một bắp thịt nào trên mặt ông co giật, và những thay đổi về nhịp đập tim, huyết áp, mồ hôi cũng rất ít so với những người khác. Kết quả rõ nhất là với phương pháp thiền có mặt tỉnh thức. Oser cho biết:" Trong tình trạng đó, tôi nghe thấy tiếng nổ rất nhẹ, dường như rất xa xôi. Cũng như là chuyện xẩy ra ngoài mình, không để lại dấu vết, như một cánh chim liệng trên không "...

Như vậy thì thiền định có khả năng chuyển đổi những đường mạch não (circuits cérébraux), nhờ tính chất mềm dẻo, dễ uốn nắn (plasticité) của não bộ, mà khoa học mới khám phá ra trong những năm gần đây. Không phải chỉ riêng về những phản xạ đơn giản như sự giật mình, mà còn về những xúc cảm, tình cảm, những tâm trạng phức tạp của con người. 

Với điều kiện, cũng như mọi sự tập luyện, phải luôn luôn tinh tấn, chuyên cần, theo những lời dặn cuối cùng của đức Phật Thích Ca trước khi ngài nhập Đại Niết Bàn.

Mong nhận được thêm ý kiến của các đạo hữu,

Thân mến,

NP


[ Đầu trang ]

De : Nguyễn Tường Bách 
Date : Mercredi 11, Février 2004 5:29
Objet : AW: [nguoicusi] Xuc-tho, ai-thu

Tiểu luận về "cắt bỏ"

Kính thưa Quí đạo hữu (dh),

Quí dh và anh NP đã nêu lên vấn đề "xúc-thọ, ái-hữu" và tự hỏi hành giả Phật giáo các phái khác nhau chủ trương "cắt bỏ" chỗ nào, làm sao để cắt bỏ. Thật đáng vui mừng khi chúng ta nghiêm túc bàn đến vấn đề này vì nó nói lên tính chất thiết thực và cụ thể của người muốn tu sửa. Theo tôi, không có gì quan trọng hơn cho hành giả đạo Phật là ta cần tỉnh giác trước mọi cảm nhận xảy ra hằng ngày, do đó biết rõ chỗ nào là bắt đầu "vọng niệm" để bỏ nó, cắt nó, đừng đi theo. Đó là nội dung quan trọng của sự tu dưỡng.

Quá trình "ngũ uẩn" mà quí dh nêu lên với "sắc thọ tưởng hành thức" chính là quá trình đối tượng vật lý+tâm lý, là quá trình tác động từ ngoài vào trong. Quá trình này thể hiện trong khoảnh khắc nhỏ nhiệm nhất (thí dụ nhận ra hình ảnh của đóa hoa như anh NP nói), nó cũng thể hiện trong quá trình dài hơn một chút (như uống ly rượu và cảm nhận cái "ngon" của rượu), hay trong quá trình dài hơn nữa (như khi ta bị mắng chửi một hồi và bị nổi nóng hay không), và đến cả quá trình rất dài (bồ-tát thõng tay như anh TMD hay nhắc đến). Một quá trình ngũ uẫn dài thường bao gồm những quá trình ngũ uẩn khác nhỏ nhiệm hơn, tinh tế hơn. Do đó, theo tôi, cắt bỏ chỗ nào trong quá trình ngũ uẩn cũng tùy thuộc vào đối tượng và hoạt động của chúng ta. Bởi vậy, đồngý với anh NP, trong khi nhận thức đóa hoa ta không thể cắt bỏ giữa xúc thọ được. Còn trong ly rượu thì sao? Chỗ này tôi không dám nói chắc chắn nhưng tôi đoán là thái độ của phái tiểu thừa là không đụng đến ly rượu, còn thái độ của đại thừa là uống ly rượu để xem nó có mùi vị gì nhưng cắt bỏ ly thứ hai, không để "ái" nổi lên và ôm giữ bình rượu. Thử ly rượu không phải để nhậu cho đã mà để thông cảm với người uống rượu và để cứu giúp họ. Đó là thái độ của đại thừa. Xin nhắc lại là tôi rất cẩn thận đoạn này, chỗ này tôi cũng bị mơ hồ, chỉ dám đoán mò thôi. Chỗ nào sai xin dh hoan hỉ chỉ giúp cho.

Theo dõi quá trình ngũ uẩn để cắt bỏ là phép tu đúng đắn. Các vị giác ngộ đều dạy ta như thế rồi. Thế nhưng hôm nay tôi xin nói đến một ý khác, nói về một phương thức cắt bỏ khác. Đó là con người hiện đại của chúng ta quen với sự để ý sự vật (tính positive) hơn là xả bỏ sự vật (tính negative). Quá trình theo dõi ngũ uẩn hay "biết vọng không theo" là lời khuyên của hướng negative, tức là hãy biết bỏ, biết bớt, biết nhả, biết xả. Điều này thật ra rất khó làm với thói quen với con người hiện đại của chúng ta. Thế thì câu hỏi là khi tu dưỡng, có một cái gì để tâm hướng về chăng, một cái positive chăng? Theo tôi là có. Cái mà ta cần hướng về đó là "tính thấy", "tính nghe"....Tôi xin mạn phép trình bày thêm như sau.

Khi ta mở mắt thì ta thấy mọi vật. Khi ta nhắm mắt lại, ta hay nói "tôi không thấy gì cả". Điều đó nói lên thái độ là ta xem sự vật bên ngoài là thiết yếu, là quan trọng. Thế nhưng quí dh thử nhắm hai mắt lại, quí dh sẽ "thấy cái tối đen" chứ không phải là "không thấy gì cả". Khi "thấy cái tối đen", quí dh sẽ cảm nhận được "tính thấy" của mình. Hãy thử xem! Quí dh sẽ thấy, té ra tính thấy cứ thầm thầm nằm đó. Cũng như điện cứ sẵn đó, dù bóng đèn còn tốt hay đã hư. Khi quí dh "xoay sự nhận biết" vào tính thấy thì có hai điều trọng đại xảy ra: a)Những cái được thấy không còn quan trong nữa, nó đã bị cắt bỏ một cách dễ dàng và b) Quí dh đã thâm nhập được vào tính thấy mà đó chính là chân tâm, tâm Phật, một cái không biến hoại. Cái "tính thấy" này chính là cái không già không trẻ, không tối không sáng, không dài không ngắn...mà kinh sách hay nói. Xin mách là phép nhắm mắt để "thấy cái tối đen" không phải là phát minh của tôi mà tôi học mót trong kinh Lăng Nghiêm khi Phật giảng cho A-Nan về chân tâm. Quí dh hãy thử bài tập này xem.

Cũng tương tự như tính thấy, quí dh có thể thử cảm nhận "tính nghe". Ngồi trong métro quí dh nghe tiếng lạch cạch suốt cả buổi. Ta có thể lắng nghe tính nghe đang vận hành và cảm nhận tiếng lạch cạch không còn khó chịu nữa. Khi quan ta hoàn toàn im lặng ta cũng thấy tính nghe đang sẵn sàng, thậm chí nó đang nghe sự im lặng. Qua tính thấy, tính nghe, ta cảm nhận một điều rất lạ là trong ta dường như có một cái gì đang chiếu soi. Cái đó nó đến mắt thì thành tính thấy, đến tai thì thành tính nghe, đến mũi thì thành tính ngửi..., đến óc thì thành tính suy tư phân biệt. Cũng như điện gặp lò sưởi thì phát hơi nóng, gặp quạt máy thì thành vận động, gặp bóng đèn thì cho ánh sáng.

Cái luôn luôn "thầm lặng và sáng suốt chiếu soi" đó chính là chân tâm, tâm Phật, cái mà ta nên hướng về, nên cảm nhận thường xuyên. Làm như thế ta làm một lúc hai thứ: a) cắt bỏ vọng tưởng vọng động bên ngoài và quan trọng hơn b) cảm nhận gần hơn với cái mà ta gọi là chân tâm. Nói nghe thì dễ nhưng thói quen ngàn đời của chúng ta là cứ rong ruổi theo bên ngoài, cứ xem thế giới bên ngoài là thật có, cứ xem cái được thấy, được nghe là đối tượng đích thực và bỏ quên cái "đang thấy", "đang nghe". Quí dh đọc kinh Lăng Nghiêm cũng đã thấy Phật bỏ công giảng gần 30 ẩn dụ khác nhau, cốt chỉ làm ta "xoay" cái chú tâm vào cái đáng chú tâm.

Viết tới đây tôi nhớ đến Bàn Khuê (Bankei), một thiền sư Nhật của thế kỷ 17. Ông gọi tâm Phật nói trên là Tâm Bất sinh. Đặc biệt ông cấm môn đệ không được giảng về Tâm bất sinh. Theo ông chỉ có ai chứng ngộ về nó rồi thì mới được giảng, nếu không chỉ là sự lặp lại và bắt chước. Hôm nay tôi đã phạm lỗi với Bankei. Tôi làm liều như thế vì thỉnh thoảng nhắm mắt lại thấy cái tối đen, tôi cảm nhận được một chút cảm khái và an lạc. Cũng như, vừa qua, tại Saigon, nhiều lần trong tiếng ồn khủng khiếp của xe cộ tôi lắng nghe "tính nghe" và thấy bớt bực mình. Do đó tôi xin chia sẻ với quí dh. Tôi nhận ra đây là một phương cách hiệu nghiệm để "cắt bỏ". Như những người mù dắt tay nhau đi trong bóng tối, mong thay những gì tôi viết không quá sai sự thực.

Nếu quí dh muốn nghe giảng trực tiếp về Tâm Phật từ một vị giác ngộ thì xin kiếm đọc kinh Lăng Nghiêm hay nếu muốn nghe Bankei nói thì xin tìm đọc tác phẩm "Tâm bất sinh" do Thích Nữ Trí Hải dịch, vừa được xuất bản tại VN, nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh, giá 24.000VND. Cuốn sách này có thể tìm thấy tại nhà sách Trí Tuệ, 203 Nguyễn Đình Chiểu, SG.

Kính chúc an lạc

NTB
 


[ Đầu trang ]

De :  Pháp Hiền
Date :  Mercredi 11, Fevrier 2004  12:14

 Xuc-tho, ai-thu 

Kính thưa quý đh, đề nghị quý đh làm thử như thế này :

Lấy ra một tờ giấy, viết lớn một chữ PHẬT, rồi nhìn vào chữ Phật ấy.

Ánh sáng từ chữ Phật ấy tác động vào các tế bào mắt, tạo thành một hình dạng nào đó trong mắt, để đơn giản, chúng ta nói : ảnh của chữ Phật ấy in vào võng mô của mắt. Đây gọi là XÚC, với mắt là "nhãn căn" và chữ PHẬT là "nhãn trần" (đối tượng có thể nhận được bởi mắt).

Từ những informations nhận được bởi mắt, hay từ ảnh của chữ PHẬT hiện trên võng mô của mắt, trí óc ta hình dung được đức Phật đang ngồi trong tư thế kiết già, như hình ảnh ta thường thấy trong một ngôi chùa thân quen nào đó. Đây gọi là TƯỞNG, hay chính là sự liên kết giữa những informations nhận được từ "trần cảnh" là chữ PHẬT với hình ảnh vị Phật ngồi kiết già mà ta đã lưu giữ từ trước trong trí não. 

Một người Pháp, chẳng hạn, hoặc do không biết chữ Việt, hoặc do không có sẵn hình ảnh vị Phật trong trí não, hoặc cả hai, sẽ không làm được sự liên kết như vậy, tức là sẽ không thể nào TƯỞNG như vậy được, dù mắt của người Pháp ấy cũng ghi nhận những informations như mắt của ta.

Khi ấy, do có hình ảnh của vị Phật đang hiện ra trong tâm tưởng, ta cảm thấy một niềm an lạc. Đây gọi là THỌ. Sở dĩ ta có cảm thọ an lạc này là bởi vì : sự an lạc (một thuộc tính - attribut của hình ảnh đức Phật đang nhập định) cũng đã được ta thâm nhập và lưu giữ sẵn trong bộ nhớ của ta. Không thế, ta không thể cảm thấy an lạc được. Như người bạn Pháp nói trên, bởi chưa thâm hiểu được cảnh đức Phật nhập định, nên không lưu giữ trước thuộc tính an lạc, nên không cảm thấy an lạc khi đối diện với ảnh tượng Phật (ngoại trừ một số ít có cảm quan đặc biệt, dĩ nhiên). 

Để rõ hơn về cảm thọ này, xin kể lại một thực nghiệm mà ai cảm có thể kiểm nhận được : Một hôm nọ, ở Paris, tại Cité des Sciences, Porte de Lilas thì phải, trong đó có một rạp chiếu phim gọi là 3D (bây giờ thì chắc nơi nào cũng có loại ciné này). Hôm đó chiếu một phim khoa học giả tưởng, về thám hiểm sao Hỏa. Đến cảnh máy bay lấy gấp độ cao, cũng như khi máy bay thả rơi nhanh xuống một vùng không gian trủng, tôi cảm thấy thoát ruột y hệt như chính mình đang ngồi trên chiếc máy bay đó (trong rạp có người còn la lên á..á...), trong khi đó cháu bé 7 tuổi cùng đi với tôi không cảm thấy như vậy (cháu bé chưa hề đi máy bay nên cũng chưa hề biết "thoát ruột" là gì). 

Như vậy, "khi nhìn đóa hoa, ta thấy đóa hoa đẹp và cảm thấy dễ chịu...", cái tiến trình này có vẻ như là tự nhiên, nhưng không phải như vậy. Tiến trình (processus) từ XÚC đến TƯỞNG đến THỌ nó chỉ có vẻ như là phản ứng tự nhiên, cũng có thể nói là tự động, khi nó đã trở thành thói quen. Ích kỷ và sợ hải (trước một tiếng nổ lớn, chẳng hạn) cũng chỉ là thói quen, chứ không phải là tự nhiên hay "bản chất" đâu nhé. Bởi đó là thói quen nên có thể tu sửa được (bản chất hay tự nhiên thì không sửa được).

Khi tiến trình nói trên, bởi thói quen, trở nên tự động, thì ta trở thành bị động (là "không hiện hữu") trong tiến trình đó. Muốn lấy lại vị thế chủ động (hay muốn là người "tĩnh thức trong từng sát-na", muốn "hiện hữu") thì phải chấm dứt sự tự động ấy, mà trước nhất cần phải quán xét tiến trình đó cái đã, tức là phải "nhìn vào", "nghe vào" v.v... Nhìn vào để xem cái "tánh thấy" nó vận động như thế nào để cho ta sự nhận thấy, để xem cái "tánh nghe" nó vận động như thế nào để cho ta sự nhận nghe. 

Nhưng sự vận động này cũng chỉ là một phần, phần biểu hiện (phenomenon), của tánh thấy tánh nghe mà thôi. Thực chất của tánh thấy tánh nghe ra sao thì tôi chưa biết. Một số kinh sách, một vài thầy và một số người lặp lại cho rằng đó là Chân Như là Phật Tánh, tôi chỉ nghe vậy và biết vậy thôi chứ không dám lặp lại; vả lại tôi cũng chẳng biết gì về Chân Như về Phật Tánh cả  Phải chăng nói đó cũng chỉ là một phần của Chân Như của Phật Tánh ? Câu hỏi này cũng không cần thiết trong lúc này. 

Ở đây tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng : sự vận động của tiến trình nêu trên là thuần tâm lý (solfware), có quan hệ rất mật thiết, gần như là đồng điệu, nhưng khác với sự vận động của hệ thần kinh (hardware). Chính cái phần tâm lý này là "chính báo" còn bộ não và hệ thần kinh kia là "y báo". Chính cái phần tâm lý này là chỗ mà người muốn tu cần phải làm việc nhiều để tu chính cái nhận biết, cái nhìn sự vật; và là phần dễ tu chính nhất.

Tóm lại, ta có thể tách rời THỌ khỏi XÚC; và, cũng vậy, có thể tách rời THỦ khỏi ÁI.

Những điều tôi vừa trình bày trên có ghi trong kinh sách nào chăng ? 

Không biết trước kia Phật dạy như thế nào, nhưng qua những gì còn được ghi lại một phần trong tạng Pali ta thấy rằng có rất nhiều điều Phật chỉ nói phớt qua. Nhưng để thâm nhập thực sự vào những điều mà Phật chỉ nói phớt qua đó, những đệ tử của Ngài phải tốn rất nhiều công phu. Chắc chắc công phu của mỗi người cũng có khác đôi chút, do đó kinh nghiệm cũng phải có những điểm khác biệt. Rồi khi dạy lại cho những đệ tử của mình (ở các thế hệ sau), các vị cũng chỉ có thể truyền đạt lại kiểu công phu và những kinh nghiệm của mình mà thôi - đây là nguyên nhân thành hình các môn phái. Các kiểu công phu và những loại kinh nghiệm ấy, về sau được các hàng môn đệ ở các thế hệ sau ghi lại, thường là dưới dạng khẩu quyết rất ngắn gọn có tính tông phái, chứ không phải là kinh vì chúng không có tính phổ quát. 

Nhưng bất luận ra sao, có hay không có trong các kinh của Phật, các sách của tổ, thì quý đh cũng có thể kiểm nghiệm những điều trình bày trên. Và rất mong được sự bổ khuyết của quý đh. 

Thân kính 

PH.


[ Đầu trang ]

De :  Trinh Long Hải 
Date :  Jeudi 12, Fevrier 2004  19:37
Xuc-tho, ai-thu

Kinh anh ...

Thay hoa dep la thuc tai hien tien la phap
Thich hoa la hu u ai
so mat hoa la phi hu u ai
hu u ai , phi hu u ai la hanh duyen cua kho
song trong thuc tai hien la song voi phap voi su thuc tiep can niet ban
hanh la de vong tuong hay bien ke so chap keo loi thoe vong luan hoi sinh tu
y kien tho lau man phep boc bach voi anh

Than kinh

T - L Hai
 


[ Đầu trang ]

De :  Tuệ Minh Đức
Date :  Vendredi 13, Février 2004  14:30
Cắt xén


 Các anh chi. Dh thân mến,

Được đọc các bàn luận và phân tách tỉ mỉ thật là thích thú, xong tôi không khỏi tự hỏi ( dù chưa tìm ra trả lời ) đó là sự thật hay chỉ là một trong những mẫu giải thích ( modèle explicatif ) ( không dám cả gan gọi đó là lý thuyết hay giả thuyết J ) vì :

1/ sự tuần hoàn của lý nhân duyên có luôn luôn theo thứ tự và chậm rãi tuần hành như thế ấy không ? hay là ồ- ạt trong không đầy một sát na ( như anh NP nói ) ... và khi đã vào " đường lối tập khí " ( nhớ lại file trong mẫu đối-thoại của anh NTB vơí Sư Cô Trí Hải ) thì khó cắt xén đúng chổ đề thoát ra. Và nếu cắt được chắc cũng chỉ lâu lâu, tùy duyên, chứ không thể nào bảo đảm thường xuyên mỗi khi. 

( Vô minh, hành, thức, danh-sắc, lục nhập, xúc, thọ, Ái, thủ, hữu, sanh, Lão-Tử ... )

Tôi lẩm cẩm tự hỏi mình thọ trước hay xúc trước ? Khi ta nghe một âm thanh, một bản nhạc hay lời lẽ ta cảm thấy dể chịu, ta cảm thọ ( sensation ). Và đây nhớ lại baì giảng của anh Thiện ngày nào, ta có thể thọ qua 3 cách lạc, khổ, không lạc không khổ.

Khi các âm thanh hay ý nghiã đó động vào tâm thức thì ta cảm xúc (émotion ) và bật cười hay rướm mắt cảm động. Tức Xúc là Thọ đã được biến thái bơỉ các lăng kính Tưởng, Tình, ký ức, thành kiến chồng chất bên trong ( theo sách giảng Thầy Trí Siêu ) 

Do đó, tôi thoáng thấy nhận thức Tánh Không đểø phá ngay hay xả bỏ gốc Vô Minh có lẽ họp lý và hữu hiệu hơn chăng ? giống như lời Thầy Thanh Từ khi đề cập lối thiền sổ tứùc quán, dù đó là phương tiện giúp ta buổi ban sơ để tránh tâm viên ý mã, xong trong đời sống hiện tại, ta không thể nào cả ngày ngồi đếm hơi thở chả làm ăn, tìm kế sinh nhai gì cả, chi bằng chì luôn chánh niệm " Mạng sống trong hơi thở " mà hiện tiền. Y như Lục Tồ vác gậy nhắc nhở các đệ tử toạ tâm hơn là chỉ toạ thân. 

2/ Âm dương điều hoà :

Sau những nhận xét của anh NTB về 2 khuynh hướng "cộng trừ" hay động tịnh, phe chủ nghiã can thiệp ( interventionnisme ) bành trướng ( expansionnisme ) và phe xả bỏ, tôi thấy rất thích thú.

Không cần biết ai hơn ai thua ( không phê phán ) nhưng thay vì cảm thấy đối chọi, cách nhìn đôi thế ấy giúp ta có lối thoát khi một trong 2 con đường có thể bị thắc ngẹn, bí lối ( impasse ) : ta chỉ cần tránh cái ngược lại, thì cũng ví như tương-đối ta làm việc ấy. 

Ví dụ khao khát đi tìm Chân Lý hay Ánh Sáng, nếu chưa ai biết thật sự như thế nào, chưa ai có dịp nhìn thấy, chỉ sợ ta đi bắt bóng mà thôi, và lại có thể tăng thêm ngà mạn, nên thà ngày qua ngày, ta lẳng lặng cố gắng tránh bóng tối, u minh mà như thế, tiến lại gần cái Thiện ( vì mặc dù không biết thế nào là cái Thiện tuyệt đối, ta cũng biết được phần nào cái Ác để tránh ) 

3/ Chân Không, Phật tánh, Tánh biết, Ông Chủ, bản lai diện mục, chân tâm, cái hằng tri hằng giác, cái biết buổi ban sơ, cái sờ sờ J v v 

Dĩ nhiên, cũng xin mạng phép lập lại những lời của Bổn Sư, Thầy Tổ, các thầy cô, các sư huynh, sư tỉ, sư muội ( xí muội ) các anh chị dh, không phải để lấy le J mà cùng nhau chia xẽ để học hỏi

Đúng là Kinh Lăng Nghiêm dạy ta cách đoán nhìn Chân Tâm và các Tánh Biết có sẵn buổi ban sơ

Nhờ đó ta tránh theo trần cảnh mà nhận thức các tánh bên trong ( bội trần hiệp giác ), mà ta tập lắng nghe yên lặng qua âm thanh ồn-ào, mà ta nhìn thấy khoảng trốùng giữa đồ vật, mà ta nhận thức không gian bao trùm các vì sao trên trời, và Tánh Không trùm cả mọi vật mọi pháp ... không thiện không ác, chỉ như thế ấy, không luận bàn ...

Tổ Trúc Lâm dạy ta cái gì cuối cùng xả bỏ không được là chính ông chủ của mình

Thầy Thanh Từ dạy ta nhận thức khoảng biết giữa 2 vọng niệm, khi vọng niệm trước vừa dứt và trong khi vọng niệm sau dấy lên, cái có mặt sờ sờ đó là ông chủ của mình, trong khi các khách đến rồi lại đi

4/ Chương trình tâm linh ( programme, processus, software ... ) ( cám ơn Thầy PH ) 

Quá trình ngũ uẩn hay Lý Nhân Duyên có lẽ đó chỉ là một lối giải-nghiã hay tiểu luận hay Lược Khảo một cách giáo-khoa sự việc. Tôi thầm nghĩ có lẽ những tiến trình của mỗi chúng ta khác nhau đôi chút. Có lẽ ta không nên xem các giai-đoạn tiến trình của mỗi người đều như nhau ( ví dụ sau danh từ thọ, xúc, ái, thủ v v thật ra không ai hoàn toàn giống ai : cái thọ của tôi chưa hẳn là cái thọ của anh vì tôi ngu si hơn anh ... cái ái của anh chắc chắn không phải cái ái như tôi vì anh lãng mạn hơn tôi ... ) mà cần phải nhìn trọn vẹn cả hành trình, nội kết, ảnh hưởng, tánh nết, nghiệp, tập khí v v ... tức cả cái chương trình tâm linh với các lăng kính của từng người : Programme của anh có nhiều công dụng, "cơ năng," "hàm số hiệu" "hàm số ẩn" v v không ? có bug, có virus không ? có gút mắc không ? nhờ đó tôi mới đoán hiểu anh đôi chút, nhưng lại kèm qua chương trình, các lăng kính nhận thức của tôi ...  uí chà, sao mà rắc-rối thế J ? 

5/ Mong anh TLHải vui lòng giải thích rỏ ràng thêm những gì anh biên để được cùng nhau học hỏi vì có những danh từ phật học xem có mòi hấp dẩn quá ;-))

Thân kính,

TMD

[ Đầu trang ]
Trang sau

[ Trở về ]