Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 91

Kinh Brahmàyu

( Brahmàyusuttam )
- Discourse With Brahmàyu -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

( Các từ ngữ quen thuộc )

II. NỘI DUNG KINH BRAHMÀYU

1. Brahmàyu là một Bà-la-môn đại trưởng lão ở Mithila ( Di-tát-la), bác học, tinh thông ba tập Vệ- đà, thông hiểu "thuận thế luận" ( triết lý nhân gian phổ biến : popular philosophy ) và " đại nhân tướng ", đã già đến 120 tuổi đời.

Bấy giờ Thế Tôn, cùng 500 Tỷ kheo đang trú ở Videha, Tiếng tăm của Thế Tôn được đồn xa : Ngài là Thái tử dòng họ Thích Ca có 32 tướng đại nhân, xuất gia và thành đạo đầy đủ 10 hiệu Như Lai, tuyên dạy đầy đủ phạm hạnh...

Brahmàyu có một thanh niên đệ tử là Uttara rất thông minh, thông rõ ba tập Vệ - đà ( tương tự tài bác học của Brahmàyu ).Brahmàyu sai Uttara đến trá làm đệ tử của Thế Tôn và theo dõi Thế Tôn trong bảy tháng sinh hoạt để thuật lại cho Brahmàyu về sự thật 32 tướng đại nhân của Thế Tôn và về sự sụp mình đảnh lễ hướng về Thế Tôn ngay tại trú xứ của người và chuẩn bị để yết kiến Thế Tôn tại Videha.

2. Khi tiến vào yết kiến Thế Tôn, mọi Bà-la-môn có mặt đều đứng dậy vái chào tỏ bày cung kính đối với Brahmàyu. Brahmàyu tiến đến Thế Tôn, lạy dưới chân Ngài, hôn bàn chân Ngài ( hôn chung quanh bàn chân ) tỏ bày hết mực tôn kính. Sự kiện này làm mọi Bà-la-môn kinh dị, bởi Brahmàyu là một đại trưởng lão Bà-la-môn thời danh, danh vọng lớn. ( Bấy giờ Thế Tôn còn quá trẻ lúc chỉ mới du hành cùng chúng Tỷ kheo 500 vị ).

3. Thế Tôn nói Pháp cho Brahmàyu nghe : Bố thí, Trì giới; các cõi Trời; nguy hiểm của các dục; rồi thuyết Tứ đế khi tâm Brahmàyu đầy hỷ lạc :Brahmàyu liền đắc Tu-đà-hoàn quả. Sau đó không lâu, Brahmàyu đắc quả Bất Lai ngay trước lúc mệnh chung.

III. BÀN THÊM

1.Thời đức Phật, xã hội Ấn xem trọng dòng dõi Vương tộc, hay Bà-la-môn, xem trọng những ai có tướng quý, nhất là 32 tướng quý cũa một đại nhân. Tự có hai điểm nầy đã được mọi người quý trọng. Nếu là tu sĩ thì 32 tướng quý là dấu hiệu của một Thế Tôn, đấng Chánh Đẳng Giác. Điểm nầy rất thuận lợi cho việc chuyển vận bánh xe Pháp.

2. Sự kiện Brahmàyu xuất gia và đắc Thánh quả đã gây một tiếng vang lớn khiến nhiều Sa-môn và Bà-la-môn trí thức đương thời ngưỡng mộ Thế Tôn, đã đến với Thế Tôn : Giáo hội của Thế Tôn có thêm nhân duyên để phát triển ảnh hưởng nhanh chóng.

3. Truyền thống giảng dạy Chánh pháp của Thế Tôân là khế cơ : Với những ai mới đến với Thế Tôn, Thế Tôn giảng dạy, Bố thí, Trì giới, chư Thiên và từ bỏ các dục trước. Sau đó đối với tâm lý hân hoan, có lòng tin giải thoát mạnh, Thế Tôn giới thiệu Tứ Thánh đế mới có tác dụng lớn.

4. Dưới thời Thế Tôn, ngoại đạo vẫn gởi người của họ đến trà trộn vào chúng Tỷ kheo tu tập để quan sát, theo dõi sinh hoạt của Tăng già để tìm hiểu hư, thực. Những người trà trộn ấy vẫn được thu nhận : hầu hết đều quy ngưỡng Thế Tôn.

5. Bản kinh 91 có hai định nghĩa về Phật :

5.1. "... Đoạn được tái sanh, viên thành thắng trí " thì gọi là đấng Mâu Ni.

5.2. " Viên thành phạm hạnh; thông đạt nhất thiết pháp " thì gọi là Phật.
 
 

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 01 -06-2005