Người Cư Sĩ          [ Trở Về         [Trang chủ]

Trung Bộ Kinh - Bài Kinh số 65

Kinh Bhaddàli
( Bhaddàlisuttam )

- Discourse To Bhaddàli -

Hòa thượng Thích Chơn Thiện


I. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ 

- Thành tựu vô học Chánh tri kiến: Asekhàya sammaditthiyà samannàgato : being endowed with an adept s right view : Chánh tri kiến của một A-la-hán, bậc đã đoạn tận lậu hoặc.

- Thành tựu vô học chánh tư duy : Asekhena sammàsankappena samannàgato : being endowed with an adept's right thought : Chánh tư duy của một A-la-hán, bậc đã đoạn tận lậu hoặc.

- Thành tựu vô học chánh ngữ : Asekhàya sammàvàcàya samannàgato : being endowed with an adept's right speech : Chánh ngữ của một A-la-hán, bậc đã đoạn tận lậu hoặc.

- Thành tựu vô học chánh nghiệp : Asekhena sammàkammantena : being endowed with an adept's right action : Chánh nghiệp của một A-la-hán bậc đã đoạn tận lậu hoặc.

- Thành tựu vô học chánh mạng : Asekhena sammààjìvera samannàgato : being endowed with an adept's right livelihood : Chánh mạng của một A-la hán....

- Thành tựu vô học chánh tinh tấn : Asekhena sammààjìvera samanannàgato : being endowed with an adept's right livelihood : Chánh mạng của một A-la hán,...

- Thành tựu vô học chánh niệm : Asekhàya sammàsatiyà samannàgato : being endowed with an adept's right mindfulness : Chánh niệm của một A-la-hán,...

- Thành tựu vô học chánh định : Asekhena sammàsamàdhinà samannàgato : being endowed with an adept's right concentration : Chánh định của một A- la-hán,...

- Thành tựu vô học chánh trí : Asekhena sammànànena samannàgato : being endowed with an adept's right knowledge : Chánh trí của một A-la-hán,...

- Thành tựu vô học chánh giải thoát : Asekhàya sammàvimuttiyà samannàgato : being endowed with an adept's right freedom : Chánh giải thoát của một A-la-hán,...

II. NỘI DUNG KINH BHADDÀLI, 65

1. Tỷ kheo Bhaddàli không thể dùng một bửa ngọ mỗi ngày, mà ăn nhiều lần mỗi ngày, không thực hiện nghiêm chỉnh học pháp, thiếu tâm tàm, quý. Một hôm Bhaddàli phát lộ trước Thế Tôn về lỗi lầm của tự thân và hứa phòng hộ trong tương lai.

2. Đức Thế Tôn đã chỉ dạy Bhaddàli rằng : một người không thực hành trọn vẹn Học giới thì dù sống hạnh viễn ly cũng không đắc được pháp thượng nhân, tri kiến thù thắng của bậc Thánh; với người thực hành trọn vẹn học giới thì đời sống viễn ly sẽ dẫn đến chứng đắc các định và đắc Tam minh.

3. Nhân đây, Bhaddàli hỏi Thế Tôn do nhân duyên gì lúc xưa các học giới ít hơn, các Tỷ kheo lại đã ngộ nhập chánh trí nhiều hơn ? do nhân duyên gì ngày nay các học giới nhiều hơn, nhưng các Tỷ kheo ngộ nhập chính trí ít hơn ?

Đức Thế Tôn cắt nghĩa :" Khi các hữu tình bị thối thất, khi diệu pháp bị diệt mất, thì các học giới có nhiều hơn và các Tỷ kheo ngộ nhập chánh trí ít hơn. Khi nào một số hữu lậu pháp chưa hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc đạo sư không chế định một học giới nào cho đệ tử. Khi nào một số hữu lậu hiện khởi trong Tăng chúng, khi ấy bậc đạo sư mới chế định các học giới cho đệ tử.

4. Đức Thế Tôn dạy thêm :"một Tỷ kheo đáng được kính trọng, tôn kính, đáng được cúng dường, chấp tay, là phước điền vô thượng ở đời nếu thành tựu mười pháp : Chánh tri kiến vô lậu, chánh ngữ vô lậu, chánh nghiệp vô lậu, chánh mạng vô lậu, chánh tinh tấn vô lậu, chánh niệm vô lậu, chánh trí vô lậu và chánh giải thoát vô lậu, có nghĩa là phải đắc A-la-hán, thành tựu phạm hạnh.

III. BÀN THÊM

1. Phàm một tu sĩ làm một hành động thân, khẩu, ý thì liền biết hành động đó đúng pháp hay không đúng pháp, nhất là hành động đó được lập lại hơn một lần. Biết sai mà không dừng lại là tâm không có "tàm". Hành động sai bị tăng chúng biết, có góp ý hay không góp ý xây dựng, mà tự thân không dừng lại là tâm "vô quý". Với cái tâm không còn tàm quý, nghĩa là còn nhiều cấu uế, thì nhất định sẽ không vào được Sơ thiền Sắc giới, không vào được "Hiện tại lạc trú, "tịch tịnh trú. Không vào sâu định thì không thể chứng đắc pháp thượng nhân và tri kiến thù thắng. Đây là lý do mà Thế Tôn dạy những người giữ gìn Học pháp còn thiếu sót thì dù sống hạnh viễn ly cũng không thể chứng đắc pháp thượng nhân và tri kiến thù thắng.

2. Bài học đầu tiên của một Tỷ kheo trên đường phát triển giải thoát là đoạn trừ các cấu uế của tâm, trong đó có tâm "vô tàm", "vô quý". Học pháp là hỗ trợ cho công phu đoạn trừ các tâm cấu uế, và ngược lại. Nếu học pháp không được thực hành nghiêm túc thì tâm cấu uế còn được dung dưỡng. Do vậy, học pháp cần được giữ gìn trước khi tâm cấu uế có thể bị loại trừ. Không thể rời học pháp mà mong cầu thành tựu định, tuệ.

Đó là nội dung kinh Bhaddàli đề cập đến.

-ooOoo-

[Trích giảng Trung Bộ]

last updated: 08-02-2004