2-
Những điểm gặp gỡ giữa đạo Phật và vật lý lượng
tử
Vào
đề
Lý thuyết vật
lý lượng tử chủ yếu phát triển bởi Niels Bohr và Max Planck
mô tả thế giới vô cùng nhỏ, trong khi lý thuyết tương
đối tổng quát trình bầy bởi Albert Einstein mô tả thế giới
vô
cùng lớn. Hai lý thuyết lớn này đã đảo lộn vật lý
cổ điển xác định (déterministe) và được đưa ra gần như
cùng một lúc vào đầu thế kỷ 20. Chúng đã thay đổi hoàn
toàn quan niệm của chúng ta về thế giới và dẫn tới một
đảo lộn ý tưởng phát xuất từ vật lý học Newton cổ
điển duy vật, cũng như một thay đổi hoàn toàn hệ hình
(paradigme).
Một số khía cạnh
bất ngờ của vật lý lượng tử cho phép nhận ra dần những
điểm tương đồng giữa giáo lý đạo Phật và cách tiếp
cận mới này của vật lý. Nhiều nhà vật lý trong những
năm 1970 đã nhận thấy những kết nối tinh tế này và những
sự trùng hợp gây ấn tượng giữa vật lý lượng tử và
các ý tưởng cơ bản của nền tâm linh Đông phương (D. Harrisson,
F. Capra, W. Pauli). Mục đích của bài này không phải là để
trình bầy một bài học đầy đủ về vật lý, mà là để
chứng tỏ làm sao hai cách tiếp cận, có vẻ rất khác biệt
ngay từ ban đầu, có thể hội tụ về cùng một ý nghĩa chung.
Đây có lẽ là một dấu hiệu cho biết rằng chúng ta rất
có thể đang tiếp cận một cái gì phổ quát và căn bản.
Đối với một
người Tây phương lý luận theo Descartes và đào tạo theo khoa
học, hiểu biết và chấp nhận ngay một số khía cạnh của
triết học Phật giáo không phải là một điều dễ dàng.
Tuy nhiên, với một chút kiên nhẫn, người ta sẽ nhận ra
ngay giá trị của những nguyên tắc đó đối với xã hội
hiện đại đang bị đè nặng bởi stress và mất dần những
chuẩn mực tâm linh. Một mặt khác, đối với một nhà vật
lý học cổ điển, từ bỏ khía cạnh vật chất và yên ổn
của vật lý xác định không phải là một điều dễ dàng.
Bởi vì, mặc dù đã lỗi thời, nhưng nó cũng đem lại một
khuôn khổ khái niệm vững vàng và dễ đạt được để giải
thích “ sự thực ” xung quanh bằng cảm giác thông thường
và vật chất.
Vật
lý lượng tử
Chúng ta sẽ nhắc
lại một vài khái niệm và làm tỏ những điểm tương tự
giữa hai cách tiếp cận đó. Chúng ta hãy trở về vật lý
(hay cơ học) lượng tử, và tránh đi vào những công thức
toán học phức tạp. Như chúng ta đã thấy, nó mô tả hành
vi của các "đối tượng" hạ nguyên tử, tức là với kích
thước nhỏ hơn một trăm ngàn lần so với một nguyên tử
(0,1 phần tỷ của một mét) và bao gồm một lượng tử năng
lượng được cung cấp từng gói (hay quanta) và không
một cách liên tục như người ta nghĩ trước kia.
Như vậy, nó đưa
vào khái niệm căn bản lượng tử hành động "h", là cơ sở
của lý luận. Đó là một lý thuyết ad hoc, rất thuận
tiện cho sự tính toán, cực kỳ chính xác, hoàn toàn không
có biến ẩn, nhưng không mang lại giải thích lý do tại sao
và thế nào của sự vật. Cách vận hành này của vật chất
ở mức vi mô đi ngược hoàn toàn với trực
giác con người và không phù hợp chút nào với những gì
chúng ta có thể nhận thấy trong thế giới vĩ mô mà
chúng ta đang sống. Một phiến đá đập tan ra cuối cùng sẽ
không đưa tới những mảnh vụn bé xíu, mà một " cái gì
khác " mà chúng ta sẽ đề cập tới sau. Rất nhiều thí nghiệm
khoa học thực hiện từ hơn một thế kỷ nay trên toàn cầu
đã chứng minh tầm giá trị của những mô hình đó, và đến
tận bây giờ chưa có một thí nghiệm nào phủ định lý thuyết.
Chúng ta lại còn
có thêm, với điện động học lượng tử (électrodynamique
quantique), là một ngành của mô hình tiêu chuẩn các hạt cơ
bản, một tiên đoán lý thuyết đạt tới 9 con số sau dấu
phẩy và luôn luôn được kiểm chứng bằng thí nghiệm.
Đến nay chưa một lý thuyết khoa học nào đạt được độ
chính xác như vậy, điều đó chứng tỏ hiệu quả mô tả
" sự thật " của nó và phải được đánh giá trong suy tư
như một luận cứ vững chắc. Những bài tính đó cần dùng
những dụng cụ toán học rất phức tạp, khó lòng giải thích
nếu không được đào tạo trước, do trình độ lập thể
rất cao. Dẫu sao, điều đó vận hành tốt, dù rất
ít người trên thế giới có khả năng giải thích tại sao.
Bằng chứng được
đem lại trong đời sống thường nhật với những vật dụng
mà chúng ta dùng đều đặn (laser, vi bán dẫn, GPS), hoạt động
nhờ những ứng dụng thực hành của lý thuyết này. Ánh sáng
laser là một ánh sáng " kết hợp " nẩy nguồn trực tiếp
từ vật lý lượng tử.
Những
điểm gặp gỡ
Điểm gặp gỡ
đầu tiên đáng được nhấn mạnh tới chắc hẳn là sự
không
phân chia giữa các vật thể và các sinh vật (sự không
có thực thể của các hiện tượng), là điểm nòng cốt trong
đạo Phật. Tất cả đều liên kết và lệ thuộc vào nhau,
và cái ta chỉ là một ảo tưởng. Điểm này chính là sự
không thể tách rời nhau và không ngụ ở một nơi nào
của cơ học lượng tử. Khi hai quang tử (hạt ánh sáng) đồng
thời xuất hiện và tách rời khỏi nhau 180 độ, chúng sẽ
giữ một mối “ liên hệ tức thì ", ngay cả khi rất xa nhau.
Đo lường trên một hạt sẽ lập tức tác động lên
hạt kia (trong khi không có gì có thể đi nhanh hơn tốc độ
của ánh sáng, tức là 300000 Km một giây), dường như hai hạt
chỉ thành như một thực thể duy nhất. Hiện tượng
đó được biết dưới tên là sự đan díu lượng tử
(intrication quantique) và đã được thí nghiệm bởi Alain Aspect
tại Orsay. Chính Einstein cũng đã nói : " Người ta phải nhìn
vũ trụ như một tổng thể ". Dĩ nhiên người ta chưa giải
thích được một cách đơn giản hiện tượng lạ lùng này,
tuy nó có thực sự và đã được dùng trong mật mã học (cryptographie)
lượng tử.
Khái niệm thứ
nhì là vô thường mà các Phật tử đã hoàn toàn hội
nhập trong cuộc sống thường nhật, nhưng thường bị " bỏ
quên " bởi những người Tây phương. Điều đó rất tiếc
đã đem lại nhiều thất vọng và khổ đau, vì niềm tin ở
sự thường tồn của sự vật có thể bị chấn động mạnh
mẽ khi mà điều người ta tưởng là bất biến thực ra luôn
thay đổi một cách tự nhiên. Vũ trụ học hiện đại
đã hoàn toàn tiếp nhận được sự bất ổn định của sự
vật, bằng cách tỏ rõ rằng trong vũ trụ tất cả đều chuyển
động và thay đổi không ngừng ở mức độ thiên hà, hệ
mặt trời hoặc trái đất. Ở mức độ vật lý lượng tử,
điều đó có thể thể hiện bằng nguyên lý bất định
(principe d’indétermination) của Heisenberg, tức là người ta
không thể nào biết cùng một lúc tốc độ và vị trí của
một hạt hạ nguyên tử, và trên mặt bản thể cả hai đều
thay đổi trong mỗi thời điểm.
Một khía cạnh
lý thú nữa là sự thiếu hiểu biết về bản chất thực
sự của sự vật và tâm thức. Sự tìm kiếm nó đã được
hướng dẫn bởi các vị thầy trong Phật giáo, nhằm dẫn
tới sự giác ngộ và trí tuệ vẹn toàn. "Sự vật không thực
sự như người ta tưởng" và vật lý lượng tử diễn giải
là ở mức độ vi tế nhất của vật chất, các yếu tố
nhỏ nhất xuất hiện hoặc như là sóng, hoặc như là hạt
(nhị nguyên sóng-hạt). Vật lý lượng tử mô tả vẻ nghịch
lý này dưới hình thức của một phương trình toán học
phức tạp 6 chiều (hàm sóng Ψ của Schrödinger).
Thực tế trong
chiều sâu của vật chất, ở mức độ cơ bản nhất của
nó, rất khác với những điều chúng ta quen nhận thức trong
đời sống hàng ngày. Thật vậy sự vật có vẻ " cứng rắn,
sờ nắm " được trong đời sống thường nhật và không có
vẻ như một sóng hay một hạt. Có một sự xụp đổ của
gói sóng Ψ giải thích hiện tượng decoherence lượng tử
khi người ta đi từ vi mô tới vĩ mô và dẫn tới sự nhất
quán của thế giới hàng ngày. Mặc dù chính các nguyên tử
cũng chỉ chủ yếu là một khoảng trống giữa hạt
nhân và các electron (cũng như một hạt cát nhỏ trong một
sân vận động). Đứng ở bình diện con người, chúng ta chủ
yếu cảm thấy ảnh hưởng của lực đẩy điện từ giữa
các phân tử, và chính điều đó mang lại cho chúng ta cảm
tưởng rằng vật chất "cứng rắn và có thực ". Bằng
cách đó vật chất thể hiện một khuynh hướng xẩy ra
hơn là một khuynh hướng có mặt.
Cũng vậy ý thức
con người bình thường đóng một vai trò trong khái niệm này
của thực tại, vì trong vật lý lượng tử, kết quả các
thử nghiệm thay đổi tùy theo loại máy được chọn lựa
để đo lường. Nói một cách khác, quan sát viên không đứng
ở bên ngoài kinh nghiệm vật lý, mà ảnh hưởng đến kết
quả do sự có mặt của mình, và là một phần trọn vẹn
của hệ thống tham chiếu của vũ trụ. Vị ấy không thể
đứng ngoài khung cấu hình. Theo quan điểm của Phật giáo,
ý
thức căn bản tinh nguyên không bị thay đổi bởi các trạng
thái và quá trình tâm thức là nguyên lý cao nhất, cấu thành
của vũ trụ, có mặt độc lập so với vật chất. Theo một
số nhà thần kinh học, ý thức phải nẩy mầm từ sự sống
bắt đầu từ năng lượng và như vậy từ vật chất, để
đem lại một ý nghĩa cho toàn thể thay vì không có gì. "Vật
chất nhìn vật chất." Điều này dẫn đến khái niệm tương
quan của sự vật và chúng sinh, mà các Phật tử đều
biết rõ và lấy làm cơ sở cho đường tu của họ. Hậu quả
trước mắt là lòng từ bi và vị tha, cũng như
sự chối từ dùng bạo lực đối với người khác, bởi vì
người ta ai cũng mong muốn như người bên cạnh mình, đặc
biệt là tránh được khổ đau. "Người khác chính là ta"
là một phương châm có sức mạnh tuyệt đối có thể giúp
ngăn cản các xung động hung dữ của con người. Các xung động
đó, theo định nghĩa, khó lòng kiểm soát được, bởi vì
chúng một phần ấn định bởi di truyền, và được thừa
kế bởi những gen được lựa chọn cho sự tồn tại theo
luật tiến hóa các loài vật của Darwin. Như vậy, chúng có
thể giải thích lý do tại sao người ta có vẻ làm hại dễ
dàng hơn là làm tốt cho người khác. Ở giai đoạn tiến hóa
của chúng ta, chúng ta phải làm thế nào để có thể tự
giải thoát khỏi ảnh hưởng tai hại này của gen. Tâm trí
bình thường bừa bãi và phản ứng bất ngờ,
phải có thể tư duy khác đi và được rèn luyện bằng thực
hành thiền định đều đặn và liên tục, để mỗi ngày
một cải thiện thêm và trở thành một con người tốt hơn.
Một số Phật tử
như Matthieu Ricard đã cho thấy qua các thí nghiệm sử dụng
MRI chức năng não, rằng thiền định tích cực và liên
tục có thể thay đổi một số cấu trúc não và nhờ sự
tăng trưởng mức độ hoạt động của các cấu trúc đó,
thay đổi dài hạn hành vi của người thiền định. Như vậy
tâm thức có khả năng tự học hỏi và tự sửa đổi, cũng
như vật chất não bộ là nền tảng của nó. Xả và sự
buông thả phải là câu trả lời cho sự lo lắng và stress
quần thể hiện là đặc điểm của xã hội chúng ta. Chúng
có thể hạn chế ảnh hưởng tai hại của các cảm xúc mâu
thuẫn trên sự thăng bằng tâm lý của chúng ta.
Ánh sáng là một
sóng điện từ và tốc độ của nó, mặc dù cực kỳ nhanh
chóng, không thay đổi và có hạn. Điều này bao hàm
một hệ quả quan trọng, nhận định rõ ràng bởi triết lý
Phật giáo, tức là ảo tưởng. Thật vậy, khi chúng
ta nhìn vào một vật gì hay một người nào đó, chúng ta bao
giờ cũng nhìn thấy trong quá khứ, bởi vì phải mất thời
gian ánh sáng mới truyền đi được từ nơi này đến nơi
khác và mắt của chúng ta mới bắt được photon. Vì vậy,
chúng ta có ảo giác nhìn thấy những ngôi sao trên bầu trời
trong "thời gian thực" trong khi thật ra chúng có thể đã biến
mất từ lâu. Những ảo tưởng được tăng cường bởi sự
kiện là bộ não chúng ta diễn giải các tín hiệu đó và
xây dựng lại hình ảnh của những gì nó có cảm tưởng
thấy. Các nhà ảo thuật biết rất rõ những hiện tượng
này và họ dùng chúng để cho chúng ta tin vào "một sự thực
nào đó" mà họ muốn gây nên. Các ảo tưởng ngự trị và
làm chủ trong thế giới chúng ta, và không có gì ít đáng
tin cậy hơn một sự làm chứng trong một cuộc điều tra của
cảnh sát, chẳng hạn. Chỉ bằng cách tập luyện liên tục
tâm thức của chúng ta bằng thiền định, gia tăng dần dần
sự
tập trung và sự quan sát tinh tế, chúng ta mới có thể
tự giải thoát khỏi những ảo tưởng đó và thoáng thấy
bản chất thực của sự vật.
Tánh Không
(hoặc sự tan biến của bản ngã) là sự không hiện hữu
một thực thể (hay tự chủ), được nhận định rõ ràng
trong giáo lý Phật giáo. Nó có nghĩa là không có gì có thể
hiện hữu độc lập với những gì khác, và tất cả các
hiện tượng đều liên kết và phụ thuộc lẫn nhau. Không
có gì hiện hữu bởi chính nó, và tất cả đều có một
hoặc nhiều nguyên nhân, với khái niệm duyên khởi làm
sợi giây nối liền.
Trong vật lý lượng
tử, khái niệm về tánh Không thực ra chẳng phải là
hư vô mà là một sự nhân tăng vật chất hóa năng lượng
xuất hiện và biến đi nhờ một số biến đổi năng lượng
của cái Không lượng tử (viết gọn là Không).
Vật chất xuất hiện và biến đi tùy theo sự thăng giáng
lượng tử và do đó mất tính thực thể sờ thấy và bất
biến của nó. Nói tóm lại, Không không phải là
không có gì mà ngược lại có thể sinh ra một vài hạt hoặc
cả một vũ trụ, tùy theo bao nhiêu năng lượng có mặt (E
= mc2 trong phương trình nổi tiếng của A. Einstein theo đó năng
lượng và vật chất được xem như hai hình thức của một
đại lượng).
Cũng như tánh Không
theo nghĩa của đạo Phật rất khác với hư không. Thật vậy,
Không
không phải là thuyết hư vô như người ta thường trình bày.
Nó chỉ đơn giản là sự không có mặt của một hiện hữu
cố định. Trong vật lý lượng tử, những
trạng
thái chồng lên nhau là một hình thức biểu hiện khác
lạ của vật chất, khó lòng quan niệm được trong thực tế
hàng ngày. Nguyên tắc này thể hiện khả năng của một hạt-sóng
có mặt cùng một lúc trong nhiều trạng thái năng lượng
chồng lên nhau, chừng nào sự bất định chưa được giải
toả bằng sự đo lường hoặc sự quan sát. Thí nghiệm nổi
tiếng bằng tư tưởng về con mèo của Schrödinger vừa sống
vừa chết chừng nào chiếc hòm đựng nó chưa được mở
ra, là một biến thể khác của hiện tượng này, rất khó
hiểu trong bối cảnh thông thường.
Vấn đề nguồn
gốc cũng cho chúng ta một cơ hội để đối chiếu tư
tưởng Phật giáo và tư tưởng khoa học. Thật vậy, những
định luật vật lý và khoảng hai chục hằng số vật lý
cho phép sự sống xuất hiện trong vũ trụ, tỏ ra vô cùng
chính xác và được điều chỉnh một cách tinh vi trong sự
tương quan lẫn nhau, những điều mà chúng ta không thể nào
giải thích được. Chẳng hạn chỉ cần khối lượng proton
hoặc điện tích electron hơi khác đi một chút, là sự sống
không thể nào xuất hiện trên trái đất. Giáo lý Phật giáo
giải thích một cách tự nhiên điều này bằng khái niệm
tương quan, duyên khởi và bằng những dòng ý thức tự
điều chỉnh trong một vũ trụ không khởi đầu, không kết
thúc. Thật ra, thuyết Big Bang có vẻ như chống đối với
quan niệm này bằng cách gợi ý có một sự khởi đầu cho
vũ trụ, nhưng mô hình này vấp phải tính kỳ dị của
giây đầu tiên, nơi mà các định luật vật lý quen thuộc
bị hụt hẫng.
Bức tường Planck,
tên đặt như vậy bởi vì người ta không thể giải thích
có gì trước Big Bang, đã đến để giảm bớt sự tin chắc
ở sự ra đời của vũ trụ. Mặc dù "giả thuyết của một
người thợ đồng hồ lớn" không phải là điều cần thiết
như Laplace đã nói, nhưng chúng ta phải công nhận sự thiếu
hiểu biết khoa học của chúng ta về cái toàn thể.
Kết
luận
Sau khi dạo quanh
một vòng nhỏ còn hạn hẹp này về những quan hệ giữa vật
lý lượng tử và đạo Phật, chúng ta có thể nói rằng khoa
học và tâm linh bổ túc cho nhau và không chống đối nhau.
Cả hai khía cạnh đều hoàn toàn cần thiết và không thể
thiếu được cho con người và cho sự phát triển tương lai.
Triết lý Phật giáo, nhờ tính chất thực dụng và sự bình
dị của nó, đem lại cho con người một khuôn khổ tâm linh
tự nhiên cho sự thăng hoa của khoa học hiện đại. Mỗi ngày
khoa học phát hiện ra rằng sức mạnh của tư tưởng và lời
dậy thực nghiệm của những người sống cách đây 25 thế
kỷ có một tính chất thời sự đáng kinh ngạc. Rất có thể
chúng sẽ cho phép nhân loại tự giải thoát ra khỏi những
ràng buộc và ảo tưởng của mình, và cuối cùng tiến tới
sự thanh thản, hạnh phúc và bình an.
***
|