Người Cư Sĩ          [ Trở Về        [Home Page]

Tăng Chi Bộ IV.46

Tu Pháp và Tu Thiền


 
Giới thiệu: Trưởng lão Ðại Thuần-đà (Maha-Cunda) khuyên hai nhóm Tỳ kheo -- một nhóm chuyên tu Pháp và một nhóm chuyên tu Thiền -- không nên chống báng, khinh chê nhau, mà phải biết tán thán và tôn kính lẫn nhau, bởi vì pháp hành nào, nếu chứng đạt rốt ráo, cũng đều đem lại lợi ích, hạnh phúc và an lạc cho chư Thiên và loài người. -- (Bình Anson, 10-2000)
 

Kinh Mahacunda 

(Tăng Chi VI.46)

Như vậy tôi nghe: Một thời, Tôn giả Mahàcunda trú ở Cetì, tại Sayamjàti. Tại đấy, Tôn giả Mahàcunda gọi các Tỷ-kheo: 

- Này các Hiền giả Tỷ-kheo! 

- Thưa Hiền giả! 

Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Tôn giả Mahàcunda. Tôn giả Mahàcunda nói như sau: 

- Ở đây, này chư Hiền, một số Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không ưa thích các Tỷ-kheo tu Thiền, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi tu Thiền, chúng tôi tu Thiền'. Họ tu Thiền, họ hành Thiền. Những người này thiền cái gì? Những người này thiền có lợi ích gì? Những người này thiền như thế nào? '". Ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không hoan hỷ, và các Tỷ-kheo tu Thiền cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. 

Ở đây, này chư Hiền, một số Tỷ-kheo tu Thiền không ưa thích các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, nói như sau: "Các người này nói: 'Chúng tôi chuyên tâm về Pháp, chúng tôi chuyên tâm về Pháp". Họ tháo động, kiêu căng, dao động, lắm mồm, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn thả lỏng. Những người này chuyên tâm về Pháp cái gì? Những người này chuyên tâm về Pháp có lợi ích gì? Những người này chuyên tâm về Pháp như thế nào? '". Ở đây, này các Tỷ-kheo tu Thiền không có hoan hỷ, và các Tỷ-kheo, chuyên tu về Pháp cũng không hoan hỷ; hành động như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. 

Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, chỉ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp, không tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền. Và ở đây, các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ. Hành đông như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều người, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài Người. 

Nhưng ở đây, này chư Hiền, có những Tỷ-kheo tu Thiền chỉ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền, không tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp. Và ở đây, các Tỷ-kheo tu Thiền không được hoan hỷ; các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp không được hoan hỷ. Sở hành như vậy không đưa lại hạnh phúc cho nhiều nguời, an lạc cho nhiều người, không đưa lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên và loài người. 

Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau: 

"Chúng ta là những người chuyên tâm về Pháp, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo tu Thiền". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người cảm giác bất tử giới với thân và an trú. 

Do vậy, này chư Hiền, cần phải học tập như sau: 

"Chúng ta là những người tu Thiền, chúng ta sẽ tán thán các Tỷ-kheo chuyên tâm về Pháp". Này chư Hiền, chư Hiền cần phải học tập như vậy. Vì cớ sao? Thật vậy, này chư Hiền, các người vi diệu ấy khó tìm được ở đời, những người với trí tuệ thể nhập và thấy con đường thâm sâu hướng dẫn đến đích. 

-- (HT Thích Minh Châu dịch Việt) -- 


Mahacunda Sutta 

(Anguttara Nikaya VI.46) 

Thus I have heard -- On one occasion the Venerable Mahacunda was living in Ceti at Sayamjati. At that time, the Venerable Mahacunda ađressed the monks: "Monks!" 

"Yes, friend." 

"Here, friends, there are monks who are dedicated to the Dhamma that harass and disparage the meditation monks [1] by saying: 'Those meditators, they meditate, premeditate, out-meditate, and mismeditate [2]. Of what do they meditate upon? On account of what do they meditate? What is their motivation?' Here, neither the monks who are dedicated to the Dhamma, nor the meditation monks find contentment. Moreover, they do not practice for the good and well-being of the multitude, nor for the welfare, the good, and the well-being of gods and men. 

"Likewise, friends, there are meditation monks that harass and disparage the monks who are dedicated to the Dhamma by saying: 'Those monks who are dedicated to the Dhamma are conceited, arrogant, and unsteady, talkative and scattered in speech, absent-minded and unmindful, with minds wandering and faculties unrestrained. Of what are they dedicated to the Dhamma for? On account of what are they dedicated to the Dhamma? What is their motivation?' Here, neither the meditation monks, nor the monks who are dedicated to the Dhamma find contentment. Moreover, they do not practice for the good and well-being of the multitude, nor for the welfare, the good, and the well-being of gods and men. 

"In ađition, friends, the monks dedicated to the Dhamma speak delightful only to other monks dedicated to the Dhamma, and do not speak delightful to the meditation monks. Here, neither the meditation monks, nor the monks who are dedicated to the Dhamma find contentment. Moreover, they do not practice for the good and well-being of the multitude, nor for the welfare, the good, and the well-being of gods and men. 

"Likewise, friends, the meditation monks speak delightful only to other meditation monks, and do not speak delightful to the monks dedicated to the Dhamma. Here, neither the monks who are dedicated to the Dhamma, nor the meditation monks find contentment. Moreover, they do not practice for the good and well-being of the multitude, nor for the welfare, the good, and the well-being of gods and men. 

"Therefore, friends, the monks dedicated to the Dhamma should train themselves thus: 'We will speak in a delightful manner to the meditation monks.' Thus you should train yourself. For what reason? Friends, it is rare that one finds an extraordinary person who dwells having personally attained the deathless element [3]. Similarly, friends, the meditation monks should train themselves thus: 'We will speak in a delightful manner to the monks dedicated to the Dhamma' Thus you should train yourself. For what reason? Friends, it is rare that one finds an extraordinary person who has come to know and pierced the profound and beneficial sayings and truly sees." 

-- (translated by Sean Whittle) -- 

Notes by Sean Whittle: 

[1]. The commentary explains that monks dedicated to the Dhamma are called this because they expound the teachings, and the monks who are meditators are called this simply because they meditate (or dwell in mental absorption). 

[2]. jhayanti pajjhayanti nijjhayanti avajjhayanti: This is a passage which is meant to be a disparaging description of onés meditation practice. It appears in the Majjhima Nikaya in Sutta 50 as a remark to cause virtuous monks to become disparaged so Mara could find an opportunity, and in Sutta 108 as a description of onés mental absorption while being obsessed by the five hindrances. Though the precise meaning is unknown to me, I have followed Bhikkhu Bodhi (from his MN translation) in rendering these with their literal meanings. 

[3]. Nibbana 

-oOo-

[ Trở Về ]