Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 77

Kinh Dài Mahà - Sakuludàyi
( Mahà - Sakuludàyisuttam )

- Greater Discourse To Sàkuludàyi -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

( Các từ ngữ qyen thuộc )

II. NỘI DUNG KINH MAHÀ SAKULUDÀYI

1. Tại thành Ràjagaha ( Vương Xá ) rừng Khổng Tước, nơi vào một mùa mưa có mặt rất nhiều ngoại đạo sư và du sĩ thời danh an cư. Một hôm, trước giờ khất thực, Thế Tôn đến trú xứ của du sĩ Mahà-Sakuludàyi ở rừng Khổng Tước thăm, giữa lúc các du sĩ đang tạp thoại. Mahà -Sakuludàyi trình bạch Thế Tôn về các ngoại đạo thời danh, như Purana Kassapa, Makkhali Gosàla, Ajita Kesakambali, Pukudha Kaccàyana, Sanjaya Balatthiputta và Nigantha Nataputta không được các đệ tử cung kính, tôn trọng, kính lễ, cúng dướng. Udàyi ( Mahà-Sakuludàyi ) lại khen Thế Tôn được tất cả đệ tử cung kính, tôn trọng và cúng dường hết mực, do vì Thế Tôn có đầy đủ năm pháp :

- Ăn ít và tán thán hạnh ăn ít.

- Biết đủ về y phục và tán thán hạnh biết đủ nầy.

- Biết đủ các móùn ăn khất thực và tán thán hạnh nầy.

- Biết đủ về sàng tọa và tán thán hạnh biết đủ nầy.

- Sống viễn ly và tán thán hạnh sống viễn ly.

2. Đức Thế Tôn trước tiên phân tích cho Udàyi biết rằng về năm pháp vừa kẻ trên, có nhiều đệ tử của Thế Tôn còn thể hiện nghiêm khắc hơn Thế Tôn, thì vì sao họ vẫn cung kính, nương tựa Thế Tôn.

3. Rồi Thế Tôn dạy về năm pháp đặc biệt của Thế Tôn, do đó mà hàng đệ tử cung kính, nương tựa Thế Tôn. Đó là :

3.1. Thế Tôn thành tựu Giới uẩn tối thắng.

3.2. Thế Tôn có tri kiến vi diệu : nói các điều nào là Thế Tôn biết, thấy các điều đó; thuyế pháp có nhân duyên; thuyết pháp có thần thông lực.

3.3. Thế Tôn thành tựu Tuệ uẩn tối thượng.

3.4. Chỉ rõ sự thật của khổ, khổ tập, khổ diệt và con đường dẫn đến khổ diệt.

3.5. Dạy rõ con đường tu hành cho hàng đệ tử đủ mọi căn cơ, bao gồm:

- Tứ niệm xứ.

- Tứ Chánh cần.

- Tứ Thần túc.

- Ngũ căn.

- Ngũ lực.

- Thất giác chi.

- Bát Thánh đạo.

- Tám giải thoát ( # Cửu định )

- Tám Thắng Xứ ( các pháp quán tưởng... )

- Mười Biến xứ ( đất, nước,gió, lửa, xanh, vàng, đỏ, trắng, hư không và thức biến xứ. Như là đối tượng tu )

- Tu tập Tứ sắc định ( # Thiền chỉ )

- Tu tập Lục thông ( Thiền chỉ và Thiền quán ).

Trên đây là năm pháp Thế Tôn có đầy đủ, qua đó các đệ tử cung kính, tôn trọng và nương tựa Thế Tôn.

III. BÀN THÊM

1. Bản kinh 77 giới thiệu thêm những nét cương yếu về sự khác biệt giữa giáo lý Phật giáo và giáo lý của Lục sư ngoại đạo :

- Một đằng thuộc tà đạo và tà sư không thể nương tựa để sống phạm hạnh đi đến an lạc giải thoát.

- Một đằng là Chánh pháp và là bậc đạo sư Toàn giác, là nơi nương tựa duy nhất để thành tựu phạm hạnh, phát triểm tâm và tuệ giải thoát.

2. Bản kinh giới thiệu hầu như đủ các pháp môn tu thuộc Đạo đế, ngoại trừ Tứ vô lượng tâm. Qua đây, ý nghĩa nương tựa hay quy y, Phật Bảo, Pháp Bảo là ý nghĩa nương tựa " con đường " dẫn đến đoạn tận khổ. Nương tựa " con đường " là thực hiện " con đường ", và công việc thực hiện là công việc đi từng bước đi đoạn trừ các nhân tố gây ra khổ đau.

3. Bản kinh cũng nêu rõ giá trị của tôn giáo là giá trị giới thiệu con đường trí tuệ để đoạn tận khổ, mà không phải là giá trị giới thiệu nếp sống khổ hạnh, hành khổ. Con đường trí huệ ấy do mỗi cá nhân thực hiện với nỗ lực đúng của tự thân.

-ooOoo-


[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 20-06-2004