[ Trở về ]

Vô Ngã - Nghiệp - Luân Hồi

( nguoicusi@yahoo.fr )
 

1 - Bước đi của Phật học là các buớc đi biện chứng của những lập và phá rồi lập và phá
2 - Sự sống vô thường đã đành, nhưng ngay cả mọi sự vật không sống động cũng vô thường, vô ngã.
3 - Thoi gian, vô thuong và vô nga co phai là môt không?
4 - Đối chiếu giữa Vô ngã và Nghiệp
5 - Một vài trích đoạn về Vô Ngã trên quan điểm của Tứ Đại Thuyết Phái Phật Giáo.
6 - Tứ Pháp Ấn là quan điểm chung của Đại thừa
7 - Thoi gian chi la su cam nhân vê thoi gian chu không phai la môt kich thuoc dac biêt


Trang trước Trang sau

De : Pháp Hiền  8/3/05

Bước đi của Phật học là các buớc đi biện chứng của những lập và phá rồi lập và phá

Kinh thua qui vi, Hãy coi chừng !!!

1/ Các buớc đi của Phật học là các buớc đi biện chứng của những lập và phá rồi lập và phá\ 
Như : Từ chấp hữu đến lập không ; phá không đến lập giả ; phá giả đến lập trung\

2/ Các buớc lập và phá này cũng là các buớc tu chứng\

Mà, thật vậy, giáo thuyết nhà Phật chỉ co thể đuợc thông hiểu đúng đắn qua quá trình tu chứng\

Không tu chứng mà lại muốn lấy trí suy lý để tìm hiểu, lại nhảy từ buớc này sang buớc kia, e rằng chỉ gây sự hỗn loạn (confusion) rất trở ngại cho việc tu và học\ 

3/ Hãy lưu ý hai chữ "tùy thuâ.n\

4/ Tại sao "vô thuờng là khổ" ? Chính cái chấp mới tạo nên khổ, chứ bản thân "vô thuờng thì chẳng là khổ cũng chẳng là vui, cũng chẳng là vừ khổ vừa vui\ 
Hãy xem hoa phù dung sống trọn vẹn cuộc sống ngắn ngủi của nó\

5/ Lại cần phải coi chừng mấy khái niệm "đại ngã" chân thuờng tự tại, "Phật tánh chân ngã"\

Nếu đã phải nỗ lực phá "chấp có", "chấp không", thì sao không phá luôn mấy cái khái niệm đó ? 
Thân kính - PH.

 

  

[ Đầu trang ]

 

De : Nguyễn Tường Bách  10/3/05

Kính thưa Anh Tâm Hà,

Bài này thật sâu sắc. Người xưa nói (đại ý): "lột cái mê này bày ra cái mê khác, như lớp lang của một củ hành". Nay đọc bài của Anh gửi, tôi biết thêm một lớp mê mờ của mình. Rất cám ơn Anh.

Thân kính

NTBach


[ Đầu trang ]

De : Nguyên Phước  10/3/05

Sự sống vô thường đã đành, nhưng ngay cả mọi sự vật không sống động cũng vô thường, vô ngã. 

Cảm ơn anh LCĐa đã gửi bài về Tam Pháp Ấn, và Thầy PH đã lưu ý chúng ta về một vài điều quan trọng liên quan tới đề tài này. 

Nhắc tới hoa phù dung, tôi lại nhớ tới một câu thơ của Đinh Hùng "... và trong vườn nhà ai thấp thoáng hoa phù dung buổi sáng nở trắng như một linh hồn còn trẻ." 

Hoa phù dung chóng tàn, nhưng hoa nào rồi chẳng tàn ("Y! Vân tán, tuyết tiêu, hoa tàn, nguyệt khuyết..."), khác nhau chăng chỉ là tỷ lệ thời gian. 

Vô thường rốt cục chỉ là định luật thời gian. Không có thời gian thì không có gì hiện hữu. Sự sống vô thường đã đành, nhưng ngay cả mọi sự vật không sống động cũng vô thường, vô ngã. 

Nhìn chiếc bọt sà bông, với những vân mầu chuyển động không ngừng, ta thấy nó đẹp vô cùng, rồi bỗng nhiên chiếc bọt vỡ tan, làm cho ta chợt tỉnh. Đâu là cái thường còn, cái cá thể của chiếc bọt ? Không phải là nó không hiện hữu, nó hiện hữu ít ra đối với người cảm nhận nó vào một lúc nào đó. 
Nhưng ngoài ra, làm sao nói được gì hơn về sự hiện hữu của nó, vượt lên khỏi mọi nhận thức, khái niệm, ngôn từ? Đọc lại câu thơ trên, ta thấy tất cả chỉ là khái niệm, ngôn từ. Cái gì là hoa ? Cái gì là nở ? Cái gì là trắng ? Cái gì là linh hồn ? cái gì là trẻ ? Hoa nở chẳng phải để đẹp lòng ta, chẳng phải để tô điểm cuộc đời, nó tàn cũng chẳng để cho người nuối tiếc. Nó chẳng nở, mà cũng chẳng tàn, nó chỉ hiện hữu, trong sự tương hữu với thế gian, trong "lưới trời (không) ai dệt"... " Vô thường, vô ngã, khổ (hiểu một cách rộng là sự không được hoàn mỹ, sự không hài lòng, imperfection, insatisfaction)" là ba cái dấu của cuộc đời (p. tilakkhana, s. trilakshana, h. tam pháp ấn, ạ three characteristics of existence, p. trois marques de l'existence). 

Trong kinh điển Nguyên thủy, chỉ thấy nói tới "ba pháp ấn" thôi chứ không hề có "bốn pháp ấn", xuất hiện sau này trong kinh diển Đại thừa (chứ không phải do các luận sư sát nhập hai cái sau làm một, như trong những câu đầu của bài viết, vì lý do lịch sử là NT có trước DT). 

Đại thừa nói pháp ấn thứ tư là Niết Bàn, nhưng nếu Niết Bàn là Luân hồi, theo quan niệm DT, tức là Khổ, thì việc gì phải thêm Niết Bàn ? Còn nếu quan niệm Niết Bàn như là một pháp vô vi (dhamma non conditionnấờ), thì NB đâu còn phải là một dấu ấn của các pháp nữa ? 

Theo ông W. Rahula trong cuốn L'enseignement du Bouddha (NS Trí Hải dịch Việt), trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có ba câu quan trọng là "Các hành vô thường (Sabbe samkhara anicca)", "Các hành khổ(Sabbe samkhara dukkha)", "Các pháp vô ngã (Sabbe dhamma anatta)". 
Sở dĩ hai câu đầu dùng chữ hành (samkhara), câu cuối dùng chữ pháp (dhamma), là vì để nhấn mạnh vào sự khác biệt giữa những pháp hữu vi (hành, dhamma conditionnấờs) đều vô thường, khổ và vô ngã, và những pháp vô vi, như Niết Bàn, Chân Như đều vô ngã. 

Như vậy thì trong đạo Phật nguồn gốc, thuần túy, ngay cả Niết Bàn, Chân Như cũng không có tự tánh, không có ngã. "Thường, Lạc, Ngã, Tịnh" là những đặc tính của Niết Bàn xuất hiện trong Kinh điển DT, chứ tự nó không hề có những đặc tính đó, theo những lời dậy ban đầu của đức Phật Thích Ca. Đó là một sự khác biệt giữa giáo lý NT và DT, có thể gây hoang mang ít nhiều cho người học Phật.

Thân mến,

NP


[ Đầu trang ]

De : Corinne 11/3/05

Thoi gian, vô thuong và vô nga co phai là môt không?

Cam on anh NP da gui cho chung ta nhung câu rât dep và sâu sac vê vô 
thuong, doc nhu môt bài tho.
Anh viêt :
'Vô thường rốt cục chỉ là định luật thời gian.
Không có thời gian thì không có gì hiện hữu.'

Nhung thoi gian là cai gi? Cung chi là khai niêm, ngôn tu thôi. Vi quen ly luân theo khoa hoc, nguoi ta hai coi 'thoi gian' nhu môt cai gi 'tu no' mà co, môt cai 'dimension à part entière'. 
'Trong thoi gian, co nhung biên cô xây ra.' 
Nhung nêu không co vô thuong, nêu không co su chuyên biên cua moi su moi vât tung moi sat na, thi làm sao con nguoi y thuc duoc thoi gian?
Thoi gian, vô thuong và vô nga co phai là môt không?
Thân mên
Corinne


[ Đầu trang ]

De : Trí Cang 11/3/05

ĐỐI CHIẾU GIỮA VÔ NGÃ VÀ NGHIỆP

Kính thưa Chư vị hành giả,

TC rất tán thán công hạnh những vị đã chọn đề tài thảo luận trên diễn đàn NCS và các đạo hữu đã ra công giải luận để mọi người cùng nhau học hỏi thêm. Nhờ cách đặt câu hỏi thực tiển về Phật pháp mà chúng ta mới có dịp quán chiếu xem lại những điều mình thấu hiểu và soi lại hành trình của mình trên con đường giải thoát sanh tử. Tỷ dụ qua câu hỏi « Vô ngã và Nghiệp có gì mâu thuẫn không ? », chúng ta có thể tự nhìn lại trong quá trình tu tập để rà xét lại xem mình đã dung dưỡng cái ngã chấp được bao lớn và chất chứa nghiệp báo được bao nhiêu rồi !?
Những điều quan trọng, chư vị đã nói lên hết rồi. TC chỉ xin mạo muội đối chiếu thêm cho vui hội đàm.

Do tham sân si mà con người tạo ra khổ nghiệp và phải chịu lãnh quả báo trong vòng luân hồi sanh tử. Đó là chơn lý nghìn xưa đã dạy : nghiệp báo và luân hồi.
Con người sinh ra có hình tướng và có tâm suy nghĩ đo lường nên lầm tưởng đó là ta, là của ta. Do đó mà sanh ra biết bao điều oan trái khổ đau.
Vì nhận định sai lầm về Tự ngã và Ngã sở nên tạo ra nhiều nghiệp báo, trầm luân sanh tử. Nhìn dưới khía cạnh này thì Ngã và Nghiệp là cặp trùng truyền kiếp nghiệt ngã muôn đời, không có gì mâu thuẫn với nhau cả. 

Phước hạnh thay, Đức Thế Tôn đã dạy cho chúng ta pháp lý Vô ngã để biết nhìn lại thân tâm mình, thấy thân hư dối, tâm sanh diệt. Nếu thấu triệt được như thế, thì nguồn tham ái trong ta sẽ dần dần tắt lịm. Không nơi nương tựa nên cái tâm theo đuổi, chấp chặt sẽ rời xa ta không chóng thì chầy, bớt phải khổ đau trong trầm luân sanh tử.
Vậy nếu thân tâm đã là vô ngã như Đức Phật đã dạy thì làm sao còn có sanh ra nghiệp chướng được ? Mâu thuẫn có phải là ở nơi đây không, thưa quý vị ?

Như quý vị đã thừa biết, cái nhìn tùy thuộc ở vị trí mà ta đang đứng ngắm nhìn. Tỷ dụ như ta đang đứng ở trên thác hay dưới ghềnh, nhìn cảnh vật chung quanh thấy hoàn toàn khác biệt. Vậy chúng ta thử vin vào nhau trở ngược về nguồn của thác ghềnh sanh tử. Từ chỗ nhất như vô niệm sanh ra lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái, vạn tượng, vv… trùng trùng duyên khởi và sanh diệt. Đây là cách nhìn từ gốc đến ngọn, từ không đến có. Khi quán chiếu theo chiều này, tâm ta có khi cảm thấy lo âu hối cải vì đã tạo quá nhiều nghiệp báo do ngã chấp gây ra !
Chúng sinh tạo nghiệp bởi vì mê muội, không nhớ nguồn cơ nên đành phải chịu làm khách phong trần viên mãn, mãi mãi say đắm cảnh sắc bên ngoài, quên mất đường về. Nhưng cũng có đôi khi, lãng tử mệt mỏi trong biển khổ trần ai, tự biết dừng chân, tỉnh ngộ, xoay về nghiên cứu Phật học, tụng kinh, niệm chú, tu thiền. Và khi đã biết được hướng về cội nguồn thì tâm sẽ được trấn an ngay. Muôn pháp từ từ sẽ được buông xả, nghiệp chướng tiêu dần với công phu hành trì. Vì sao có chuyện ly kỳ này ?

Vì bản tánh của Nghiệp vốn là không, nhưng vì tâm phân biệt tạo tác mà sanh ra nghiệp báo. Nếu ta biết thúc liễm thân tâm, hằng sống với CHÂN TÂM thì nghiệp còn biết dung thứ ở chốn nào ? Nghiệp không thiệt, bởi sanh tâm mà có. Cho nên mỗi lần khi ta an vui trong chánh niệm, tri giác thì trong đôi phút ấy thấy rõ tâm mình thật sự rỗng rang, nghiệp không còn đất dung thân, thì còn đâu mà sanh chướng tạo nghiệp ! Cho nên trên bình diện cứu kính, bản tánh của các pháp là không, và bản thể của tâm là chơn không. Hằng sống được với cái bản thể chơn thật này thì Vô ngã hay Nghiệp đều không phải là đối tượng tuyệt đối. Chúng chỉ dùng làm thước đo lường tâm lực trong cuộc hành trình ở những tuyến chông gai mắc míu mà thôi !

Nói như thế không có nghĩa là phủ nhận Phật pháp nhiệm mầu. Mong quý vị đừng có hiểu lầm, tội cho TC phải đọa kiếp chồn (*), năm trăm năm chờ đợi các Vị Đạo hữu đã liễu tri trong Nhóm NCS đến hóa độ sau này . Thật sự, Vô ngã là diệu lý cao thâm của nhà Phật, không biết ứng dụng trong lúc tu hành, tiệm tu gọt dũa, lỡ khi tuổi hạ đã cao, thời tự ngã sẽ nổ bùng lên và to như núi Tu Di, sờ sờ ra đấy thấy mà ngao ngán chuyện tu hành !?

Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị bước vào khoa học tưởng tượng để dẫn giải hai khái niệm NGHIỆP và NGÃ của nhà Phật.
1)   NGHIỆP :
Vật thể nào nằm trong quỷ đạo của hành tinh cũng đều bị sức hút của hành tinh đó. Muốn vượt khỏi ảnh hưởng của trọng lực ấy cần phải có một năng lượng tương phản mạnh hơn. Chẳng hạn muốn đặt vệ tinh vào không quyển trái đất cần phải sử dụng năng lực của họa tiển để phóng ra ngoài sức hút của trái đất.
Sức hút này có thể so sánh với Nghiệp lực đang hoành hành những thân tâm còn ô trược. Nhưng khi thân tâm được dưỡng dục trong thiền định, Định lực đạt một năng lượng cao hơn sẽ hóa giải Nghiệp lực, và Huệ lực sẽ đưa thần thức đến nơi tuyển chọn để mà thọ sinh. 
Như thế là hành giả chỉ cần chuyên trì công phu cho Định Huệ phát sinh để hóa giải Nghiệp lực. Nếu nghiệp báo còn nặng nề thì đành phải sinh lại kiếp sau tu tiếp. Nếu nhẹ nhàng thì thong dong không nơi chốn,  muốn tái sinh trở lại hay không bao giờ trở lại đều do tâm nguyện của hành giả.
Lý giải băng quơ này có củng cố niềm tin ở Tâm quý vị không, hay là tạo cho tâm quý vị đắng đo thêm trong niềm tư duy bất tận ?
2)   NGÃ :
Muốn được thong dong tự tại cần phải chuyên trì chánh pháp. Cái thân tứ đại mập ù ra thì thật là khó khăn di chuyển. Còn tâm đối đãi chấp chặt sẽ làm mất đi khả năng biến hóa của nó. Đây chúng ta hãy chiêm nghiệm lại công thức của thuyết Tương đối là E=mc2. Năng lượng trong một vật thể E bằng tích của khối lượng vật ấy m với bình phương tốc độ ánh sáng c2. Nếu khối lượng m quá nặng thì ứng dụng đẳng thức này vô hiệu quả. Còn như m nhẹ nhàng, uyển chuyển dưới dạng năng lượng thì m trở thành giọt sáng hòa lẫn trong ánh sáng mặt trời. m của hạt sáng này tương ứng với E năng lượng của mặt trời.
Và m cũng chính là cái Ngã của chúng ta đó, nó có thể to lớn bằng núi Tu Di hay vĩ mô như hạt sáng thong dong tự tại trong trời đất.
Còn diệu dụng của Chân tâm thì ra sao? Chắc chắn là hơn hẳn năng lượng của mặt trời rồi, vì tia sáng mặt trời chiếu rọi tới quả đất cần phải trải qua 8 phút, còn chân tâm chiếu thẳng tới đâu thì thấy biết hiện liền ra đó. 
Chơn không diệu hữu, bất khả tư nghì !
Muốn cho cái Ngã với tất cả tướng trạng của nó trở về Vô ngã (chỉ là một cách nói), thì chúng ta có thể tu học lối sống thực tại của Thầy PH qua cách nhìn hoa phù dung, hay theo DH TT ngắm đóa hoa hồng cho đến khi nào cội nguồn của muôn pháp phơi bày cả gốc ra. Bằng không, chúng ta cũng có thể dùng phương tiện sẵn có ở bên ta, tu tập để hóa giải những gì đang chấp chặt phiền lụy. Tất cả pháp hiện hữu đều do tâm tạo. Tâm chấp mất rồi, Nghiệp Ngã đều tan. 

Trước khi dừng niệm, TC xin dẫn một hình ảnh trừu tượng để diễn đạt cái cội gốc của Vô ngã và Nghiệp. Ngày xửa ngày xưa, có những thiên thần đầy ánh sáng tung tăng giữa trời mây, ghé xuống địa cầu này giởn chơi, trưa hè oi ả nằm treo mình trên sợi sáng giăng giữa hai hàng dương liễu, đong đưa giữa đất trời như cố cố Tiểu Long Nữ nằm an nhiên trên sợi giây mỏng vậy (để cho dễ hình dung). Rồi sau đó… 

Những vị thiên thần này chính là quý vị ngày nay đấy ! Nhưng vì chúng ta tham ái và bám chặt nên vô tình để cho sợi sáng cuốn chặt lấy ta trong cái võng ái tình. Cho nên mới có anh hùng xạ điêu ra đời…

Gate, gate, pāragate, pārasamgate, bodhi svāhā.
 

(*)  Thiền Sư Trung Hoa: Phẩm TS Hoài Hải Bá Trượng Tập I trang 136.

TC
 


[ Đầu trang ]

De : Le Cong Da 13/3/05

Thưa anh Nguyễn Tường Bách cùng qúy anh chị;

Cảm Ơn sự chia xẻ của anh Nguyễn Tường Bách cùng qúy anh chị.

Nói đến lý thuyết vô ngã ta khó mà có thể tách rời nó ra khỏi Nhị Đế. Hôm nay xin được mời qúy anh chị điểm qua nhũng kiến giải của Phật Giáo Tây Tạng -đặc biệt là Hoàng Mạo phái (phái của Đức Đạt Lai Lạt Ma) về cái Pháp Ấn quan trọng này. Một điểm đáng lưu ý ở đây là truyền thống PG Tây Tạng không đồng ý sát nhập Khổ vào với Vô Thường, nên Khổ là một pháp ấn riêng và do đó ta có Tứ Pháp Ấn.

Sau đây là những trích đoạn trong cuốn: "Tánh và Tướng, Vấn Đề Nhị Đế Trong Tứ Đại Thuyết Phái của Phật Giáo", tác giả là Giáo Sư/Tiến Sĩ Guy Newland, đương kim Khoa Trưởng Phân Khoa Triết Học và Tôn giáo, DH Michigan, HK. GS Newland không phải chỉ là một nhà học giả thuần túy mà ông còn là một Phật tử -một cao đồ của Đức DLLM- cho nên cuốn sách này của ông không phải là một phô bày kiến thức mà là một tâm nguyện hoằng dương chánh pháp của người Phật tử tại trời Tây.

Chúng tôi đã được GS cho phép chuyển ngữ cuốn sách này qua tiếng Việt, và hôm nay nhân các anh chị bàn đến lý thuyết vô ngã, xin được gởi đến qúy anh chị một vài trích đoạn có liên quan.

Tâm Hà LCD

Một vài trích đoạn về Vô Ngã
Trên quan điểm của Tứ Đại Thuyết Phái Phật Giáo.

 Nhị Đế bao gồm Chân Đế (don dam bden pa - paramarthasatya) và Tục Đế (kun rdzob bden pa - samvriti satya). Những kiến giải liên quan đến vấn đề phân biệt giữa Nhị Đế giữ một vị thế quan trọng trong sự khẳng định nội dung của  mỗi một trong bốn tứ đại thuyết phái mà Hoàng Mạo phái của Phật giáo Tây Tạng nhìn nhận như là những phát biểu có hệ thống và chân xác nhất của giáo lý Phật đà. Cũng giống như một nhà công chứng đóng dấu vào một văn kiện công nhận giá trị chân thực của nó, mỗi một bốn tứ đại thuyết phái này đều mang đầy đủ những dấu ấn được coi như phản ảnh một cách trung thực giáo lý Phật đà, đó là tứ pháp ấn: 

1.  Vô thường: Tất cả các pháp hữu vi đều vô thường. 
2.  Khổ: Chư hành là khổ. 
3.  Vô Ngã : Chư pháp đều vô ngã. 
4.  Niết Bàn: Niết bàn là tịch tỉnh. 

Xếp hạng từ cao -tức là mức độ sâu sắc uyên áo nhất- cho đến thấp, bốn đại thuyết phái cùng chia xẻ những quan điểm này, gồm: 

Các truyền thống Đại thừa : 
1.  Trung Quán tông (Madhyamika); 
2.  Duy Thức học (Cittamatra). 

Các truyền thống Nguyên Thủy: 
1.  Kinh Lượng Bộ (Sautrantika); 
2.  Phân Biệt Thuyết hay Đại Tì Bà Sa (Vaibhasika).

 Trích Chưong 2 – Phái Đại TỳBà Sa:
VÔ NGà

Tổng quát mà nói, sự khác biệt giữa hai thuyết phái Đại thừa (Duy Thức và Trung Quán) và Nguyên Thủy (Đại Tỳ Bà Sa và Kinh Lượng Bộ) là ở điểm hai thuyết phái cao hơn giảng dạy không tánh hay vô ngã của toàn thể pháp giới (Pháp Vô Ngã), trong khi đó hai thuyết phái thấp hơn chỉ giảng dạy về vô ngã của con người (Nhơn Vô Ngã). Mặc dù hai thuyết phái Nguyên Thủy cũng chấp nhận sự hiện hữu của Bồ tát đạo (con đường dẫn đến Phật quả) của một vài trường hợp hiếm hoi cá biệt, đa phần họ quan tâm đến việc tu chứng nhằm đạt đến đạo quả cuả một bậc A la hán,  giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử, nghĩa là chưa hoàn toàn giác ngộ như một vị Phật. Con người sở dĩ còn bị trói buộc trong vòng luân hồi sinh tử là do một vài nhận thức lầm lạc về cái “Tôi” của mình. Để chấm dứt, theo Phân Biệt Thuyết, không có một con đường nào khác hơn là phải thực hành thiền quán về sự không hiện hữu của một cái ngã thường hằng, độc lập, bất khả phân của con người. Mười ba trong số mười tám bộ phái của Phân Biệt Thuyết cho rằng đây chỉ là cái ngã thô thiển, trong khi cái ngã vi tế cần phải được thực chứng là cái ngã không thực hữu và không có tự ngã. 

Các thuyết phái Đại thừa giảng dạy về lý vô ngã của pháp giới bởi lẽ chỉ ở giai đoạn cuối của hành trình tu tập, khi nào ta thực chứng được thật tánh của toàn thể pháp giới lúc đó ta mới có thể đạt đến được tình trạng nhất thiết trí của Phật quả. Nhất thiết trí ở đây được hiểu như là ý thức nhận biết một cách trực tiếp và đồng thời toàn thể Chân đế cùng Tục đế.  Chư Bồ Tát vươn tới nhất thiết trí nhằm viên mãn hóa và gia tăng tối đa năng lực cứu độ tha nhân. Trường phái Phân Biệt Thuyết không giảng dạy về loại nhất thiết trí này, và có thể là do dựa vào những điểm này mà quan điểm của Đại Thừa  cho rằng họ đã không trình bày một các hoàn chỉnh lý vô ngã của toàn thể pháp giới.  Tuy nhiên, Geshe Palden Dragpa đưa ra lập luận là vấn đề “vô ngã của toàn thể pháp giới” có thể đã được trình bày một cách gián tiếp trong những nghiên cứu chẳng hạn như làm thế nào mà một cái bình hay một khối lượng nước được xem là hiện hữu một cách giả lập do chỉ được nhận biết dựa vào sự kết tập của một vài hình dáng và thành phần của chúng. (5) 

Sự lý giải về Nhị đế đã mang lại một thông điệp rằng chúng ta đã có một khynh hướng thâm căn cố đế xem rằng cái ngã, cái thể xác của chúng ta như là một khối toàn vẹn đối lập với những đối thể được nhận biết ở ngoài ta. Chúng ta đã không quán chiếu được một sự thật rằng các hiện tượng giới đó chẳng qua chỉ là giả lập của những tập hợp do các uẩn cấu thành. Do nhận thức lầm lạc như vậy mà trong tâm của chúng ta vật thể đã hiện hữu như là những thực thể vững chắc, kiên cố mà thực sự ra không phải như vậy. Với Phân Biệt Thuyết, những Tục đế là đối tượng của sự tan rả, phân hủy thế nhưng chúng ta đã coi chúng là thường hằng, bất biến một cách vô minh. Chúng ta đã vọng tưởng xem chúng như là những thực thể độc lập, trong khi thực sự ra chúng dựa vào các uẩn cấu thành chứ không phải là những hiện hữu tự thân. Tất cả những kiến chấp sai lầm này đã dẫn ta đến các mối phiền não chẳng hạn như dục vọng hay hận thù, và cũng chính những phiền não này lại trở thành đầu mối thúc đẩy những hành động cuốn trôi ta vào vòng khổ đau vô tận. 

Nhà du già nhận biết và chứng nghiệm được các vật thể phân tử vi tế nhất cũng như các khoảnh khắc bất khả phân của ý thức. Theo Phân Biệt Thuyết, họ đã loại bỏ được sự nhận thức vô minh về một cái ngã thường hằng, độc lập, bất khả phân cũng như một cái ngã thực hữu và do đó đã thực chứng được Niết bàn, tức là cảnh giới hoàn toàn tịch tĩnh. Bộ Đại Tỳ Bà Sa Luận bao gồm vô số những ý kiến trái ngược nhau liên quan đến mối liên hệ giữa Nhị Đế và Tứ diệu đế, tuy nhiên Hoàng mạo phái trong khi lý giải về Phân Biệt Thuyết đã quyết định xếp loại Niết bàn như là một Chân đế. Điều này không phải vì Niết bàn là mục tiêu tối hậu được đạt đến trên con đường tu tập mà một cách đơn giản là nó đã thỏa mãn định nghĩa về Chân đế được nêu lên trước đây. Một điều cần ghi nhận là trong sự phân biệt giữa Chân đế và Tục đế đã bao hàm ý nghĩa Chân đế có vẻ như được chú trọng hơn, tuy nhiên không có một thuyết phái nào trong tứ đại thuyết phái cho rằng “Chân đế” liên hệ đến mục tiêu rốt ráo của hành trình tu tập.

 Trích Chưong 4 – Kinh Lượng Bộ:
NHƠN VÔ NGà

Theo trường phái Kinh Lượng Bộ, việc thoát ly khỏi vòng luân hồi sinh tử dựa vào yếu tố thực chứng được rằng con người không là một thực hữu, tức không phải là một hiện hữu tự thân. Con người là hiện tượng  giới vô thường, thế nên chúng là những Chân đế. Chúng có khả năng tạo tác ra nghiệp quả cũng như có thể phô bày ra những nhân dạng khác nhau đối với hiện lượng. Tuy nhiên, không giống như phần lớn những Chân đế khác, chúng không phải là những hiện hữu tự thân bởi vì chúng không thể được nhận biết nếu như không có sự nhận thức của vài bộ phận của tâm hay cơ thể mà chúng được gán đặt. Nói một cách dễ hiểu hơn, một con người thiếu cả “thực thể” vật chất của thân xác lẫn “thực thể”  tinh thần của ý thức. Con người thực ra chỉ được gán đặt cho một vài sắc uẩn nào đó của tâm và / hay vật, thế nên tất cả mọi chức năng của nó, kể cả sự vận hành nhằm tạo nên nhân dáng để được thu nhận bởi hiện lượng cũng đều nương tựa vào chức năng của những sắc uẩn này. 

Nhận thức vô minh vốn là gốc rễ của vòng luân hồi khổ đau là một nhận thức cho rằng con người là một hiện hữu tự thân, có thực. Theo trường phái Kinh Lượng Bộ, con người đã mang một nhận thức lầm lạc như thế một cách thâm căn cố đế, thế nên, mục tiêu của nhà hành giả du già tu tập theo trường phái này là khai mở trí tuệ siêu việt có khả năng thực chứng tánh không, tức là thấy được rằng hoàn toàn không hề có một con người như là một thực hữu, tự thân. 

Trích Chưong 5 – Duy Thức:
TAM TÍNH 

 Trường phái Duy Thức được trình bày từ giáo lý căn bản của Phật đà rằng tất cả mọi hiện tượng giới đều mang những đặc tính được gọi là TAM TÍNH (rang bzhin gsum - trisvabhava), đó là: viên thành thật tính (yong grub - parinispanna), y tha khởi tính (gzhan dbang - paratantra), và biến kế sở chấp tính, hay còn gọi là huyễn giác (kun btags - parikalpita). Tuy nhiên, vấn đề Nhị Đế cũng đã được trình bày trong trường phái Duy Thức. Viên thành thật tính được coi như thuộc về Chân đế. Tục đế bao gồm cả y tha khởi tính và hữu thể biến kế sở chấp tính.

Những viên thành thật tính có mặt trong  hai hình thái vô ngã -nhơn vô ngã và pháp vô ngã. Cả hai đều là những Chân đế. Vô ngã của con người (nhơn vô ngã) đồng thời cũng là tánh Không trong bản ngã của một thực hữu. Thực hữu ở đây cũng đồng nghĩa với “tự thân” tức là khả năng có thể tự đứng vững một mình và tạo tác như là kẻ chỉ đạo của cả tâm thức lẫn thể xác. Nhơn vô ngã tương đối thô sơ và dễ dàng thực chứng hơn trong hai loại vô ngã, và -theo trường phái Duy Thức- đây chính là mục tiêu thực chứng của đạo lộ Nguyên Thủy. 

  Trường phái Duy Thức cho rằng A Lại Da Thức mới chính là bản ngã thực  -tức cũng là cái ngã hiện hữu được tìm thấy trong quá trình tìm kiếm- bởi vì đây là một thực thể tồn tại và chuyển lưu từ kiếp sống này qua kiếp sống khác. Con người tuy là một giả lập bị gán đặt do những sắc uẩn và tưởng uẩn, thế nhưng khi tra vấn chung quanh các uẩn này, ta tìm ra được một cái gì đó -A Lại Da Thức- và đó chính là cái ngã thực sự. Tuy nhiên A Lại Da Thức không phải là một cái ngã tự thân, tự hữu (tự ngã) bởi vì tự nó không thể tạo tác, nói rõ ra là nó không thể hiện hữu tách lìa khỏi các uẩn. Thế nhưng, nó đã bị nhận lầm như là một cái ngã tự thân. Cũng nên nhớ rằng trường phái Duy Thức bên cạnh A lại Da Thức, năm thức giác, cùng với ý thức đã thêm vào một thức đặc biệt là Mạt Na Thức (yid nyon - klistamanas). Sở dĩ có khái niệm về một cái ngã tự hữu là do Mạt Na Thức bám sát A Lại Da Thức và lầm lẫn nhận rằng đây là một cái ngã tự hữu. 

 Còn riêng về pháp vô ngã - tức vô ngã của hiện tượng giới, không gì khác hơn là tính cách phi hữu giữa chủ thể và đối tượng, và đây là bản tánh vi tế  và rốt ráo nhất của toàn thể pháp giới. Đây là Chân Như và là mục tiêu tối hậu trên con đường thực chứng Bồ tát đạo. Thông qua thiền quán sâu xa về tánh Không này, bậc Bồ tát không những thoát ra  khỏi vòng luân hồi sinh tử mà đồng thời còn có thể đạt đến tình trạng nhất thiết trí. 

 Cũng cần phải kể đến một hình thái vô ngã khác của hiện tượng giới: sự phi hữu (non-existence) của hiện tượng chỉ hiện hữu thông qua những đặc tánh của chính nó quan hệ với những danh xưng (giảdanh). Đây cũng là một thể vi tế tuy nhiên tương đối dễ nhận biết hơn là tính cách phi hữu của chủ thể và đối tượng mà do vọng tưởng đã xem chúng như là những thực thể khác biệt. Mối quan hệ giữa hai hình thái vô ngã này của hiện tượng giới cần được quan tâm khảo sát thêm. 

Trích Chưong 7 – Trung Quán:
VÔ NGÃ và TRUNG QUÁN

Chúng ta đã từng được biết qua những lời dạy của các thuyết phái Nguyên Thủy rằng, muốn giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử đòi hỏi một người phải thực chứng được tánh Không của con người, của sự hữu, tức là thấy được tự tánh. Thêm vào đó, các thuyết phái Duy Thức, Độc Lập Biện Chứng của Trung Quán cũng đồng ý rằng đây là cái vô ngã cá biệt, vi tế mà một số những hành giả Nguyên Thủy xem đó như là đối tượng chính của thiền quán. Ngoại trừ Quy Mậu Biện Chứng phái, tất cả các thuyết phái khác đều đồng ý rằng ta có thể đạt đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử thông qua thiền quán về sự phi hữu của tự ngã. Đã có một số tranh biện trong Hoàng Mạo phái rằng những người theo Độc Lập Biện Chứng phái có xếp loại cái phi hữu của tự ngã này như là một Chân đế hay không, tuy nhiên ưu thế của bằng chứng đã hổ trợ cho quan điểm xem phi hữu của tự ngã là Chân đế.

  Trong lòng Độc Lập Biện Chứng phái, những người Kinh Thủ và Du Già cũng đã bất đồng quan điểm về mục tiêu chính của thiền định đối với những vị Duyên Giác, Bích Chi Phật (Solitary Realizer, pratyeka-buddha), một quả vị tu chứng khác của Nguyên Thủy. Bộ phái Kinh Thủ - Độc Lập Biện Chứng một lần nữa khẳng định sự phi hữu của tự ngã, thế nhưng phái Du Già - Độc Lập Biện Chứng khẳng định không có một thực thể khác biệt giữa đối thể và chủ thể nhận thức nắm bắt nó. Trường phái Duy Thức xem tánh Không này là bản tánh vô ngã vi tế của hiện tượng giới chỉ được thực chứng bởi những bậc Bồ tát, tuy nhiên đối với Du Già - Độc Lập Biện Chứng phái thì đây mới chỉ là một thể vô ngã thô thiển của hiện tượng giới do Bồ Tát thực chứng và chỉ được coi là viên đá lót đường để đi đến tánh Không vi tế chứ không phải là đối tượng chính của thiền quán. 

 Tựu trung, tất cả các nhà Độc Lập Biện Chứng phái đều quan niệm rằng tánh Không của hiện hữu rốt ráo là bản thể vô ngã vi tế của hiện tượng giới và đây là mục tiêu chính của thiền quán trên con đường dẫn đến quả vị Bồ tát. 

Tâm Hà LCD (trích dịch)
 


[ Đầu trang ]

De :  Pháp Hiền  13/3/05

Tứ Pháp Ấn là quan điểm chung của Đại thừa

Thua qui vi, Theo cho PH. biet thi : 
- Tứ Pháp Ấn là quan điểm chung của Đại thừa, chứ không phải chỉ của PG Tay Tang. 
- Vaibhasika dịch là Phân Biệt Thuyết, đây là 1 khuynh huớng chung của một số bộ phái\ 
Trong khi Tỳ-bà-sa (Vibhasa) là tên 1 bộ luận (sastra) do ngài Thế Hữu (Vasumitra) chủ biên. 
Ngài Vasumitra thuộc Nhất Thiết Hữu bộ (Sarvastivada), là 1 trong nhiều bộ phái theo Phân Biệt Thuyết\

Thân - PH.


[ Đầu trang ]

De : Nguyên Phước 15/3/06

Thoi gian chi la su cam nhân vê thoi gian chu không phai la môt kich thuoc dac biêt 

Cac dao huu thân mên,

- De tra loi chi Corinne vê vô thuong va thoi gian, tôi cung nghi nhu chi rang thoi gian chi la su cam nhân vê thoi gian chu không phai la môt kich thuoc dac biêt (nhu không gian ba chiêu), va trong bai "Phiêm luân vê thoi gian" (dang trong Chim Viêt canh Nam, o chô nao tôi không tim thây nua) tôi co noi toi quan diêm cua Einstein :"Thoi gian la mot ao tuong", xet ra không xa dao Phât lam. Theo tôi, vô thuong tuc la thoi gian, vô nga tuc la không gian, va khô tuc la cuoc ^ sông. Vô thuong, vô nga va khô, tuy ba nhung ma la môt, la (chân) không, la (diêu) huu.


[ Đầu trang ]

De : Nguyên Đạo 16/03/05

Bai " Phiem Luan  ve Thoi gian " cua Trinh Nguyen Phuoc van con giu tren Chim Viet Canh Nam, trong muc "Van Hoc - Luan " , phan duoi cua trang chu. 
Cac dao huu co the doc bai do o dia chi :  http://chimviet.free.fr/1/tdhl051.htm

( CVCN la mot trang van hoc do mot so Phat tu chu truong. CVCN ho^`i na`y qua' nhieu bai nen lu.c tim hoi kho. Thuc ra, phan duoi cua trang chi'nh duoc sa'p xep theo tiet muc, va trong moi tiet muc, theo ten tac gia , thu tu A,B,C ... . Toi dang nghien cuu cach trinh bay lai cho de doc hon)

Nguyen Dao
 


[ Đầu trang ]
Trang trước Trang sau

[ Trở về ]