Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Home Page]


Chuông

Ý nghĩa về CHUÔNG trong đạo Phật
Xuất xứ

Kinh Tăng nhất A-hàm có chép thế nầy:
Mỗi khi nghe tiếng chuông chùa ngân lên, thì những hình phạt trong các ác đạo được tạm thời dừng nghỉ, chúng sanh nào đang chịu những hình phạt ấy cũng được tạm thời an vui.

Trong truyện cảm thông cũng có chép rằng:
Ngày xưa, Ðức Phật Câu Lưu Tôn, ở tại viện Tu-da-la xứ Càn trúc, đã có tạo một quả chuông bằng đá xanh thường đánh vào những lúc mặt trời vừa mọc. Khi tiếng chuông ấy ngân lên thì trong ánh sáng mặt trời có các vị hóa Phật hiện ra, diễn nói 12 bộ kinh, làm cho người nghe chứng được thánh quả kông kể xiết.

Bộ Kim-cang-chí cũng có chép:
Vua Hiếu Cao Hoàng Ðế đời nhà Ðường, nhơn vì nghe lời xàm tấu của Tống Tề Khư giết lầm kẻ tôi trung tên là Hòa Châu, nên khi chết bị đọa vào địa ngục. Một hôm có người bị bạo tử (chết thình lình), hồn thần đi lạc vào địa ngục ấy, thấy một tội nhân đang bị gông cùm kìm kẹp đánh đập rất khổ sở, hỏi ra mới biết là vua Hiếu Cao đời nhà Ðường. Vua gọi người bạo tử ấy bảo rằng: Nhờ ngươi trở lại dương thế nói giùm với Hậu chúa ta rằng hãy vì ta mà đúc chuông cúng dường và làm việc phước thiện. Khi trở lại dương thế, người bạo tử ấy liền bái yết với Hậu chúa và chuyển lời nhắn nhủ của vua Hiếu Cao. Nghe vậy, Hậu chúa liền thân hành đến chùa Thanh Lương phát nguyện đúc một quả chuông để cúng dường và cầu siêu cho Hiếu Cao Hoàng đế, (tích nầy ở trong bộ "Bách trượng thanh qui" quyển thứ 87 trang 68). Trong kinh Lăng Nghiêm, đức Phật cũng bảo Ngài La Hầu la đánh chuông để giảng giáo lý viên thường cho Ngài A-Nan nghe, vì thế ta thử hiểu rằng, chuông đã có từ thuở đức Thế Tôn còn tại thế rồi vậy.

Ý nghĩa và cách sử dụng

Có 3 loại chuông, thường dùng trong các Tự viện là Ðại hồng chung, Bảo chúng chungGia trì chung.

Ðại hồng chung
là loại chuông lớn, chuông nầy cũng gọi là chuông U minh, thường đánh vào những lúc đầu hôm và cuối đêm. Ðánh vào đầu hôm có ý nghĩa là nhắc nhở cơn vô thường rất nhanh chóng cho mọi người, đánh vào lúc cuối đêm có ý nghĩa là thức tỉnh mọi người tinh tấn tu hành để mau vượt ra ngoài vòng tội lỗi, tối tăm khổ đau trong vòng luân hồi.
Lối đánh chuông nầy thường đánh 108 tiếng, mục đích để tiêu biểu ý nghĩa đoạn trừ 108 phiền não căn bản của chúng sanh. Vì vậy, trong bài kệ chuông có câu: một khi nghe tiếng chuông thì 108 phiền não đều nhẹ bớt, trí tuệ được thêm lớn vậy.

Bảo chúng chung
cũng gọi là Tăng đường chung, tức là loại chuông dùng để báo tin trong lúc nhóm họp Ðại chúng, thọ trai và khóa lễ hay là kiến chùy v.v... trong các Tự viện.

Gia trì chung
Loại chuông dùng để đánh vào trường hợp trong những câu kinh  câu sám, đầu bài và cuối câu hay ra hiệu cho khi bắt đầu, chấm dứt buổi lễ, đồng thời cũng là để đều hòa cho người tụng kinh, lễ Phật cho được nhịp nhàng, đều đặn, hướng người tụng vào một con đường duy nhất là: Chí tâm.



 

Các loại trong Ðạo Phật
[* đầu trang]
Xuất xứ

Trong bộ sách "Sắc tu thanh qui pháp khí", về chương mộc ngư có chép rằng:
Tương tuyền loài cá luôn luôn thức không bao giờ ngủ và rất hoạt động. Vì vậy, khi tạo loại pháp khí về mõ, thời chạm trổ kiểu cách của mõ theo hình con cá có ý nghĩa là: bởi vì tiếng mõ có thể đánh thức được hồn tỉnh làm cho mọi người tỉnh cơn mê muội... !

Trong sách chính ngôn đời nhà Ðường cũng có chép rằng:
Có một người bạch y đến hỏi một vị trưởng lão ở Thiên-trúc rằng: Vì sao ở các Tăng xá đều có treo mõ ?
Vị trưởng lão trả lời: Vì để cảnh tỉnh chúng Tăng ở các Tăng xá, Tự viện ấy.
Người bạch y lại hỏi tiếp: Nhưng tại sao lại tạc hình con cá ?
Vị trưởng lão nọ không trả lời được, người bạch y lại liền đến hỏi Ngài Ngộ-Biện, Ngày nầy giải thích rằng: Cá là loài không khi nào nhắm mắt và thích hoạt động, cũng vì muốn cho người tu hành ngày đêm quên ngủ, gắng công tu tập, mau chứng được đạo quả, nên treo và đánh mõ và tạc hình cá cũng là có ý như vậy.

Ý nghĩa và cách sử dụng

Mõ có hai loại là: mõ chạm trổ theo hình bầu dục có tạc đầu cá và mõ hình điếu chạm nguyên hình con cá nằm dài. Loại mõ hình bầu dục nói trên dùng để đánh trong khi tụng niệm, còn loại mõ hình điếu thì thường treo ở nhà trù và để đánh báo tin giờ thọ trai.

Ðánh mõ có hai ý:
Một là để cho khi tụng niệm cho được nhịp nhàng đều đặn, không lộn xộn và như thế vừa giữ được vẻ trang nghiêm và nhất là làm cho người tụng niệm khỏi bị rối trí loạn tâm, để chuyên chú vào lời kinh tiếng pháp.
Hai là để cảnh tỉnh tâm trí người tụng niệm khỏi bị hôn trầm, và cũng chính vì ý nầy mà quai mõ, thân mõ thường chạm trổ hình loại cá, là một loài không bao giờ ngủ luôn luôn tỉnh táo vậy.

Bởi vậy người đánh mõ gọi tên là "Duyệt chúng". Tên này có nghĩa là  làm đẹp lòng chúng trong khi tụng niệm, nên đánh mõ tụng niệm không phải là chuyện dễ, nếu đánh không có qui củ phép tắc và lộn xộn, thời không hướng người tụng vào một con đường duy nhất, và khó nhứt tâm chánh niệm, rốt cuộc buổi lễ tụng ấy không gặt hái thành quả là bao. Chính ngay vị Duy-na, bởi vì vị nầy nắm giữ mực thước, điều hành buổi lễ nên lại càng phải chú ý nhiều hơn nữa.

Ðánh mõ ở nhà chúng đồng thời cũng còn có ý là để báo tin giờ thọ trai, tụ tập v.v... Trong các Tòng lâm, Tự viện như cách dùng bảng, khánh v.v... vậy.


[ Trở Về ]